Đề bài:
Trong bài thơ Giục Giã, nhà thơ xuân Diệu có viết:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm.
Qua bài thơ Vội Vàng anh/chị hhãy chứng minh quan điểm sống trên của Xuân Diệu
Qua bài thơ Vội Vàng,Chứng minh quan điểm sống “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.
Bài làm
“Sinh ra trên đời là một việc hết sức đơn giản nhưng sống trên đời là một việc rất khó”. Biết bao con người từng có mặt trên cõi đời này, họ đã và đang sống, mỗi người theo một cách riêng. Tuy nhiên,sống như thế nào thì đúng nhất? Đấy vẫn luôn là một câu hỏi chờ được trả lời. Một trongnhững câu trả lời đã được nêu ra là hai câu thơ trong bài Giục Giã của Xuân Diệu viết trước Cách Mạng Tháng Tám.
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
Quan niệm sống đó có ý nghĩa gì
Đi vào tìm hiểu ý nghĩa của câu thơ, chúng ta dễ dàng nhận ra Xuân Diệu đã biểu trunwng cho sự sống của Việ Nam bằng hình ảnh thông thường nhất nhưng cũng điển hình nhất: Đó là ánh sáng. Nhà thơ sử dụng cấu trúc câu nhượng bộ để đưa ra một sự đánh đổi: ông sẵn sàng đánh đổi cả trăm năm sống nhật nhẽo để đổi lấy chỉ một giây phút thôi, nhưng trong giây phút ấy, con người ta được sống mãnh liệt, sống hết mình, tận hưởng vf tận hiến cho đời. Đem trăm năm đổi lấy một giây phút là một cái giá đắt đỏ, đặc biệt đối với những người nhạy cảm với thời gian, yêu quý thời gian như Xuân Diệu. Vậy mà ông đã chấp nhận cái giá cắt cổ ấy nhằm khẳng định một điều: Với cuộc sống, chất lượng cần hơn số lượng.
Chỉ có sống hết mình mới thực sự là sống. Còn sống mà vô vị nhàm chán thì cũng chỉ là một kiểu chết mà thôi.
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối, còn hơn buồn le lói suốt trăm năm-Xuân Diệu
Vì sao vậy? Trước hết, bởi Xuân Diệu nhận ra rằng cuộc đời này đẹp vô cùng và rất đáng sống. mọi sự kì diệu của cuộc sống đều tập trung vào mùa xuân, tuổi trẻ,tình yêu. Hãy thử nhìn xem mùa xuân này bày ra trước mắt chúng ta tươi đẹp mơn mởn biết nhường nào.
Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si
Và này đây ánh sáng chớp hàng mi
Mỗi sáng sớm thần vui hằng gõ cửa
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần
Cảnh sắc trời đất tươi trẻ,vị ngọt ngào,âm thanh quyến rũ của tình yêu, cứ như mời, như gọi,ngồn ngộn tràn đầy. Nhưng than ôi! Đời người là hữu hạn, thời gian để chúng ta hưởng thụ không nhiều:
Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật
Không cho dài thời trẻ của nhân gian
Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàng
Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất nhưng chẳng con tôi mãi
Cho nên, con người phả sống gấp lên, biết tranh thủ từng khoảnh khắc, sống hết mình,yêu hết mình và dâng hiến tình yêu của mình cho hết thảy. Những người sống nhàm chán, chưa từng thấy cuộ đời thú vị thì thì thử hỏi cuộ sống của họ còn gì ngoài cái vô nghĩa,mà vô nghĩa thì còn gì ngoài cái chết nữa đâu? Tuy thế, khôn gphair bất cứ đâu nhà thơ xũng có thể trở thành quan niệm sống. chỉ coi là quan niệm ssoongs ở những câu thơ đúc kết ở đỉnh cao trạng thía tâm, lí, tình cảm, nhận thức, suy nghĩ, khát khao của con người trong xã hội. Nó không chỉ ảnh hưởng ở một vài thời điểm bộ phát mà ảnh hưởng đến cả một chặng đời,có kho cả một đời người ta. Riêng với nhà văn, quan niệm sống còn chi phối hàng loạt sáng tác, để lại dấu ấn rất đậm trong thơ nhà văn của anh ta. Xuân diệu không phải là ngaoji lệ.
Trung thành với quan niệm đã đề ra, nhà thơ lớn của nền văn học hiện đại ấy luôn luôn sống hết mình. Niềm ham sống trở thành một sức hấp dẫn đặc biệt của thơ ông:
Ta muốn ôm!
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng
Cho chếch nhoáng mùi hương cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi
Nhịp điệu đoạn thơ nhanh và gấp, dồn dập, thể hiện trạng thái dồn dập, nhộn nhịp, cuống quýt, vồ vập của Xuân Diệu với cuộc đời. Nhà thơ muốn tận hưởng sự sống ngay từ kgi nó mới bắt đầu, đang ở độ tươi non mơn mởn.Ông mở lòng ra đón nhận thiên nhiên, mùa xuân, tình yêu, cảm nhận nó bằng tất cả sức mình có thể. Cho nên suốt cả đoạn thơ, không thể tìm ra một từ nào phẳng lặng. Tất cả đều như nhảy lên, căng mình ra. Ngoài cụm từ ” Ta muốn” cụm từ nghe có vẻ đơn giản bình thường như “cho”, thậm chí cả từ và đặt trong khổ thơ cũng trở nên nồng nhiệt bát thường. Cảm xúc lăp đi lặp lại nhiều lần liên tiếp. Mật độ xuất hiện tăng khiến cường độ biểu đạt cũng tăng theo. Nghệ thuật điệp từ đã góp phần to lớn diễn tả sự say đắm vồ vập, khát vọng chiếm lĩnh cuộc sống của nhà thơ. Đối với Xuân Diệu, sống đồng nghĩa với yêu, cho nên sống hết mình cũng chính là yêu hết mình. Chẳng thế mà tình yêu của ông với tất cả mọi thứ trên thế gian đều nồng nhiệt như tình yêu đôi lứa. Khao khát giao cảm với đời thực sự lên đến đỉnh điểm khi Xuân Diệu thốt lên:
Hỡi xuân hồng! Ta muốn cắn vào ngươi
Câu thơ mang đến cho ta sự bất ngờ vì cách diễn đạt quá táo bạo. Nhưng xét cho kĩ thì đó là kết quả tất yếu phải có. Khi Xuân Diệu nhìn đời, ông đã không còn nhìn bằng con mắt bình thường. Nhà thơ cảm nhận và mô tả thiên nhiên bằng trực giác, cụ thể hóa cả những khía niệm true=ừu tượng nhất như mùa xuân:
Tháng Giêng ngon như một cặp môi gần.
Từ chữ “ngon” đến chữ cắn chỉ là một cái với tay. Nói cách khác, chúng là hệ quả của nhau. Ai có thế cảm nhận được cuộc sống một cách cụ thể rõ ràng và say sưa trìu mến đến vậy, ai có thể khao khát chiếm lĩnh sự sống và thời gian mãnh liệt hơn thế ngoài những con người sống hết mình cho đời như Xuân Diệu. Yếu tố nhục cảm chính là phương thức giao cảm tinh nhạy nhất của nhà thơ với cuộc đời. Tuy nhiên, ranh giới của sự trong sáng lành mạnh và cái vẫn đục rõ ràng. Thật chính xác một trăm phần trăm khi người ta nói Xuân Diệu là con người “thèm yêu kats sống”. Đứng trước nguy cơ phai tàn của sự sống, đôi khi ông có những ước vọng ngông cuồng:
Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi
Ước vọng ấy nhìn qua co vẻ khác người nhưng Xuân Diệu là một người của cuộ đời,một người ở giữa loài người.Kì thực đó cũng chỉ để nêu lên mong muốn giứ cái đẹp, níu giữ sự sống, nói lên khát vọng giao hòa của cuộc đời với nhà thơ.
H.Plutac từng nói “Tình yêu cổ xưa nhất nhưng cũng vĩ đại nhất là tình yêu cuộc sống”. Chứa đựng hạt nhân của sự vĩnh cửu này, quan niệm sống của Xuân Diệu trong hai câu thơ:
Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối
Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm
sẽ không bao giờ vùi vào lãng quên. Nó mãi là một trong những kim chỉ nam của con người, nhất là những con người trẻ tuổi đang đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời. Nó chỉ cho con người ta biết phải làm gì, bắt đầu là một niềm ham sống dấy lên trong lòng họ.
Trên đây là bài văn mẫu phân tích châm ngôn sống “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tối,Còn hơn buồn le lói suốt trăm năm”.Các bạn tham khảo nhé!