Đề bài: Bàn luận về quá trình nhận thức, Friedrich Engels có phương châm: Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó cả đời. Karl Marx thì thích câu châm ngôn: Hoài nghi tất cả. Anh/chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên?
Bài văn mẫu Nghị luận xã hội: Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó cả đời
Một người nào đó đã từng nói: Nếu bạn muốn trở thành người theo đuổi sự thật, bạn cần phải ít nhất một lần trong đời hoài nghi mọi thứ bằng hết sức mình. Nếu muốn tìm hiểu sự thật, bạn phải đi trên con đường mang tên hoài nghi. Bởi khi bạn hoài nghi bạn se nhìn mọi điều khách quan hơn, nhiều khía cạnh hơn và nó giúp bạn hiểu ra mọi thứ. Nói vấn đề này, Friedrich Engels có phương châm: Thà phải tìm hiểu sự thật suốt đêm còn hơn nghi ngờ nó cả đời, Karl Marx thì thích câu châm ngôn: Hoài nghi tất cả.
Sự thật là việc xảy ra, đã hoặc đang tồn tại. Dù cho nó là sự việc, hiện tượng sai trái hay đúng đắn thì nó vẫn là sự thật. Để tìm đến sự thật thì chúng ta nhiều khi phải trải qua suốt đêm – không hẳn chỉ là thời gian cụ thể mà là một quá trình khổ ải, đầy thử thách, mệt mỏi đến cả tinh thần lẫn thể xác. Nghi ngờ là một trạng thái tâm lí không chắc chắn, có thể xảy ra mà cũng có thể không xảy ra, không thể biết rõ được. Như vậy, câu phương châm của Friedrich Engels có nghĩa là đối với con người, thà vất vả tìm hiểu trong một thời gian ngắn (suốt đêm) để có được một nhận thức rõ ràng, khai thông được tư tưởng cho mình về một vấn đề nào đó, còn hơn là cứ để nó tồn đọng như một việc chưa được giải quyết, khiến cho mối nghi ngờ về nó luôn đè nặng mình trong thời gian dài (suốt đời). Thế nhưng từ hoài nghi trong châm ngôn của Karl Marx thì lại được hiểu khác với nghi ngờ. Hoài nghi nghĩa là xem xét mọi thứ ở nhiều góc độ nhiều khía cạnh khác nhau. Bởi thế, hoài nghi tất cả có nghĩa là cần phải tỉnh táo khi tiếp nhận mọi điều, suy xét chúng một cách khách quan, chớ thụ động, cả tin vào những gì mà chính mình chưa suy xét, kiểm chứng. Từ đó, ta có thể thấy bề ngoài chúng có vẻ mâu thuẫn nhau, nhưng bên trong lại thống nhất. Môi câu nhấn mạnh vào một khía cạnh của vấn đề nhận thức, các khía cạnh ấy bổ sung cho nhau. Thà chúng ta vất vả tìm hiểu còn hơn cứ để tồn đọng, ứ đọng gây khó chịu và khi tìm hiểu phải tìm hiểu thật rõ ràng, khách quan chớ vội vàng, cả tin.
Cuộc sống xung quanh ta có rất nhiều sự việc diễn ra. Vì vậy, việc nhận thức sự thật của từng sự việc hiện tượng là vô cùng khó khăn. Chính vì thế, muốn biết sự việc nào phải tìm hiểu sự thật ấy thật thấu đáo ngọn ngành dù cho phải mất nhiều công sức, còn hơn phải suốt đời cứ thắc mắc về nó, cứ nghi ngờ, không biết là nó có xảy ra hay không. Nếu không tìm hiểu kĩ càng mà lại đưa ra phán xét thì se gây ra những hậu quả khôn lường. Đối với Friedrich Engels, sự thật là những chân lý khách quan.
Tìm hiểu sự thật là mục đích quan trọng đối với việc nhận thức. Nếu không nắm được sự thật thì se gây khúc mắc và ngờ vực, nghi hoặc. Và nghi ngờ chính là một trạng thái tinh thần tiêu cực bất lợi đối với đời sống, nó không chỉ ảnh hưởng về mặt tâm lý mà còn ảnh hưởng đến trạng thái, hoạt động của con người. Nếu họ nhìn nhận sự việc trong trạng thái mơ hồ như đang đi trong màn sương trắng xóa thì hành động của họ se gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm. Chính vì vậy thà mất công tìm hiểu sự thật suốt đêm là giải pháp tích cực. Còn để trạng thái nghi ngờ đè nặng mình suốt đời là tiêu cực. Mất công trước mắt mà có được lợi ích lâu dài vẫn luôn là lựa chọn khôn ngoan của con người nói chung, của việc tìm hiểu khoa học nói riêng. Thomas Edison được mệnh danh là nhà sáng chế của 10.000 lần thất bại. Thế nhưng ông vẫn tự hào: Tôi không thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10.000 cách không hoạt động. Đó là kết quả của sự kiên trì nhẫn nại, sự vất vả của hàng ngàn thí nghiệm khác nhau để chúng ta có ánh sáng hôm nay.
Còn đối với câu châm ngôn của Karl Marx, mới tiếp xúc ta nhầm rằng hoài nghi là đa nghi, mang nghĩa tiêu cực. Nhưng nếu ngẫm nghĩ lại thì hoài nghi ở đây mang nghĩa tích cực. Trong cuộc sống cũng như trong tìm hiểu khoa học, luôn có thái độ hoài nghi như thế là điều cần thiết. Nó giúp con người có được sự cẩn trọng và chắc chắn trong hiểu biết, tránh được những hồ đồ, cả tin dễ dẫn tới sai lạc, lầm lẫn. Vì thế, châm ngôn Karl Marx thích cũng là một ý tưởng đúng đắn. Trước sự hoài nghi về bản chất của chủ nghĩa đế quốc, Hồ Chí Minh đã đến tận các nước đế quốc để chứng kiến sự lầm than của giai cấp vô sản trên toàn thế giới. Tại đất nước Mĩ, dưới chân của bức tượng Nữ thần tự do, Người đã bước vào nhà lưu niệm ghi những dòng chữ đại ý: Tượng giơ cao ngọn đuốc Tự do, Bình đẳng, Bác ái như vậy, nhưng ngay dưới chân tượng, trên chính mảnh đất này, người da màu, người phụ nữ, người lao động da trắng vẫn còn bị áp bức, bóc lột thậm tệ…
Thực tế trong cuộc sống vẫn có nhiều người sống lấp lửng, có nhiều người hành động thiếu suy xét và khi không tìm hiểu sự thật se bị dằn vặt suốt đời vì gây ra những hậu quả không lường trước được. Người có thái độ sống lấp lửng thường không tìm hiểu sự việc chính xác nên hành động không dứt khoát, chín chắn. Sự việc xảy ra là thật, mà sự thật ấy có thể đúng, có thể sai. Không biết rõ sự việc xảy ra như thế nào se không có sự chuẩn xác khi giải quyết công việc và nó se không được giải quyết một cách triệt để. Tào Tháo đã đi vào lịch sử như một kẻ ác chỉ vì không tìm hiểu sự thật: trên đường bôn tẩu, ở nhà người mổ heo, thấy quân Tào đã mệt mỏi rã rời, hai vợ chồng mới bàn cách giết heo để thiết đãi quân Tào. Lòng tốt của họ đã không được báo đáp mà phải nhận một cái chết oan uổng vì sự nghi ngờ của Tào Tháo cho rằng người nhà họ định “hành thích” mình. Đó là một tội ác vì không quyết chí tìm hiểu sự thật. Bên cạnh đó, còn có một số người sống quá đa nghi. Bất cứ việc gì cũng điều nghi ngờ tính “thật” của nó. Điều đó cũng gây ra rất nhiều tác hại. Chẳng hạn như khi mình kết bạn với một ai đó, thế nhưng, bạn cứ đa nghi, lo lắng rằng họ lợi dụng bạn, chơi xấu với bạn mà không tìm hiểu sự thật rõ ràng. Đến một ngày nào đó, bạn se mất đi một tình bạn thật sự.
Hai châm ngôn bề ngoài mâu thuẫn nhau nhưng bên trong bổ sung cho nhau với ý nghĩa vô cùng đúng đắn. Friedrich Engels và Karl Marx là hai nhà tư tưởng lớn, những người dẫn lối cho phong trào giải phóng con người nên từng sự việc họ đều suy xét một cách cẩn trọng, tránh hậu quả sau này. Chính vì thế, chúng ta cần cố gắng rèn luyện bản thân bằng cách tìm hiểu sự thật vô cùng thấu đáo, suy xét chúng một cách tường tận, không cho sự nghi ngờ ứ đọng trong suy nghĩ rồi mới đưa ra quyết định. Chúng se giúp ích ta rất nhiều trong việc học tập cũng như trong đời sống của mình. Có nghi ngờ thì mới mới có giác ngộ. Chúng ta nghi ngờ để rồi biết sự thật, phải bất chấp thế nào cũng phải tìm hiểu sự thật dù phải trải qua nhiều khó khăn nếu không chúng ta se phải ôm mối nghi ngờ suốt cả một đời. Đặc biệt, chúng ta phải tìm hiểu sự việc ở mọi góc độ khác nhau, chớ vội vàng cả tin. Thế nhưng phải đi đúng đường, đúng giới hạn nếu không chúng ta se sa vào sự đa nghi. Như vậy, ta mới hiểu tất cả về sự việc ấy một cách sâu sắc. Tìm hiểu sự thật kĩ càng, se giúp bạn hành xử đúng. Ngày nay, đối với lớp trẻ thì điều đó vô cùng cần thiết, giúp họ biết hành xử với gia đình, bạn bè và với cả xã hội.