Đề bài: Nhà văn Lỗ Tấn từng khẳng định: Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi. Nhà thơ Robert Frost viết: Trong rừng có nhiều lối đi và tôi chọn lối đi không có dấu chân người. Bạn sẽ chọn lối đi đã được người ta đi mãi mà thành đường hay lối đi không có dấu chân người?
BÀI LÀM NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Phá vỡ các nguyên tắc, mong muốn bứt phá, quyết tâm khẳng định bản thân, dám nghĩ dám làm, sẵn sàng đối diện thử thách… là những châm ngôn sống ngày càng được ưu ái dành cho giới trẻ hiện đại.
Càng lớn tuổi người ta càng đi đến sự cân nhắc rụt rè, thích sự an toàn, chỉ muốn lặp lại sự an toàn mà người khác đã thử nghiệm. Bởi vì tuổi trẻ có đi nhầm đường vẫn có cơ hội làm lại, chỉ tuổi trẻ mới đủ sức đương đầu với thử thách ở những con đường mới và chỉ có khai phá bạn mới là người dẫn đường. Nếu nhà văn Lô Tấn từng khẳng định: Kỳ thực trên mặt đất vốn làm gì có đường. Người ta đi mãi thì thành đường thôi thì nhà thơ Robert Frost lại viết: Trong rừng có nhiều lối đi, và tôi chọn lối đi không có dấu chân người. Vậy ta sẽ chọn cho riêng mình lối chưa có dấu chân hay đường đã có sẵn để bước đi trong cuộc sống?
Hai câu nói đã sử dụng hình tượng mang tính ẩn dụ về những con đường. Lối mòn là những con đường quen thuộc, định sẵn, nhiều người đã đi qua. Ngược lại nơi không có dấu chân người lại là những con đường mới, những hướng đi riêng thể hiện năng lực sáng tạo của cá nhân. Con đường mới không chỉ là con đường trong hành trình khám phá mảnh đất mới, du lịch thưởng ngoạn tự nhiên. Con đường mới là cách thức là phương pháp để đến đích, là sự đột phá trong suy nghĩ và tạo ra những sản phẩm mới trong học tập và lao động chứ không dừng lại ở việc bắt chước máy móc. Cuộc sống có nhiều lối đi, chẳng ai phủ nhận điều này. Tương lai được thành công mĩ mãn, không phải là ước mơ của riêng ai mà là mơ ước chung của hết thảy mọi người. Cũng như “trong rừng có nhiều lối đi” thì ai cũng công nhận. Bởi rừng là tài nguyên để con người khai thác, là thức ăn cho muôn sinh vật, là “hũ thuốc” để con người lấy ra những “linh dược”, là “khẩu phần” mà Thượng Đế ban tặng để loài người rút ra những “bữa ăn”. Sự hình thành của những lối đi cũng từ đây mà có. Tuy nhiên, người đi tìm “linh dược” bước theo dấu chân người đi trước đôi khi về tay trắng. Kẻ đi kiếm “bữa ăn” đi theo đường có sẵn đôi lần về tay không. Tuy nhiên, lạc lối giữa rừng sâu thấy được một lối đi là cả “trời mơ ước”. Vì nhờ đó mà kiếm được đường về. Còn “chọn một lối đi không có dấu chân người”, nghĩa là không dựa vào những con đường có sẵn, nhưng khám phá ra con đường mới. Đôi khi, đây là lựa chọn mạo hiểm, se gặp nhiều bất trắc phía trước những bước chân. Nói đúng hơn, đây là một sự liều lĩnh, giống như “ngàn cân treo sợi tóc”, những thất bại luôn cận kề. Nhưng như thế không có nghĩa, se chẳng bao giờ thành công. Bởi trong tận hang sâu vẫn tìm thấy thạch nhũ, hạt cát trong trái tim con trai biển cũng có thể thành ngọc châu. Hơn nữa thỏa mãn được ước mơ còn hơn cứ sống trong ân hận, tìm được niềm vui từ sự mạo hiểm còn hơn sống ủ rũ với tháng ngày. Qua đó cho thấy, sự hình thành của con đường bao giờ cũng cần sự khai phá, có được những lối đi cần những bước khởi đầu. Cả hai câu nói đều mang ý nghĩa khuyên con người phải có thái độ sống tích cực, chủ động vượt qua những cách nghĩ quen, sống với tinh thần dấn thân, sáng tạo để tạo nên những giá trị mới, ghi lại dấu ấn cá nhân.
Cuộc sống bao giờ cũng chứa đựng những khó khăn, những thử thách, đòi hỏi con người phải luôn khám phá, tìm những con đường, những hướng đi mới. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển đó, cuộc sống cũng luôn có những lối mòn, những con đường quen, có người thường lựa chọn những con đường quen ấy. Khoa học cần những công trình nghiên cứu mới, những phát minh mới chứ không chỉ dừng lại ở những cải tiến. Văn học nghệ thuật cần những sáng tạo không trùng lặp không sao chép. Cuộc khám phá chỉ thực sự ý nghĩa nếu có những phát hiện, công bố mới mẻ.
Đi theo những con đường quen thường dễ dàng đạt được thành công nhưng se khiến con người tự thỏa mãn, thiếu tinh thần phấn đấu; cuộc sống ngừng vận động và phát triển. Tư duy theo lối mòn khiến con người thụ động, mất khả năng sáng tạo, tư duy. Sống theo những lối mòn khiến con người sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, thiếu trách nhiệm với xã hội và bản thân. Có những câu chuyện buộc chúng ta phải suy ngẫm. Đó là câu chuyện có thật của nhà thám hiểm Clolombo và quả trứng. Clolombo là người lần đầu tiên tìm thấy châu My. Khi công bố này được đăng tải, có rất nhiều nghĩ rằng chẳng qua ông gặp may hoặc tình cờ tìm thấy, chẳng có gì phải làm ầm ĩ lên cả. Rồi trong một bữa tiệc long trọng, một nhà quý tộc hỏi vặn ông:
– Thưa ngài, chúng ta đều rõ châu My vốn ở đó. Ông chẳng qua là đi tới đó trước chúng tôi thôi. Nếu đổi lại là chúng tôi thì chúng tôi cũng se tự phát hiện ra châu My.
Đứng trước lời chỉ trích mang tính thách thức, Clolombo chẳng hề do dự. Ông lấy một quả trứng trên bàn và hỏi mọi người trong khán phòng:
– Thưa quý ông quý bà, trong số tất cả người ở đây ai se đặt được quả trứng đứng trên bàn. Xin hỏi ai có thể làm được.
Ai ai cũng xin thử sức nhưng chẳng ai làm được. Clolombo sau khi cho các quý ngài biết tuốt thử hết rồi, ông mới cầm quả trứng đập nhẹ đầu xuống bàn. Quả thực quả trứng đã đứng ở trên bàn. Sau đó, ông liền nói:
– Đúng vậy. Mọi thứ rất đơn giản. Tìm ra châu My chẳng là chuyện khó. Cũng như quả trứng này. Nhưng quan trọng rằng trước khi tôi làm được thì trong số các vị chẳng ai đạt được cả.
Sáng tạo đơn giản chỉ là như vậy. Quan trọng là bạn có dám nghĩ và dám làm hay không. Hãy khen thưởng, tuyên dương những người sáng tạo ra cái mới thay vì trù dập họ. Bạn hãy dũng cảm băng qua nơi chưa có dấu chân người để tìm con đường mới bởi vì thế giới có biết bao điều bí ẩn, lí thú, con người cần luôn chủ động khám phá để giúp cho cuộc sống hiện tại tốt đẹp hơn, văn minh hơn. Đi con đường mới se nhiều khó khăn, đôi khi thành công, đôi khi thất bại, nhưng nó khẳng định tinh thần chủ động, dấn thân, sáng tạo, dám nghĩ dám làm của con người. Những con đường mới chỉ thực sự có giá trị khi nó phục vụ đắc lực cho sự hoàn thiện con người cá nhân, sự văn minh, tiến bộ của toàn xã hội; những con người dám đổi thay là người phải có bản lĩnh, có tinh thần chiến binh, dám dấn thân… Hướng tới những con đường mới không đồng nghĩa với việc thoát ly cái cũ, quen thuộc, cái truyền thống mà cần biết phát huy sáng tạo cái truyền thống, đổi mới trên những lối mòn. Có người đã nói rằng nhà văn giống như một nhà thám hiểm và một cuộc thám hiểm thực sự không phải ở chô cần một vùng đất mới mà cần một đôi mắt mới. Dù viết về đề tài đã cũ nhưng bằng cái nhìn độc đáo, giàu tính khám phá, phát hiện, nhà văn vẫn thấu suốt bản chất đời sống, mang lại cho tác phẩm giá trị tư tưởng sâu sắc. Nếu nhà văn có đôi mắt mới, biết nhìn nhận con người và đời sống giàu tính khám phá, phát hiện lại tiếp cận với một vùng đất mới, thì sức sáng tạo của nhà văn và giá trị của tác phẩm càng độc đáo, càng cao. Vì thế, coi trọng vai trò quyết định của đôi mắt mới nhưng cũng không nên phủ nhận ý nghĩa của vùng đất mới trong thực tiễn sáng tác.
Cuộc sống của người nông dân nghèo Việt Nam thời kì trước Cách mạng tháng Tám là đề tài quen thuộc, được nhiều nhà văn khai thác và viết nên nhiều tác phẩm hay như: Tắt đèn (Ngô Tất Tố), Bước đường cùng (Nguyễn Công Hoan)… Cũng viết về cuộc sống của người nông dân thời kì trước Cách mạng tháng Tám, Nam Cao không chỉ đề cập đến nôi khổ đau về vật chất của người nông dân mà còn xoáy sâu vào bi kịch tinh thần đau đớn:
Bi kịch bị tha hóa, bị cự tuyệt quyền sống làm người lương thiện. Nhà văn trân trọng phát hiện phẩm chất tốt đẹp của con người, khẳng định bản chất lương thiện của con người không bao giờ mất đi cho dù họ có bị hủy hoại và tàn phá cả nhân hình lẫn nhân tính…
Chúng ta cũng cần phê phán những con người ngại khó ngại khổ, hèn nhát không dám tìm những con đường đi mới để tạo nên những giá trị mới, những thành tựu mới, thậm chí có những kẻ cơ hội mà dân gian gọi đó là: Ăn cô đi trước, lội nước theo sau – mạo hiểm thì dành cho người khác còn quyền lợi thì mong muốn mình có được trước tiên.133
Con người hiện đại như thế hệ trẻ chúng ta vừa tiếp thu những truyền thống văn hóa văn hiến của các thế hệ đi trước vừa phải sáng tạo để khẳng định ý nghĩa cuộc sống của bản thân. Là người Việt trẻ, bạn hãy mang tinh thần sáng tạo, dấn thân, dám là người đi đầu để thay đổi bản thân và dựng xây đất nước.