Đoạn văn mẫu nghị luận xã hội về lòng hiếu thào trong xã hội hiện nay sẽ giúp các bạn củng cố và nắm vững cũng như là kỹ năng làm bài nghị luận xã hội về một tư tưởng đạo lý.
Dàn ý chi tiết đoạn văn nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo
1. Mở đoạn:
Chúng ta cần giới thiệu vào vấn đề trọng tâm: đó chính là lòng hiếu thảo
2. Thân đoạn
– Giải thích được lòng hiếu thảo là gì?
+ Đó chính là chăm sóc tốt cha mẹ mình
+ Yêu thương chăm sóc, ân cần, phụng dưỡng ông bà, cha mẹ khi già yếu và sau khi họ qua đơù
– Chứng minh
+ Biểu hiện của lòng hiếu thào:
Người có lòng hiểu thảo sẽ rất ngoan ngoãn, cung kính, vâng lời cha mẹ, làm cho cha mẹ được vui vả, tinh thần ổn định.
Vì sao chúng ta cần phải sống có lòng hiếu tháo.
Ông bà cha mẹ ta đã sinh ra ta, nuôi dưỡng chúng ta trưởng thành và khôn lớn cho nên chúng ta cần phải hiếu thảo.
Lòng hiếu thảo là chuẩn mực của đời sống của văn hóa Việt Nam
Giá trị của con người được nhìn nhận không phải ở sự giàu sang,quyền quý mà nó được thể hiện qua chữ hiếu.
Lòng hiếu thảo giúp gắn kết các thế hệ gia đình.
c. Bàn luận, mở rộng
Trong xã hội con nhiều người sống bất hiếu, vô lễ, đánh đập cha mẹ, bỏ rơi cha mẹ già. Họ thể hiện một lối sống vô ơn, một cách cách kém cỏi.
d. Bài học rút ra
Sống phải có lòng hiếu thảo
Thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà cha mẹ từ ngày hôm nay. Lòng hiếu thảo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa là nét đẹp cao quý trong nền văn hóa Việt Nam.
Đoạn văn mẫu nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo
Hiếu thảo với ông bà cha mẹ vốn là một truyến thống quý báu của dân tộc ta, và đây cũng là một trong những phẩm chất tốt đẹp cần có ở con người. Lòng hiếu thảo có nghĩa là kính trọng ông bà, cha mẹ và tổ tiên của mình. Đó còn là hành động yêu thương chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ ông bà khi già yếu và trách nhiệm thờ phụng khi họ qua đời. Hiếu thảo chính là giá trị cốt lõi của và là trung tâm trong hệ thống đạo đức của nho giáo. Nó không chỉ biểu hiện qua tình cảm mà còn biểu hiện trong những hành động cụ thể.Biểu hiện của người có lòng hiếu thảo chính là biết cung kính ông bà cha mẹ, biết vâng lời và làm cho cha mẹ vui lòng. Khi cha mẹ khỏe mạnh thì ngoan ngoãn vâng lời, khi già yếu th, ốm đau thì hết lòng chăm sóc phụng dưỡng. Khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay thì thành tâm thờ cúng. Con người chúng ta ai cũng cần phải hiếu thảo với ông bà cha mẹ, họ là những người đã nuôi dưỡng và dạy ta nên người, mỗi con người sinh ra đều có tổ, có tông có nguồn có cội, thân tộc. Chính vì thế chúng ta cần phải biết ơn những người đã sinh thành ra ta, nó còn là lối sống chuẩn mực của dân tộc Việt Nam ta, Nhị thập tứ hiếu luôn là bài học giáo dục đạo đức ngàn đời còn mãi. Sống hiếu thảo là lối sống cao đẹp, biết quý trọng công ơn dưỡng dục của ông bà cha mẹ thể hiện miềm tri ân đối với các bậc sinh thành. Lòng hiếu thảo thể hiện sự bao dung sống có trách nhiệm. Bên cạnh đó, lòng hiếu thảo luôn được mọi người yêu mến, trân trọng và thành công trong cuộc sống và môi trường tràn ngập yêu thương, sự kính trọng đối với các bậc sinh thành. Giá trị của một người con không thể hiện ở sự giàu có sang trọng mà nó chính là ở tấm lòng hiếu thào. Lòng hiếu tháo thể hiện lối sống trọng tình nghĩa và cũng là nét đẹp cao quý của nên văn hóa Việt Nam.
Trên đây là dàn bài và bài mẫu chi tiết nghị luận xã hội về lòng hiếu thảo. Tài liệu này sẽ giúp các bạn làm quen với cấu trúc với đề thi THPT Quốc gia sắp tới. Chúc các bạn thành công nhé.