Home Đề thi - Đáp ÁnĐáp án đề thi vào lớp 10 Đáp án đề thi môn Văn vào lớp 10 năm 2015 tại Hà Nội

Đáp án đề thi môn Văn vào lớp 10 năm 2015 tại Hà Nội

by admin
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 tại Hà Nội năm nay có cấu trúc tương tự như đề thi các năm trước. Đề thi gồm hai phần, kiểm tra kiến thức và kĩ năng đọc hiểu văn bản ở hai phần thơ và văn xuôi.
– Những câu hỏi đầu tiên của mỗi phần đều là những câu hỏi tái hiện kiến thức và nhận biết, phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ. Đây sẽ là phần dễ “ăn điểm” đối với thí sinh.
– Những câu cuối của mỗi phần là các câu viết đoạn văn, đòi hỏi thí sinh phải có kiến thức tổng hợp về thực tế cuộc sống, về nội dung tác phẩm văn học đồng thời phải có kĩ năng diễn đạt, trình bày quan điểm của cá nhân một cách mạch lạc, logic. Các câu hỏi này đều định hướng học sinh về tinh thần công dân, về trách nhiệm của cá nhân trước tập thể và ý thức lao động góp phần dựng xây đất nước. Đây chính là những câu hỏi sẽ chiếm trọng số điểm cao nhất trong toàn bộ đề thi và phân hóa đối tượng học sinh.
– Với đề thi này, học sinh chăm chỉ, nắm chắc các kiến thức cơ bản có thể hi vọng vào điểm số khá.
de-thi-mon-van-vao-lop-10-nam-2015-tai-ha-noi-1

Đáp án đề thi môn Văn vào lớp 10 năm 2015 tại Hà Nội

Sau đây là gợi ý lời giải đề thi vào lớp 10 môn Ngữ văn TP Hà NộiPhần I (7.0 điểm)

Câu 1.
– Bài thơ Đoàn thuyền đánh cá của Huy Cận.
– Mạch cảm xúc của bài thơ được triển khai theo trình tự chuyến đánh cá ra khơi của đoàn thuyền (theo đó là trình tự thời gian từ chiều xuống đến lúc bình minh)

Câu 2.
– Hình ảnh so sánh trong câu thơ giúp người đọc hình dung rõ bức tranh hoàng hôn trên biển vừa tráng lệ, huy hoàng vừa sống động, kì thú.
– Hoàng hôn buông xuống nhưng không gian không chìm vào bóng tối mà rực lên ánh sáng, trên mặt nước lại cháy bùng ngọn lửa.
– Hình ảnh thiên nhiên cũng gợi lên sức sống, không khí hào hứng, náo nức của những người ngư dân trong buổi ra khơi đánh cá.

Câu 3.
Hai câu thơ thể hiện lòng biết ơn của những ngư dân với biển cả quê hương trong bài thơ Đoàn thuyền đánh cá là:
 Biển cho ta cá như lòng mẹ
                                  Nuôi lớn đời ta tự buổi nào

Câu 4. Yêu cầu:

• Về mặt hình thức:
– Đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch khoảng 12 câu.
– Gạch chân dưới từ ngữ dùng làm phép thế và câu cảm thán.

• Nội dung:

Vẻ đẹp của cảnh đoàn thuyền đánh cá trở về trong buổi bình minh:
– Đoàn thuyền trở về trong khúc ca khải hoàn Câu hát căng buồm với gió khơi.
– Đoàn thuyền trở về trong tư thế hào hùng, chạy đua với thiên nhiên Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời.
– Đoàn thuyền trở về với đầy ắp cá tôm trong cảnh bình minh rạng ngời Mặt trời đội biển nhô màu mới/Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi.

Từ đó, vẻ đẹp của con người lao động làm chủ vũ trụ, làm chủ cuộc đời đã hòa với vẻ đẹp của thiên nhiên hùng vĩ, tráng lệ.Chú ý: Học sinh cần làm rõ các biện pháp nghệ thuật: kết cấu vòng tròn, ẩn dụ, nhân hóa, điệp ngữ.Phần II (3.0 điểm)Câu 1. Tác phẩm Những ngôi sao xa xôi ra đời năm 1971. Đây cũng là những năm cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra ác liệt nhất. Máy bay Mĩ ngày đêm ném bom, băm nát tuyến đường Trường Sơn – tuyến huyết mạch giao thông quan trọng để miền Bắc chi viện sức người, sức của cho miền Nam chống Mĩ.

– Tác giả Lê Minh Khuê từng là nữ thanh niên xung phong trong những năm tháng dữ dội ấy, được chứng kiến những gian khổ, hi sinh cũng như lòng dũng cảm, tâm hồn tuyệt đẹp của tuổi trẻ Trường Sơn. Lê Minh Khuê không ngăn được xúc động và đã viết lên một áng văn nóng bỏng đạn bom mà vẫn mát rượi trữ tình để tôn vinh thế hệ trẻ anh hùng của non sông, đất nước.

– Xuất xứ: Đây là tác phẩm đầu tay của Lê Minh Khuê, rút từ tập truyện ngắn cùng tên.

Câu 2. Điều khiến nhân “tôi” đến gần quả bom lại thấy không sợ nữa chính là nhân vật “tôi” cảm thấy ánh mắt các chiến sĩ đang dõi theo mình. Đây chính là tâm trạng của nhân vật Phương Định – nữ trinh sát mặt đường, trong một lần phá bom. Chi tiết trên đã cho người đọc thấy lòng quả cảm, sự tự trọng của người nữ chiến sĩ anh hùng. Chính điều này giúp cô vượt qua nỗi sợ hãi, dũng cảm chiến đấu.

Câu 3. Yêu cầu:

• Hình thức: đoạn văn nghị luận khoảng nửa trang giấy thi.
• Nội dung: Bàn về mối quan hệ giữa cá nhân – tập thể.
– Khẳng định đây là mối quan hệ cần thiết, quan trọng, không thể thiếu với mỗi con người.
– “Con người chính là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”, không ai có thể sống cá nhân, đơn lẻ. Nếu mỗi người không biết hòa mình vào tập thể không tạo nên một cộng đồng, xã hội.
– Sức mạnh của mỗi cá nhân hợp lại sẽ tạo nên sức mạnh tập thể lớn lao (dẫn chứng: trong chiến tranh, sức mạnh của nhân dân đã đánh tan quân xâm lược; trong thời bình, nhân dân chung tay góp sức xây dựng đất nước phát triển…) Ngược lại, sức mạnh của tập thể sẽ giúp cho mỗi cá nhân có thêm động lực(dẫn chứng).
– Bài học nhận thức và hành động cho bản thân.

Gợi ý lời giải của thầy Nguyễn Phi Hùng, giáo viên Trung tâm Hocmai

Điểm thi vào lớp 10 tại Hà Nội

Để nhận điểm thi vào lớp 10 THPT tại Hà Nội nhanh nhất và chính xác nhất ngay sau khi trường THPT chấm điểm xong. Soạn tin:

DTM  hanoi  số báo danh gửi 8788.

Ví dụ: Để tra điểm thi vào lớp 10 năm 2015 của thí sinh tại thành phố Hà Nội có Số báo danh là 11420866. Soạn tin: DTM  hanoi  11420866 gửi đến 8788

Điểm chuẩn vào lớp 10 năm 2014 tại Hà Nội

Để đăng ký nhận điểm chuẩn vào lớp 10. Soạn tin:

DC10  01  [mã trường] gửi 8785.

You may also like

Leave a Comment