Đề bài: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu:
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
……………………………
Tân Trào, Hồng Thái,mái đình,cây đa.
Bài mẫu: Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu
Oử bài thơ Việt Bắc,phần mở đầu có ý nghĩa khá đặc biệt. Đoạn thơ này khơi dòng cho bao hoài niệm được tái hiện về những kỉ niệm của một thời đáng nhớ. Tố Hữu đã hóa thân vào các nhân vật trong buổi chia li để cất lên lời hỏi của người Việt Bắc,tiếp đó là câu trả lời của người cán bộ sắp về xuôi. Qua những lời hồi đáp đó,những hình ảnh,những kỉ niệm cứ lần lượt ùa về.
Mình về mình có nhớ ta
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi,nhìn sông nhớ nguồn?
Hai dòng thơ sáu chữ cứ láy lại lời hỏi, cứ nhấn mạnh thời điểm chia lí đáng nhớ. Ngay từ đầu, Tố Hữu đã gửi gắm ý đồ tổng kết lịch sử mười lăm năm cách mạng và kháng chiến. Bản tổng kết, đồng thời là bản tình ca ngọt ngào, đã được nhà thơ khẳng định ngay từ phần mở đầu bài thơ.
Nhìn cây mà nhớ núi, nhìn sông mà nhớ đến nguồn, đó là cách nói cụ thể tinh tế của ca dao. Ca dao truyền thống không mấy khi bộc lộ trực tiếp tình cảm mà thường ượn cảnh,mượn vật để nói lòng mình. Nhìn một sự vật,hình ảnh trước mắt mà ta nhớ về cội nguồn sâu xa. Chính tuef đây, bài thơ tự nhiên ngược về cội nguồn của “mươi lăm năm ấy”.
Trước lời hỏi của người Việt Bắc,người cán bộ về xuôi chưa trả lời ngay mà khẳng định nỗi nhớ bằng cách hỏi lại:
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Ao chàm đưa buổi phân li
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay..
Bằng lời hỏi lại này, Tố Hữu đã xác định rõ thêm không gian đặc biệt của buổi tâm tình đã tạo nên không khí lưu luyến của buổi phaab li. Buổi tâm tình ấy diễn ra bên “cồn”, một không gian gợi cảm của miền núi rừng. Buổi chia li diễn ra ở giữa thiên nhiên, được thiên nhiên cùng tham dự và chứng kiến. Người về xuôi bắt đầu bộc lộ niềm xao xuyến. Dòng thơ tám chữ “Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi” được ngắt nhịp 4/4, thể hiện dòng lưu luyến nhớ thương,không nỡ rời Việt Bắc. Với tâm tình “Aó chàm đưa buổi phân li”, Tố Hữu đã sử dụng thành công phương thức tu từ hoán dụ để chỉ người Việt Bắc trong buổi tiễn đưa. Hình ảnh “áo chàm” đâu chỉ gợi vẻ bề ngoài mà còn nói lên được tấm lòng của người Việt Bắc. Tình cảm của người dân nơi đây đậm đà,bền thắm, không bao giờ phai như màu áo chàm họ mặc. Giờ phút chia li, trong lòng người về dâng lên bao kỉ niệm. Có bao điều chất chứa trong lòng, nhưng không biết nói gì đây, không biết nói từ đâu cho thỏa lòng nỗi nhớ.Tố Hữu đã không thể cho người về bộc lộ nỗi nhớ tái hiện kỉ niệm, mà dành cho người Việt Bắc hỏi, như để gợi nhắc lại những kỉ niệm những ngày cùng nhau chia sẻ ngọt bùi:
Mình đi có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ những mây cùng mù
Mình về có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai
Những câu thơ nhẹ nhàng gợi lại bao cảnh sắc núi rừng hoang sơ. Trong những ngày gian khổ ấy, “mình” và “ta” cũng chịu đựng, sẻ chia, cùng nhen nhóm phong trào. Càng trải qua những thử thách gian khổ, con người càng nung nấu mối thù để bền chí đấu tranh. Mỗi khi nhắc lại sự đùm bọc sẻ chia trong thiếu thốn gian nan,tâm hồn Tố Hữu rung cảm sâu sắc. Chính vì giữa “mình” và “ta” có quá trình gắn bó dài lâu đến thế nên khó mà quên được kỉ niệm nghĩa tình. Khi mình về, lòng ta nhớ và núi rừng cũng ngẩn ngơ:
Mình về, rừng núi nhớ ai
Tràm bùi để rụng, măng mai để già
Lời hỏi với đại từ “ai” đem đến cho câu thơ giọng điệu tha thiết, nhớ thương. Tố Hữu lại sự dụng cách diễn tả của ca dao, vừa nói cảnh, vừa bộc lộ lòng người. Con người nhớ, và cả hoa trái, cỏ cây cũng nhớ. Thiên nhiên Việt Bắc bao giờ cũng đồng cảm, cũng biết chia sẻ với con người:
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám,đậm đà lòng son
Thiên nhiên Việt Bắc mang nỗi buồn thẳm sâu. Hòa trong nó là tấm lòng đậm đà, son sắt của những con người bình dị thủy chung với cách mạng và kháng chiến. Từ nỗi nhớ những ngày đầu gian khổ, nhớ tình người thủy chung đậm đà,nhà thơ lại nhớ những sự kiện lịch sử từng làm nên những trang vẻ vang nhất của cách mạng Việt Nam:
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi,mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình,cây đa.
Những dòng thơ gợi lại những ngày đầu kháng chiến đấu tranh giành độc lập dân tộc. Những chiến công, những địa danh lịch sử lần lượt được tác giả gọi tên. Núi non Việt Bắc cũng từng cùng con người đánh giặc,từng chở che, và chứng kiến những thành quả lớn lao của cách mạng. Thiên nhiên ấy đã góp phần làm nên những trang sử vẻ vang của dân tộc.
Với đoạn thơ trê, bao kỉ niệm, bao sự kiện lịch sử đã lần lượt sống dậy qua lời hỏi tâm tình. Các cụm từ “mình về”, “mình đi” cứ lặp đi lặp lại ở đầu mỗi câu đã tô đậm giờ phút chia li đánh nhớ, để sau đó tái hiện những kỉ niệm. Biện pháp điệp ngữ cùng cách ngắt nhịp theo lối truyền thống đã tạo nên chất nhạn đặc sắc cho đoạn thơ.
Với bài tham khảo “Bình giảng đoạn thơ sau trong bài “Việt Bắc” của Tố Hữu” chúc các bạn học tốt!