Dựa vào phần tiểu dẫn sách giáo khoa và hiểu biết của em về tác giả táp phẩm, hãy viết phần mở bài cho các tác phẩm văn 12
1. Tây Tiến
” Tấy Tiến ” là một vùng đất rộng lớn lao bao gồm: Tây Bắc và đất nước. Nơi rừng núi hùng vĩ và hiểm trở này năm 1947 đã có mặt một đoàn quân đa số là thanh niên trí thức Hà Thành với lòng nhiệt tình quyết hi sinh cho nền độc lập của nước nhà. Họ đã chịu đựng gian khổ bệnh tật và không ít người đã nằm xuống chốn biên cương. Năm 1948 người đại đội trưởng Quang Dũng đã về vùng đồng bằng Phù Lưu Chanh. Nỗi nhớ Tây Tiến đã dào lên cồn cào và bài thơ đã ra đời một cách tự nhiên với cái tên ban đầu là ” Nhớ Tây Tiến “.
2. Đất nước
Cảm hứng về đất nước và bài thơ với tựa đề Đất nước đã xuất hiện rất nhiều sau 1945. Đất nước của Nguyễn Đình Thi là thành tựu ban đầu có giá trị lâu dài. Đây là suy ngẫm của tác giả trong suốt chín năm cuộc kháng chiến chống Phấp thần thánh. Vì vậy, hiếm có bài thơ nào lại “mang nặng đẻ đau” từ năm 1948 đến 1955. Thực ra Đất nước là một hòn ngọc quý trong thơ ca đất nước.
Năm khổ đầu là đối lập mùa thu buồn xưa và mùa thu vui hôm nay ở chiến khu Việt Bắc. Cùng với niềm tự hào về đất nước.
Những câu thơ còn lại của bài Đất nước là đất nước đau thương nhưng anh dũng.
3. Vợ chồng A Phủ
Truyện Tây Bắc là thành công của Tô Hoài trong nhận thức khám phá hiện thực kháng chiến ở một địa bàn đặc biệt vùng cao phía Tây Bắc của Tổ quốc. Tác phẩm được giải Nhất của Hội Văn nghệ Việt Nam 1945-1955. Vợ chồng A Phủ là một trong ba truyện của TRuyện Tây Bắc nó viết về hai chặng đời của Mị và A Phủ. Từ lúc Mị làm con dâu gạt nợ trong nhà Thống Lí Pá tra đến lúc cởi trói cho người làm trự nợ là A Phủ,chặng thư hai là cuộc sống kháng chiến của vợ chồng A Phủ và dân làng Phiềng Sa.
Đoạn trích ở sách giáo khao là phần đầu của cuộc đời Mị và A Phủ.
4.Vợ Nhặt
Với hơn năm mươi năm hoạt động nghệ thuật, Kim Lân chỉ để lại cho hai tập truyện ngắn,thế nhưng nó mang đậm dấu ấn một phong cách độc đáo. Ông là nhà văn của hương đồng gió nội,tái hiện được sinh hoạt văn hóa chốn thôn quê và biểu hiện được vẻ đẹp tâm hồn của người lao động bình dân. Năm 1954 nhân kỉ niệm Cách mạng tháng Tám,sau khi hòa bình đã được lập lại báo Văn nghệ ” đặt hàng” và Kim Lân đã viết truyện Vợ Nhặt dựa theo cuốn tiểu thuyst ” Xóm ngự cư” đã bị mất bản thảo. Như vậy Vợ nhặt có mọt quá trình thời gian vì vậy đã đạt tới độ chín nghệ thuật.
5. Sóng
Hiếm có một nhà thơ nữ nào trong nền văn học hiện đại Việt Nam lại bày tỏ tình yêu mạnh mẽ,táo bạo mà vẫn đằm thắm dịu dàng,đầy nữ tính như Xuân Quỳnh. Có lẽ đây là lí do nhà thơ của nữ sinh được phổ nhạc và được giới trẻ rất yêu thích như Thuyền và biển, Thư tình cuối mùa thu. Sóng cũng là một bài thơ tình như thế nó được viết vào năm 1967 được in trong tập Hoa dọc chiến hào. Qủa thật với cuộc đời mình, Xuân Quỳnh đã đi hái những bông hoa hạnh phúc dọc theo chiến hào không phải của lửa đạn chiến tranh mà là chiến hào của định kiến con người. Sóng là lời giải bày chân thật là bản tự bạch về tình yêu của một người phụ nữ đã lỡ làng một lần nhưng vẫn còn yêu say đắm.
6. Người lái đò sông Đà.
Người lái đò sông Đà được lấy ra từ mười lăm bài tùy bút in trong tập Sông Đà năm 1960. Nó là kết quả của những lần Nguyễn Tuân đến với Tây Bắc trong kháng chiến và đặc biệt là chuến đi thực tế năm 1958. Cuộc sống mới,phong cảnh Tây Bắc hùng vĩ uy nghiêm và tuyệt vời thơ mộng cùng với phẩm chất của người dân Tây Bắc mà Nguyễn Tuân gọi là chất vàng mười của tâm hồn Tây Bắc…đã tạo nên nguồn cảm hứng mãnh liệt khiến cho nhà văn đang rất ham mê hòa nhập với nhân dân,đất nước mình tạo nên kiệt sức.
7. Rừng xà nu
Rừng xà nu được Nguyễn Trung Thành viết vào mùa hè 1965 khi đế quốc Mĩ bắt đấu đổ quân ào ạt vào miền Nam nước ta. Câu chuyện trở về những năm 60 nói về sự kiện đồng khởi của nhân dân Tây Nguyên với triết lí ” chúng nó cầm súng ta phải cầm mác”. Việt nhắc lại sự kiện xảy ra trước 1965 có ý nghĩa cảnh tỉnh và vạch ra con đường duy nhất: phải cầm vũ khí để chống lại đội quân viễn chinh của Mĩ. Rừng xà nu là bản anh hùng ca mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn về cuộc chiến đấu của nhân dân Tây Nguyên, của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến tranh thần thánh chống đế quốc Mĩ. Nhân vật tiêu biểu nhất trong tác phẩm là Tnú.
8. Đất nước-Nguyễn Khoa Điềm
Đất nước là chương năm của trường ca Mặt đường khát vọng. Nó nêu lên một nhận thức:” Đất nước này là Đất nước của nhân dân” nó là ý thức mới mẻ của tầng lớp thanh niên trong các đô thụ miền Nam những năm 70 của thế kỉ XX. Nó khuyến khusch người ta hành động tham gia tích cực vào sự nghiệp chống Mĩ cứu nước. Bài thơ là những khám phá mới mẻ về chủ đề ” Đất nước ” xuất hiện rất nhiều trong thơ ca từ 1975 đến nay. Nó trả lời ba câu hỏi: Đất nước bắt đầu từ đâu? Đất nước có tự bao giờ và nó ở đâu? Đất nước này là của ai?
9. Tiếng hát con tàu
Năm 1960 miền Bắc tưng bừng trong không khí xây dựng chủ nghĩa xã hội,những trái tim nhiệt tình yêu nước đã nườm nượp đến vùng đất xa lạ như Tây Bắc để xây dựng kinh tế. Trong không khí ấy Chế Lan Viên đã viết Tiếng hát con tàu bày tỏ niềm hân hoan vui sướng của nhà thơ được về với Mẹ Nhân dân được uống những ngụm nước suối trong sự sáng tạo thơ ca của mình.
Với “Dựa vào phần tiểu dẫn sách giáo khoa và hiểu biết của em về tác giả táp phẩm, hãy viết phần mở bài cho các tác phẩm văn 12” chúc các bạn học tốt!