Đề bài: Em hãy Tự sự Thánh Gióng kể chuyện mình đánh giặc Ân
Bài văn mẫu: Tự sự Thánh Gióng kể chuyện mình đánh giặc Ân
Vua Hùng Vương thứ sau sai ta xuống trần gian đánh giặc cứu giúp dân lành. Lũ giặc Ân đã tan, bờ või Văn Lang sạch bóng quân thù, ta lại bay về trời.
Đi xa cũng đã lâu, về tới trời, mọi thứ với ta đều lạ. Ta được triệu vào yết kiến Ngọc Hoàng. Người ta hỏi:
– Con ở trần gian ra sao?
– Thưa Ngọc Hoàng, ở trần gian cũng rất thích, con người, cảnh vật cũng rất đáng yêu, không thua thượng giới đâu, thưa ngài!
– Vậy con hãy kể lại cho ta nghe những ngày còn ở hạ giới đi!
Vâng lời Ngọc Hoàng, tôi bắt đầu kể:
– Thưa Ngọc Hoàng đáng kính, được tin yêu, sau xuống trần gian làm việc tốt cứu giúp người dân Văn Lang, con đã hết lòng, hết sức. Con đã đầu thai vào gia đình một ông lão có tiếng là phúc đức nhưng muộn đường con cái bằng cách biến thành một vết chân to ngoài phần ruộng nhà ông lão. Hôm ấy bà lão ra đồng như thường lệ, thấy vết chân lạ, bà tò mò ướm thử. Rồi bà có mang, 12 tháng sau con ra đời. Nhưng đến năm 3 buổi, con vẫn không biết đi, không biết đứng, mà cũng chẳng biết ngồi, cứ đặt đâu nằm đấy. Năm ấy, lũ giặc Ân tràn sang xâm lược bờ või Văn Lang. Thế giặc vô cùng mạnh, đi đến đâu chúng đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải, giết hại dân làng đến đó. Trước tình hình nguy kịch và đau lòng như vậy, nhà vua dưới trần rất sợ bèn sai sứ giả đi tìm người hiền tài cứu nước. Khi nghe thấy tiếng của sứ giả vang lên ở đầu làng, con bèn ngồi dây gọi: ” Mẹ ơi! Mẹ đi gọi sứ giả vào đây cho con”.
Thấy con ngồi được, lại nói được, vợ chồng bà lão vừa ngạc nhiên vừa vui mừng khôn xiết và nhanh chóng gọi sứ giả vào. Sứ giả bước vào tới cửa con nói ngay: “Ngươi hãy mau mau về bảo với nhà vua đúc cho ta một con ngựa sắt, một áo giáp sắt, một cái roi sắt, ta sẽ phá tan lũ giặc này. Sứ giả trần gian vô cùng ngạc nhiên, song đã nhanh chóng về tâu với nhà vua. Nhà Vua ngay lập tức mời các thợ đúc khéo tay nhất ngày đêm gắng sức làm những thứ mà con dặn. Đồng thời, cũng ngay từ khi gặp sứ giả, con ăn rất khỏe, lớn nhanh như thôi, cơm cha mẹ cho con ăn mấy cũng không nó, áo vừa may xong đã đứt chỉ. Thấy vậy, cả làng liền góp gạo nuôi con những mong con mau lớn khỏe để giết giặc cứu nước. Hôm ấy, giặc đến chân núi trâu, người của nhà vua cũng vừa kịp tới mang những thứ con cần. Còn liền ăn hết bảy nong cơm, ba nong gà, rồi mặc áo giáp sắt, cầm roi sắt, vươn vài biến thành một tráng sĩ oai phong lẫm liệt, vỗ vào mông ngựa, ngựa hí vang. Con nhảy lên lưng ngựa. Xông ra trận, giặc bị con lấy roi sắt quật ngã túi bụi, hồn bay phách lạc, chúng quay đầu bỏ chạy, giậm đạp lên nhau mà chết. Vừa lúc ấy, roi sắt của con bị gãy, lập tức con nhổ những cụm tre bên đường quật tan giặc. Giặc chết như rạ, đám tàn quân bị con đuổi đến chân núi Sóc. Đến đấy, con bèn cởi áo giáp sắt gửi lại trần gian rồi một mình cùng ngựa từ từ bay lên trời. Con chỉ thương hai vợ chồng ông bà lão.
Kể đến đây, tôi rất buồn, vẻ mặt buồn hướng xuống trần gian. Thấy thế, Ngọc Hoàng hỏi ngay:
– Tại sao con ghi được chiến công lớn như vậy lại không ở lại trần gian để được nhân dân tôn sùng, được nhà vua ban thưởng?
– Thưa ngài! Giúp dân là bổn phận của con. Xong việc con lại về trời để sớm mong được nhận việc mới mà Ngài giao cho ạ!
– Ồ, Ta rất vui mừng vì còn đã có lòng với dân. Bây giờ con hãy đi nghỉ đi, ngày mai ta sẽ ban thưởng cho con.
– Đa tạ Ngọc Hoàng! Nhưng con muốn xin ngài một điều ạ?
– Điều gì vậy?
Xin Ngọc Hoàng cho con được một lần nữa xuống thăm lại cha mẹ của con – vợ chồng ông bà lão và xem dân làng còn nhớ và nhận ra con không ạ.
– việc đó con cứ yên tâm, đã có ta lo. Con cứ nghỉ ngơi. Ta sẽ cho người xuống trần gian thăm cha mẹ con và dân làng thay con.
– Cám ơn Ngọc Hoàng!
Và thế là Ngọc Hoàng đã sai lính xuống trần gian, và tôi đã được biết rằng nhân dân và nhà vua đã phong cho tôi là Phù Đổng Thiên Vương và lập đền thờ tại quê nhà. Biết được điều này tôi vô cùng sung sướng.
Hiện nay, ngôi làng có cha mẹ tôi, nơi tôi sinh ra được dân làng đổi tên là làng Gióng hay còn gọi là làng Phù Đổng. Đền thờ tôi cũng được dân làng dựng ở đó, được giữ gìn và hương khói chu đáo. Để nhớ về chiến công và bày tỏ lòng biết ơn với tôi, vào tháng tư hàng năm dân làng mở hội rất lớn. Tôi còn được biết thêm những bụi tre ở Gia Bình bị ngưa tôi phun lửa đã ngả màu vàng, vết chân ngựa sắt đã trở thành những hồ ao liên tiếp, cái làng năm xưa bị ngựa phun lửa thiêu cháy sau này cũng được đặt tên là làng cháy. Thỉnh thoảng từ trên trời cao nhìn về nơi ấy, tôi vẫn thầm ao ước được trở về sống giữa vòng tay yêu thương của cha mẹ và dân làng.