Đề bài: Có phải trong cuộc sống, mọi khoảng trống đều cần phải lấp đầy? Bằng bài văn nghị luận khoảng 600 chữ, anh (chị) hãy trả lời câu hỏi đó.
Bài văn mẫu nghị luận xã hội 600 chữ: “Có phải trong cuộc sống, mọi khoảng trống đều cần phải lấp
Có câu chuyện kể rằng: Một người giáo viên bước vào lớp học với chiếc bình thủy tinh trống rông, một cái túi đá to, một túi sỏi nhỏ và một túi cát cũng nhỏ xinh như hai túi đá kia. Túi đá to, một túi sỏi nhỏ và một túi cát tượng trưng cho của cải vật chất, cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ an hòa.
Ngay cả khi có của cải vật chất, cuộc sống cá nhân và các mối quan hệ an hòa, thì “chiếc bình” cuộc đời vẫn còn nhiều chô trống. Đôi khi, có những người có một cảm nhận trống trải, vô định về cuộc đời, một ngày cảm thấy cuộc sống trống rông và vô vị, dù người ngoài nhìn vào họ không thiếu điều gì. Vẫn còn những câu hỏi người ta đau đáu tìm. Bởi vì cuộc sống có những khoảng trống phải lấp đầy.
Có những khoảng trống cần phải lấp đầy nếu khoảng trống ấy là phần thiếu hụt, mất mát, làm ảnh hưởng đến các giá trị sống của môi chúng ta. Đó là những khoảng trống hiện hữu như lấp đầy hầm hố tử thần, con người được đảm bảo an toàn, cho con người biết quý trọng sinh mạng; lấp đầy những cánh đồng bỏ hoang, những vùng đất trống đồi trọc, con người được no ấm, cho con người biết yêu lao động, quý trọng đất đai. Đó là những khoảng trống vô hình như lấp đầy khoảng trống tri thức, con người có cơ hội mở mang trí tuệ, cho con người hiểu biết, hướng con người tới khát vọng. Đó còn là những khoảng trống trong tâm hồn cần lấp đầy, con người vơi bớt cô đơn, cho con người biết sẻ chia, biết trân trọng và gìn giữ các mối quan hệ tốt lành… Thời gian chẳng đợi người, vì chiếc bình là hữu hạn. Những thứ của cải vật chất, các mối quan hệ, sự phấn đấu cá nhân, đều là những lý do rất chính đáng để sống. Nhưng nếu đam mê theo đuổi thì cho tới cuối đời, chiếc bình cuộc đời của bạn tưởng như được lấp đầy bởi những điều đó, mà thực chất là còn quá nhiều khoảng trống, nhiều thiếu thốn mà chỉ tự tâm hồn môi người biết được.
Âm nhạc là một thứ giai điệu tuyệt vời được tạo nên không chỉ từ những nốt nhạc mà cả từ những khoảng trống giữa các nốt nhạc. Chúng ta thường quên mất điều này và cứ cho rằng âm nhạc được tạo ra chỉ từ các nốt. Hãy tưởng tượng một người chơi piano đi, bản nhạc se thế nào nếu các nốt nhạc nối liền nhau mà không có một ke hở trống? Đó se là một mớ âm thanh hoảng loạn, tuyệt vọng không khác gì một tiếng thét không điểm dừng. Chính những khoảng trống giữa các nốt nhạc mới là thứ làm nên giai điệu cho bản nhạc, giúp chia tách phân định các nốt và kết hợp chúng thành một khối hòa âm tuyệt vời.
Trái đất này nhìn thì cứ tưởng đông đặc nhưng không phải đâu, kể cả các hành tinh, các ngôi sao, mặt trời và thậm chí toàn bộ vũ trụ này nếu như chúng ta gom tất cả lại không chừa một khoảng trống nào, kể cả những khoảng trống trong không gian lẫn khoảng trống giữa các nguyên tử, các hạt… thì độ lớn của khối vật chất này không lớn hơn một “hạt dẻ”.
Những khoảng trống thì quan trọng đến thế vậy mà tất cả chúng ta đều – một cách máy móc – rất sợ và ghét những khoảng trống. Mọi người đều cố tìm những cách, những việc để lấp đầy mọi khoảng trống mình có. Chúng ta không biết rằng cuộc đời mình mà không có những khoảng trống thì không khác gì những nốt nhạc nối tiếp nhau hôn độn và tuyệt vọng. Đó là lý do người ta ngày càng lấp đầy quanh mình nhiều vật chất, nhiều mối quan hệ, nhiều suy nghĩ bao nhiêu thì người ta lại càng mệt mỏi và khổ sở bấy nhiêu. Vì họ đang làm mất đi những khoảng trống cần thiết trong cuộc sống và trong tâm hồn. Chỉ những ai biết cách tận dụng những khoảng trống để nhìn lại cuộc đời, để trân trọng và tôn vinh những gì mình có… thì người đó mới có cơ hội dễ dàng được hạnh phúc hơn những người khác. Những khoảng trống vô giá nơi họ được tiếp sinh lực và sức mạnh để hoàn thành sứ mệnh của họ trên cuộc đời.
Bất cứ khi nào bạn cảm thấy trống trải mà điều này thì khá thường xuyên với bất cứ ai, đừng sợ hãi và hãy làm quen. Lời khuyên của tôi là đừng chạy trốn, hãy tập cảm nhận, tập thưởng thức sự trống trải bên trong để cho tâm hồn thêm sâu, cho cuộc đời thêm ý nghĩa. Vì chỉ trong những lúc trống trải đó mà bạn có đủ thời gian và sự tỉnh táo để nhìn lại cuộc đời mình, nhìn thấy tương lai mình và nhìn thấy những điều không ai thấy. Chính những khoảng trống đó se cho bạn biết bạn đang có gì, bạn có thể làm gì và cần phải làm gì. Khi bạn đã quen với những khoảng trống nghĩa là bạn đang quen dần với chính mình và chỉ một mình mình, bạn không cần ai và cũng không cần thứ gì mang lại cho bạn niềm vui và sự thanh thản, chính bạn tạo ra niềm vui và niềm hạnh phúc cho bản thân. Rồi thì bạn se biến thành cái nguồn của niềm vui và niềm hạnh phúc, không còn phải tìm đâu nữa. Cho nên hãy thưởng thức khoảng trống và đừng cố lấp đầy chúng. Khi bạn đã nhận ra tầm quan trọng và sức mạnh của khoảng trống rồi thì chẳng bao giờ bạn còn sợ cô đơn.
Bởi thế có những khoảng trống không cần, không nên phải lấp đầy nếu khoảng trống ấy là phần cần thiết trong cuộc sống, góp phần làm nên giá trị sống của chúng ta. Đó là khoảng trống không gian sống để giữ sự thoáng đãng, yên bình cho tâm hồn; không cần lấp đầy khoảng trống thời gian vì con người cần thời gian nghỉ ngơi, thư giãn; không nên lấp đầy khoảng trống về vật chất vì nó dễ lấy đi động lực, dễ khiến con người thỏa mãn, an phận; không nên lấp đầy khoảng trống hiểu biết khi sự hiểu biết ấy không ích lợi gì; không cần lấp đầy khoảng trống tâm hồn nếu sự lấp đầy ấy chỉ làm tâm hồn thêm nặng nề, u ám…
Nhận thức về những khoảng trống cần hay không cần lấp đầy là một trong những điều quan trọng của con người trong đời sống. Lấp đầy những khoảng trống không có nghĩa là ôm đồm, tham lam về số lượng. Không lấp đầy những khoảng trống không có nghĩa là phó mặc, buông xuôi thờ ơ, hờ hững. Do đó điều quan trọng không chỉ ở nhận thức mà còn ở cách thức của con người trong mối quan hệ với những khoảng trống ở đời. Những khoảng trống se dần được lấp đầy bởi những cố gắng trong hiện tại, những yêu thương trong tương lai với hi vọng của một trái tim khát khao sống, khát khao yêu thương.