Home Trung Học Phổ ThôngLớp 12 Dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội về Facebook

Dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội về Facebook

by admin

Facebook là một trong những mạng xã hội mạnh nhất hiện nay. Có rất nhiều tranh cãi đã nổ ra xoay quanh đề tài này. Chính vì thế, đây cũng được xem là một dạng đề hay đối với văn nghị luận xã hội. Nhằm đáp ứng nhu cầu tham khao của giáo viên cũng như các em học sinh. Sau đây TKBook xin giới thiệu dàn ý cho bài văn nghị luận xã hội về facebook.

Đề bài: Anh chị có suy nghĩ gì về “con dao hai lưỡi” Facebook

Bài làm

Mở bài

  • Dẫn dắt từ vấn đề các mạng xã hội hện nay rồi vào đề tài facebok
  • Nêu ra luận điểm chính của bài viết là “con dao hai lưỡi” facebook

Thân Bài

Bước 1: Giải thích

  • Khái niệm facebook: là một mạng xã hội được truy cập miễn phí, là nơi mà người dùng có thể tham gia các mạng lưới được tổ chức theo thành phố, nơi làm việc, trường học hoặc khu vực để liên kết và giao tiếp với người khác.
  • “con dao hai lưỡi”: nhằm nói về mặt tích cực và tiêu cực mà facebook đem lại cho người dùng.

dan y cho bai van nghi luan xa hoi ve facebook3

Bước 2: Hiện trạng sử dụng facebook ở Việt Nam hiện nay

  • Theo số liệu thống kê mới nhất (11/2014) thì có 38% dân số Việt Nam sử dụng internet và khoảng 26% dân số sử dụng facebook, 47% dành 3 tiếng để dùng facebook một ngày.
  • Những hoạt động mà giới trẻ thường thực hiện khi lên facebook là bình luận và chia sẻ: 65% nam, 70%nữ thường chia sẻ các bài viết, 56%nam và 62% nữ thường xuyên tag
  • Ở Việt Nam có 44% có trên 400 , 13% trên 1000 bạn bè trên Facebook, nhưng trong đó 36% người trả lời rằng phân nửa số bạn đó là người lạ.

dan y cho bai van nghi luan xa hoi ve facebook1

Bước 3: Nêu lợi ích mà facebook mang lại

  • Facebook giúp kết nối giữa con người với con người ở khắp mọi nơi, kể cả trong nước và trên thế giới. Bạn có thể dễ dàng làm quen với những người bạn mới nhờ tính năng chat miễn phí và không giới hạn của facebook.
  • Facebook giúp con người học hỏi được nhiều kiến thức bổ ích nếu sử dụng các thông tin một cách hợp lí.
  • Facebook giúp cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, kịp thời (đây là điều cần làm trong xã hội hiện đại). Điều này giúp chúng ta nắm bắt thông tin của bạn bè cũng như những điều xảy ra quanh mình một cách nhanh chóng.
  • Facebook là phương tiện giúp bạn bày tỏ quan điểm của bản thân như: quan niệm sống, phong cách thời trang…
  • Facebook là môi trường quảng cáo lý tưởng cho các doanh nghiệp , đây là phương tiện quảng cáo gẫn gũi, chi phí thấp… và rất hiệu quả cho các công ty.
  • Facebook là công cụ giúp việc học cũng như làm việc trở nên thuận tiện và dễ dàng hơn nhờ tính năng chat nhóm.

Bước 4: Tác hại do facebook gây ra

dan y cho bai van nghi luan xa hoi ve facebook4

  • Facebook có thể làm cho người dùng bị “nghiện”. Người nghiện facebook có thể quên hết mọi thứ như: thời gian, công việc,… gây lãng phí sức khỏe, tiền bạc, thời gian, học hành…
  • Facebook gây ảnh hưởng đến sự riêng tư của con người, bởi nhiều người dùng không cẩn trọng dẫn đến tình trạng bị đánh cắp thông tin cá nhân, bị lừa đảo…
  • Nhiều người sử dụng facebook cho mục đích xấu như: bôi nhọ danh dự, nhân phẩm người khác, phát tán các thông tin xấu, không đúng sự thật gây rối loạn…
  • Facebook làm giảm tương tác giữa con người và con người: người dùng bước vào thế giới ảo mà quên mất thế giới thật, không quan tâm đến những người xung quanh, vô cảm, thờ ơ với nhau…
  • Facebook có thể làm con người ta lâm vào trạng thái tâm lý tiêu cự như: ghen tị, mặc cảm, suy sụp tinh thần do bị bôi nhọ danh dự, nhân phẩm.

Bước 5: phương pháp giải quyết

  • Về phương diện nhà quản lí: cần đưa ra các biện pháp, các công cụ làm lành mạnh môi trường facebook.
  • Gia đình, nhà trường: cần quan tâm, giáo dục, định hướng cho học sinh để các em sử dụng facebook một cách hữu ích.
  • Bản thân giới trẻ: cần có ý thức khi sử dụng facebook. Cần luôn luôn giữ trạng thái tỉnh táo, làm chủ được bản thân và không sử dụng facebook vào mục đích thiếu lành mạnh.

Kết bài

Nhấn mạnh rằng facebook là mạng xã hội vừa có lợi lại vừa có hại, nhưng người dùng phải biết phát huy cái lợi và loại bỏ cái hại.

Xem thêm

 

You may also like

Leave a Comment