Đề kiểm tra học kì 2 lớp 10 môn Sinh
Năm học: 2017-2018
I. Phần trắc nghiệm (15 câu – 6 điểm)
Câu 1: Giả sử trong điều kiện nuôi cấy lí tưởng, một vi khuẩn E.coli cứ 20 phút lại phân đôi 1 lần. Tốc độ sinh trưởng riêng của quần thể vi khuẩn này bằng:
A. 3 B. 20 C. 2 D. 4
Câu 2: Kết quả nào sau đây không phải là kết quả của giảm phân?
A. Cơ sở tạo các giao tử đực hoặc cái. B. Vật chất di truyền được ổn định.
C. Tạo ra tế bào đơn bội (n). D. Bộ NST ở tế bào con giảm đi một nửa.
Câu 3: Trong chu kì tế bào, sự nhân đôi ADN và nhiễm sắc thể xảy ra ở
A. pha S B. pha M C. pha G1 D. pha G2
Câu 4: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại vi sinh vật có thể phát triển trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau: (NH4)3PO4 – 1,5; KH2PO4 – 1,0; MgSO4 – 0,2; CaCl2 – 0,1; NaCl – 5,0. Môi trường và kiểu dinh dưỡng của vi sinh vật này là:
A. Bán tổng hợp và quang tự dưỡng. B. Tổng hợp và quang tự dưỡng.
C. Bán tổng hợp và quang dị dưỡng. D. Tổng hợp và hóa tự dưỡng.
Câu 5: Cấu tạo của virut gồm thành phần chủ yếu nào dưới đây? (1) Prôtêin; (2) ARN; (3) ADN; (4) Lipit
A. 1 và 2 (hoặc 3). B. 1, 4 và 2 ( hoặc 3). C. 1 và 4. D. chỉ 1 và 2.
Câu 6: Trong các phát biểu dưới đây, có mấy phát biểu đúng với vi sinh vật tự dưỡng?
(1) Nhận cacbon từ CO2 của khí quyển; (2) Nhận năng lượng từ ánh sáng mặt trời; (3) Nhận năng lượng từ các phản ứng oxi hóa các hợp chất vô cơ; (4) Nhận cacbon từ các hợp chất hữu cơ; (5) Nhận năng lượng từ chất hữu cơ
A. 5 B. 3 C. 4 D. 2
Câu 7: Một ruồi giấm đực, có 10 tế bào sinh dục sơ khai nguyên phân với số đợt bằng nhau tạo ra 320 tế bào sinh tinh, các tế bào này đều giảm phân bình thường cho các tinh trùng. Số lượng tinh trùng được tạo thành và số NST tương đương nguyên liệu do môi trường nội bào cung cấp cho toàn bộ quá trình tạo ra các tinh trùng là
A. 320 và 2480 B. 1280 và 2480 C. 1280 và 5112 D. 1280 và 5040
Câu 8: Ở gà, bộ NST lưỡng bội 2n =78. Một tế bào sinh dục đực đang giảm phân bình thường, dự đoán số nhiễm sắc thể trong tế bào ở kì sau giảm phân II là bao nhiêu?
A. 39 nhiễm sắc thể đơn B. 78 nhiễm sắc thể kép
C. 78 nhiễm sắc thể đơn D. 39 nhiễm sắc thể kép
Câu 9: Vi sinh vật là gì?
A. Chỉ là vi khuẩn sống kí sinh trên cơ thể sinh vật khác.
B. Là những cơ thể sống có kích thước rất nhỏ bé, thuộc nhiều giới.
C. Chỉ là những nguyên sinh động vật sống trong đất, nước.
D. Chỉ là những vi nấm kí sinh trên người và động vật.
Câu 10: Một giai đoạn phân bào của một loài được biểu diễn bằng hình vẽ dưới đây:
Hình vẽ minh họa:
A. Kỳ giữa nguyên phân B. Kỳ sau nguyên phân
C. Kỳ giữa giảm phân I D. Kỳ giữa giảm phân II
Câu 11: Sự tiếp hợp trao đổi chéo của nhiễm sắc thể xảy ra ở kì nào của giảm phân?
A. Kì sau I B. Kì đầu I C. Kì giữa I D. Kì giữa II
Câu 12: Theo dõi sinh trưởng của 1 chủng vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục, nhận thấy số lượng tế bào sinh ra bằng với số lượng tế bào chết đi và quần thể đạt số lượng cực đại- không đổi theo thời gian…Quần thể vi khuẩn này đang ở pha nào?
A. Pha cân bằng. B. Pha suy vong. C. Pha tiềm phát. D. Pha lũy thừa.
Câu 13: Từ 1 tế bào sinh dưỡng sau 5 lần nguyên phân liên tiếp bình thường tạo ra số tế bào là:
A. 10 B. 15 C. 32 D. 5
Câu 14: Dùng vi sinh vật khuyết dưỡng: E.coli triptôphan âm để kiểm tra thực phẩm có triptôphan được là vì:
A. nếu không có triptôphan thì chúng không thể sinh trưởng.
B. chúng tự tổng hợp được triptôphan.
C. chúng sinh trưởng không tốt trên môi trường có triptôphan.
D. chúng không sống được nếu môi trường có triptôphan.
Câu 15: Trong nuôi cấy không liên tục, trình tự các pha là:
A. pha cân bằng pha lũy thừa pha tiềm phát pha suy vong.
B. pha lũy thừa pha tiềm phát pha cân bằng pha suy vong.
C. pha lũy thừa pha cân bằng pha tiềm phát pha suy vong.
D. pha tiềm phát pha lũy thừa pha cân bằng pha suy vong.
II. Phần tự luận (4 điểm)
Câu 1:
a. Cho biết nguyên liệu, tác nhân, phương trình phản ứng, điều kiện của quá trình lên men êtilic?
b. Nếu trong quá trình lên men êtilic mà lượng ôxi có nhiều thì lượng sản phẩm thu được sẽ như thế nào ? Giải thích?
Câu 2:
a. Năm 1957, Franken và Conran đã tiến hành tách lõi ARN ra khỏi vỏ Prôtêin của 2 chủng virut A và B. Lấy ARN của chủng A trộn với Prôtêin của chủng B thì thấy chúng tự lắp ráp để tạo thành chủng virut lai. Nhiễm chủng virut lai vào cây thì cây bị bệnh. Phân lập từ lá cây bị bệnh thì thu được chủng virut A. Em hãy giải thích tại sao virut phân lập được không phải là chủng B?
b. Virut có thành phần cấu tạo nào giúp chúng có thể lây nhiễm lên tế bào chủ một cách đặc hiệu?