Đề thi học sinh giỏi môn địa lý lớp 10
Năm học 2017-2018
Câu 1. (2,5 điểm)
- Hình dạng khối cầu của Trái đất gây ra những hiện tượng địa lí nào?
- Vì sao ở cực Bắc trong năm có thời gian ngày và đêm dài 24h không bằng nhau?
Câu 2. (3,0 điểm)
- Trình bày nội dung của Thuyết kiến tạo mảng.
- Vì sao độ ẩm tương đối ở xích đạo và vùng cực đều cao nhưng ở xích đạo mưa nhiều còn ở vùng cực mưa ít?
Câu 3. (3,0 điểm)
- Thuỷ triều lớn nhất và nhỏ nhất vào thời kì nào trong tháng? Tại sao?
- Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật.
Câu 4. (3,0 điểm)
- Địa hình là một nhân tố có tính bảo thủ nhưng vẫn chịu ảnh hưởng của quy luật địa đới. Nêu những biểu hiện mang tính địa đới của địa hình.
- Hãy phân biệt các khái niệm: Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, tỉ số giới tính. Vì sao nói tỉ suất sinh thô chỉ phản ánh tương đối chính xác mức sinh của dân cư?
Câu 5. (2,5 điểm)
- Phân biệt hai chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế: GDP và GNI. Phân tích mối quan hệ giữa hai chỉ tiêu đó.
- Cơ sở thức ăn có ảnh hưởng như thế nào đến ngành chăn nuôi?
Câu 6. (3,0 điểm)
- Tại sao công nghiệp dệt may và công nghiệp thực phẩm lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới?
- Sự phát triển và phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ảnh hưởng như thế nào đến ngành giao thông vận tải?
Câu 7. (3,0 điểm)
- Môi trường tự nhiên có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người hay không? Vì sao?
- Cho bảng số liệu:
Giá trị GDP của Hoa Kì và Trung Quốc, năm 2004
Đơn vị: Tỉ USD
Quốc gia | GDP | Giá trị trong GDP | ||
Nông – lâm – ngư nghiệp | Công nghiệp – xây dựng | Dịch vụ | ||
Hoa Kì | 11 667,5 | 105 | 2 298,5 | 9 264 |
Trung Quốc | 1 649,3 | 239,1 | 839,5 | 570,7 |
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện qui mô và cơ cấu GDP của 2 quốc gia trên. Rút ra nhận xét và giải thích.
Đáp án và biểu điểm chi tiết đề thi học sinh giỏi môn địa lý lớp 10 năm học 2017-2018
Câu | Ý | Nội dung | Điểm | |||||||||||||||||
1 | 2,5đ | |||||||||||||||||||
a | Hình dạng khối cầu của TĐ gây ra những hiện tượng địa lí sau: | 1,0 | ||||||||||||||||||
– Bề mặt trái đất luôn luôn có một nửa được chiếu sáng và một nửa nằm trong bóng tối→ hiện tượng ngày đêm.
– Tia tới của mặt trời chiếu xuống bề mặt TĐ ở các vĩ độ khác nhau có độ lớn khác nhau, dẫn đến sự phân bố bức xạ và phân bố nhiệt giảm dần từ xích đạo về 2 cực. – Các quá trình và các hiện tượng địa lí diễn ra trái ngược nhau giữa hai bán cầu Bắc và Nam. |
0,25
0,5
0,25 |
|||||||||||||||||||
b | Ở cực Bắc, trong năm có thời gian ngày và đêm dài 24h không bằng nhau: | 1,5 | ||||||||||||||||||
– Thực tế ở cực Bắc có thời gian ngày dài 24h là 186 ngày, thời gian đêm dài 24h chỉ có 179 ngày.
– Do Trái đất chuyển động quanh Mặt trời theo quỹ đạo hình elip với trục nghiêng không đổi hướng: + Từ ngày 21-3 đến ngày 23-9, do Trái đất ở xa Mặt trời chịu lực hút nhỏ hơn→ vận tốc chuyển động trên quỹ đạo giảm, thời gian chuyển động dài hơn, nên cực Bắc có số ngày dài 24h là 186 ngày. +Từ 23-9 đến 21-3 năm sau, vì Trái đất ở gần Mặt trời hơn, chịu sức hút của Mặt trời lớn → vận tốc chuyển động nhanh hơn, thời gian chuyển động ngắn hơn, nên ở cực Bắc có đêm dài 24h chỉ là 179 ngày. |
0,25
0,25
0,5
0,5 |
|||||||||||||||||||
2 | 3,0 | |||||||||||||||||||
a | Trình bày nội dung của Thuyết kiến tạo mảng. | 1,0 | ||||||||||||||||||
– Thạch quyển được cấu tạo bởi 7 mảng kiến tạo lớn: Mảng Bắc Mĩ, Nam Mĩ, Âu-Á, Phi, Thái Bình Dương, Ấn Độ-Oxtraylia, Nam Cực và một số mảng nhỏ.
– Mỗi mảng kiến tạo thường gồm cả phần lục địa và phần đáy đại dương, nhưng có mảng chỉ có phần đại dương (Thái Bình Dương). – Các mảng kiến tạo nhẹ, nổi trên một lớp vật chất quánh dẻo, thuộc phần trên của lớp Manti. Chúng không đứng yên mà dịch chuyển một cách chậm chạp trên lớp quánh dẻo này theo hướng xô vào nhau hoặc tách ra xa nhau. – Hoạt động chuyển dịch của các mảng kiến tạo là nguyên nhân sinh ra các hiện tượng kiến tạo, động đất, núi lửa… |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
|||||||||||||||||||
b | Độ ẩm tương đối ở xích đạo và vùng cực đều cao nhưng ở xích đạo mưa nhiều còn ở vùng cực mưa ít: | 2,0 | ||||||||||||||||||
– Độ ẩm tương đối là tỉ lệ phần trăm giữa độ ẩm tuyệt đối và độ ẩm bão hoà của không khí ở cùng nhiệt độ. Độ ẩm tương đối phụ thuộc vào nhiều yếu tố: quan trọng nhất là nhiệt độ và lượng hơi nước trong khí quyển.
– Độ ẩm tương đối ở xích đạo và vùng cực đều cao do: + Ở xích đạo: Mặc dù nhiệt độ cao nhưng lượng hơi nước trong khí quyển lớn (do có áp thấp, diện tích đại dương lớn, nhiều rừng, có dòng biển nóng, hoạt động của đối lưu nhiệt phát triển mạnh) nên độ ẩm tương đối cao (> 80%). + Ở cực: do nhiệt độ quanh năm thấp à độ ẩm bão hoà thấp, không khí luôn đạt gần điểm bão hoà hơi nước nên độ ẩm tương đối cao. – Mặc dù độ ẩm đều cao nhưng lượng mưa khác nhau do: + Xích đạo: mưa nhiều do đây là vùng áp thấp ổn định, lượng bốc hơi lớn, hoạt động của dải hội tụ nhiệt đới… + Vùng cực: Do nhiệt độ thấp, hơi nước không bốc hơi lên được, không khí khó bão hoà nên không sinh ra mưa. Các nguyên nhân khác: áp cao, bề mặt đệm phủ băng tuyết… |
0,25
0,5
0,25
0,5 0,5 |
|||||||||||||||||||
3 | 3,0 | |||||||||||||||||||
a | Thủy triều lớn nhất và nhỏ nhất vào các thời kì trong tháng: | 1,0 | ||||||||||||||||||
– Thủy triều lớn nhất vào thời kì trăng tròn và không trăng (vị trí thẳng hàng của 3 thiên thể).
– Thủy triều nhỏ nhất vào thời kì trăng khuyết (vị trí vuông góc giữa 3 thiên thể). – Nguyên nhân: Do lực hấp dẫn của mặt trăng và mặt trời, nhưng vì mặt trời ở quá xa trái đất so với mặt trăng, nên gia tốc thủy triều của mặt trời gây ra nhỏ hơn gia tốc thủy triều của mặt trăng hơn hai lần. |
0,25
0,25
0,5 |
|||||||||||||||||||
b | Phân tích mối quan hệ giữa đất và sinh vật. | 2,0 | ||||||||||||||||||
* Tác động của sinh vật đến đất:
– Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong quá trình hình thành đất – Sinh vật cung cấp xác vật chất hữu cơ cho đất. – Vi sinh vật phân giải xác vật chất hữu cơ và tổng hợp thành mùn. – Động vật sống trong đất như giun, kiến, mối,…cũng góp phần làm thay đổi một số tính chất vật lí, hoá học của đất và phân huỷ một số xác vật chất hữu cơ trong đất.
* Tác động của đất đến sinh vật: – Các đặc tính lí, hoá và độ ẩm của đất có ảnh hưởng rõ rệt đến sự sinh trưởng và phân bố của sinh vật. – Nêu ví dụ: + Đất đỏ vàng ở khu vực nhiệt đới ẩm và xích đạo thường có tầng dày, độ ẩm và tính chất vật lí tốt nên có rất nhiều loại thực vật sinh trưởng và phát triển. + Đất ngập mặn ở các bãi triều ven biển nhiệt đới có các loài cây ưa mặn như sú, vẹt, đước, bần, mắm, trang…Vì thế, rừng ngập mặn chỉ phát triển và phân bố ở các bãi ngập triều ven biển. |
0,25 0,25 0,25
0,25
0,5
0,5 |
|||||||||||||||||||
4 | 3,0 | |||||||||||||||||||
a | Những biểu hiện mang tính địa đới của địa hình: | 1,0 | ||||||||||||||||||
– Thể hiện trong quá trình hình thành địa hình
– Ở vùng nhiệt đới ẩm ướt: phong hóa hóa học là chủ yếu, vai trò hình thành địa hình của dòng nước đóng vai trò quan trọng, điển hình là địa hình thung lũng sông. – Ở vùng khí hậu khô khan: quá trình phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, hình thành các dạng địa hình do gió (cồn cát, nấm đá). – Ở vùng khí hậu băng giá, lạnh: phong hóa vật lí diễn ra chủ yếu, vai trò hình thành địa hình do băng hà (dạng địa hình điển hình như đá lưng cừu, hồ băng hà,…) |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
|||||||||||||||||||
b | Khái niệm: Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô, tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên, tỉ số giới tính. Vì sao nói tỉ suất sinh thô chỉ phản ánh tương đối chính xác mức sinh của dân cư? | 2,0 | ||||||||||||||||||
* Các khái niệm:
– Tỉ suất sinh thô là tương quan giữa số trẻ em sinh ra còn sống trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính: ‰ – Tỉ suất tử thô là tương quan giữa số người chết đi trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm. Đơn vị tính: ‰ – Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên: được xác định bằng hiệu số giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô. Đơn vị: % – Tỉ số giới tính là tương quan giữa giới nam so với giới nữ. * Tỉ suất sinh thô chỉ phản ánh tương đối chính xác mức sinh của dân cư vì: Tỉ suất sinh thô chỉ phản ánh gần đúng mức sinh vì mẫu số gồm toàn bộ dân số chứ không phải chỉ có phụ nữ ở độ tuổi sinh đẻ, song nó đơn giản, dễ tính toán, dễ so sánh nên được sử dụng rộng rãi để đánh giá mức sinh. |
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5 |
|||||||||||||||||||
5 | 2,5đ | |||||||||||||||||||
a | Phân biệt 2 chỉ tiêu đánh giá nền kinh tế: GDP và GNI. Phân tích mối quan hệ giữa 2 chỉ tiêu đó: | 1,0 | ||||||||||||||||||
– Phân biệt:
+ GDP (tổng sản phẩm trong nước) + GNI (tổng thu nhập quốc gia) (yêu cầu học sinh nêu khái niệm cụ thể) – Mối quan hệ giữa GDP và GNI: + GNI lớn hơn hay nhỏ hơn GDP tuỳ thuộc mối quan hệ kinh tế (đầu tư, vốn, lao động…) giữa một nước với nhiều nước khác. + Những nước có vốn đầu tư ra nước ngoài cao thì GNI lớn hơn GDP. Ngược lại, những nước đang tiếp nhận đầu tư nhiều hơn đầu tư ra nước ngoài sẽ có GDP lớn hơn GNI. |
0,25
0,25
0,25
0,25 |
|||||||||||||||||||
b | Ảnh hưởng của cơ sở thức ăn đến ngành chăn nuôi: | 1,5 | ||||||||||||||||||
– Sự thay đổi nguồn thức ăn dẫn đến sự thay đổi của các hình thức chăn nuôi:
+ Thức ăn tự nhiên → hình thức chăn thả. + Thức ăn do con người trồng, phụ phẩm ngành nông nghiệp→ chăn nuôi nửa chuồng trại và chuồng trại. + Thức ăn chế biến bằng phương pháp công nghiệp→ chăn nuôi công nghiệp. – Cơ sở thức ăn đa dạng tác động tới cơ cấu vật nuôi, chất lượng nguồn thức ăn tác động đến sản lượng, năng suất, chất lượng sản phẩm của ngành chăn nuôi – Sự phân bố của nguồn thức ăn quyết định cơ cấu và sự phân bố của ngành chăn nuôi. |
0,5
0,5
0,5 |
|||||||||||||||||||
6 | 3,0 | |||||||||||||||||||
a | Công nghiệp dệt may và công nghiệp thực phẩm lại được phân bố rộng rãi ở nhiều nước trên thế giới: | 1,5 | ||||||||||||||||||
– Là những ngành giải quyết các nhu cầu về ăn uống, may mặc của con người
– Giải quyết việc làm cho nhiều lao động, nhất là lao động nữ – Tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp, các sản phẩm của nhiều ngành công nghiệp khác, góp phần cải thiện đời sống người dân, thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của đất nước – Trình độ kĩ thuật đa dạng, đòi hỏi ít vốn đầu tư, khả năng quay vòng vốn nhanh, đem lại hiệu quả kinh tế cao |
0,25
0,25
0,5 0,5 |
|||||||||||||||||||
b | Sự phân bố các ngành kinh tế quốc dân có ảnh hưởng đến ngành GTVT: | 1,5 | ||||||||||||||||||
– Có vai trò quyết định đến sự phát triển và phân bố cũng như hoạt động của ngành giao thông vận tải.
– Các ngành kinh tế là khách hàng của giao thông vận tải: + Quy định mật độ giao thông vận tải + Quy định các loại hình vận tải + Quy định hướng, cường độ vận chuyển (Yêu cầu phải lấy dẫn chứng, nếu thiếu d/c chỉ cho nửa số điểm) – Các ngành kinh tế trang bị cơ sở vật chất kĩ thuật cho ngành GTVT (d/c) |
0,25
0,25 0,25 0,25 0,25
0,25 |
|||||||||||||||||||
7 | 3,0 | |||||||||||||||||||
a | Môi trường có vai trò quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người hay không? | 1,0 | ||||||||||||||||||
– Môi trường tự nhiên có vai trò quan trọng nhưng không mang tính quyết định đến sự phát triển của xã hội loài người.
– Nguyên nhân: + Sự phát triển của môi trường tự nhiên bao giờ cũng diễn ra chậm hơn sự phát triển của xã hội loài người + Vai trò quyết định sự phát triển của xã hội loài người thuộc về phương thức sản xuất, bao gồm cả sức sản xuất và quan hệ sản xuất. |
0,25
0,5 0,25 |
|||||||||||||||||||
b | Vẽ biểu đồ và nhận xét | 2,0 | ||||||||||||||||||
– Xử lý số liệu:
Bảng cơ cấu GDP của Hoa Kì và Trung Quốc, năm 2004 (%)
– Vẽ biểu đồ: + Tính R: Gọi R Trung Quốc = 1(đvbk) → R Hoa Kì = = 2,7 (đvbk) + Biểu đồ: 2 biểu đồ tròn Yêu cầu: học sinh vẽ tương đối chính xác quy mô và cơ cấu của hai biểu đồ. (Nếu không tính R: vẽ 2 biểu đồ tròn kích thước bằng nhau trừ 0,5 điểm; hoặc vẽ 2 biểu đồ kích thước khác nhau trừ 0,25 điểm) |
0,25
1,0 |
|||||||||||||||||||
Nhận xét – giải thích
– Đây là 2 nước có nền kinh tế lớn, tổng GDP cao, GDP của Hoa Kì cao hơn Trung Quốc (d/c số liệu). – Cơ cấu GDP 2 nước có sự khác nhau (dẫn chứng). – Giải thích: Hoa Kì là nước có nền kinh tế phát triển, đã trải qua quá trình CNH. Trung Quốc là nước đang phát triển, đang trên đường CNH đất nước. |
0, 25 0,25 0,25 |
|||||||||||||||||||
Tổng số điểm toàn bài là 20 điểm |
Trên đây là đề thi học sinh giỏi môn địa lý lớp 10 năm học 2017-2018. Các em cùng tham khảo nhé. Chúc các em học tốt!