Home Trung học Cơ SởLớp 9 Nghị luận xã hội về lòng nhân ái trong cuộc sống qua câu chuyện người ăn xin

Nghị luận xã hội về lòng nhân ái trong cuộc sống qua câu chuyện người ăn xin

by admin

MỘT NGƯỜI ĂN XIN

Một người ăn xin đã già. Đôi mắt ông đỏ hoe, nước mắt ông giàn giụa, đôi môi tái nhợt áo quần tả tơi. Ông chìa tay xin tôi.

Tôi lục hết túi nọ đến túi kia, không có lấy một xu, không có cả khăn tay, chẳng có gì hết. Ông vẫn đợi tôi. Tôi chẳng biết làm thế nào. Bàn tay tôi run run nắm chặt lấy bàn tay nóng hổi của ông:
– Xin ông đừng giận cháu! Cháu không có gì cho ông cả.

Ông nhìn tôi chăm chăm đôi môi nở nụ cười:

Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi.

Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó của ông.
(Theo Ivan Sergeyevich Turgenev)

Từ câu chuyện trên, anh chị cảm nhận điều gì về lòng nhân ái trong cuộc sống?

BÀI LÀM Nghị luận xã hội về lòng nhân ái trong cuộc sống qua câu chuyện người ăn xin

Hoa trái của tĩnh lặng là cầu nguyện
Hoa trái của cầu nguyện là niềm tin
Hoa trái của niềm tin là hạnh phúc
Hoa trái của hạnh phúc là tình yêu thương.

Khi bạn còn nằm trong bụng mẹ, bạn cảm nhận được bàn tay dịu dàng của mẹ vô về, nghe được những lời thủ thỉ ngọt ngào. Đó chính là tình yêu thương. Khi bạn cất tiếng khóc đầu tiên, gương mặt sung sướng của bố, nghe được tên. Đó là tình yêu thương. Bạn trải qua thời thơ ấu trong vòng tay ấm áp, trong tiếng ru hời của mẹ, được nghe những câu chuyện cổ tích. Đó là tình yêu thương. Con người chúng ta không sống đơn độc. Chúng ta sinh ra là để yêu thương lẫn nhau. Tình yêu thương là hạnh phúc của con người. Câu chuyện về Người ăn xin như một minh chứng cho điều đó. Một người già ăn xin với đôi mắt đỏ hoe, nước mắt giàn giụa, đôi môi tái nhợt, áo quần tả tơi chìa tay ra xin tiền tôi. Thật không may, tôi chẳng có gì cả, ngay cả một đồng xu dính túi cũng không. Bàn tay tôi nắm chặt lấy bàn tay run rẩy của ông cố nói rằng tôi xin lôi vì chẳng có gì để cho cho ông cả.

Thế nhưng, đáp lại tôi, ông nói: Cháu ơi, cảm ơn cháu! Như vậy là cháu đã cho lão rồi. Khi ấy tôi chợt hiểu ra: cả tôi nữa, tôi cũng vừa nhận được một cái gì đó từ ông lão. Có lẽ các bạn ngạc nhiên lắm vì rõ ràng cả “tôi” và ông lão trong câu chuyện đều có nhận được gì đâu mà bảo là nhận. Vậy cái đã cho từ ông lão và một cái gì đó từ nhân vật tôi là gì? Đấy chính là tình yêu thương, sự cảm thông và chia sẻ mà họ cảm nhận được ở đối phương. Đó cũng chính là một triết lí, một phương châm sống mà môi con người chúng ta cần có. Một sự quan tâm đúng lúc, một ánh mắt, một nụ cười, một cái siết tay biết chia sẻ của người bạn hay của ai đó cũng đủ làm cho cuộc sống của chúng ta thêm phần ý nghĩa. Câu chuyện là bài học cho con người về cách sống, cách đối nhân xử thế: cuộc sống chỉ có ý nghĩa thật sự khi ta biết cảm thông, chia sẻ và tôn trọng người khác.

nghil uan xa hoi ve long nhan ai trong cuoc song qua cau chuyen nguoi an

Tình yêu thương trước hết phải là biết yêu thương chính bản thân mình, yêu thương những người xung quanh, yêu thương đồng bào cùng chung một bọc, yêu thương đồng loại. Tình yêu thương ấy không chỉ biểu hiện ở tấm lòng, lời nói mà còn ở những hành động, việc làm cụ thể. Một tấm áo gửi đồng bào miền Trung lũ lụt, một hành động giúp đỡ người trong cơn hoạn nạn, một mùa hè xanh tình nguyện, một giọt máu cứu giúp người đang lâm trọng bệnh hoặc đơn giản đó chỉ là một cái nắm tay, một ánh nhìn đồng cảm sẻ chia…

Biểu hiện cao nhất của tấm lòng nhân ái chính là đức hy sinh. Những người chiến sĩ như Nguyễn Văn Thạc, Đặng Thùy Trâm sẵn sàng cống hiến tuổi thanh xuân cho đất nước, bảo vệ cuộc sống bình yên và hạnh phúc cho mọi người. Những bà mẹ Việt Nam anh hùng tần tảo lặng lẽ hy sinh cuộc đời vì chồng, vì con, vì đất nước. Người thanh niên lao mình xuống dòng thác lũ cứu những em nhỏ đang hoạn nạn. Cậu học trò nhỏ không ngại hiểm nguy cứu bạn khỏi tai nạn điện giật để rồi mạng sống của bạn được bảo vệ còn đôi chân của mình thì mất đi vĩnh viễn. Có biết bao nhiêu tấm gương không tên trong cuộc sống hy sinh bản thân mình vì người khác. Ở bất kỳ độ tuổi nào, là một người đã có tuổi hay một thanh niên trai tráng hay chỉ là một thiếu niên trẻ tuổi, họ sẵn sàng đánh đổi cuộc sống bình yên của mình vì hạnh phúc của nhân loại. Họ là những con người dũng cảm, những trái tim yêu thương rất đáng quý trong xã hội.

Cuộc sống luôn cần có tình yêu thương của con người dành cho nhau, có thể không bớt được cái lạnh giá thể xác đêm đông nhưng chắc chắn se vơi đi cái lạnh giá, cô quạnh trong lòng. Mà khi tâm hồn chết thì con người mới thực sự sống không còn ý nghĩa. Lòng nhân ái chính là vũ khí cao thượng nhất để khắc chế kẻ thù bởi vì lòng nhân ái có thể là một tình yêu, một lòng tốt bình thường nhưng lại có sức mạnh lớn lao vượt qua mọi khoảng cách và giới hạn khiến người gần người hơn. Một câu chuyện có thực bắt đầu khi những bức hình giản đơn nhưng vô cùng đáng yêu được đăng tải trên trang Chuyện nhỏ Sài Gòn. Đằng sau hình ảnh về chú chó nằm trong chiếc giỏ đánh giày là cả một câu chuyện đẹp về lòng yêu thương động vật của người đàn ông đánh giày bị câm và liệt tay trái.

Xúc động hơn, ngay cả chú chó dễ thương ấy cũng bị mù cả hai mắt. Hai số phận khốn khó nương tựa vào nhau – người đánh giày bị câm và chú chó nhỏ không được nhìn thấy ánh sáng – một câu chuyện tưởng như chỉ tồn tại trong cổ tích đang có thật tại Sài Gòn, bên một mái hiên trú tạm, người chủ nghèo vẫn hàng ngày chia sẻ miếng cơm manh áo vốn đã chẳng đủ no, đã không đủ lành cho chú chó, rồi hàng ngày xách nó đi cùng những lần mình đánh giày mưu sinh. Người đàn ông và chú chó mù từ ngày hôm nay đã không còn cô đơn nữa. Họ nhận được nhiều giúp đỡ, nhiều yêu thương. Những câu chuyện về tình thương vừa lay động lòng người vừa thức tỉnh con người hiểu hơn về lòng nhân ái trong cuộc sống. Những tình thương quý giá khiến trái tim ngẹn ngào trong xúc động, khiến thay đổi những mảnh đời cơ cực và còn làm chính những con người nhân ái thêm hạnh phúc vì đã cứu giúp được những số phận thiếu may mắn, vì đã góp phần làm đẹp cho đời và cho xã hội. Hơn tất cả, lòng nhân ái se làm phong phú tâm hồn của người cho đi, làm tăng thêm nhiệt huyết sống cho người nhận được. Đừng bao giờ tiếc nuối vì cho đi một tình yêu chính là cách nhân lên tình yêu.

Nếu không có tình yêu thương cuộc sống se trở nên lạnh giá, khi ấy dù trái tim chưa ngừng đập nhưng cũng chỉ là vô nghĩa. Nhà sư phạm người Nga Vasyl Sukhomlynsky đã nói: Nếu đứa tre dửng dưng trước những điều xảy ra trong trái tim của bạn, bố mẹ hay bất cứ người đặc biệt nào em gặp. Nếu những đứa tre không biết đọc trong ánh mắt người khác, trong trái tim người đó sẽ không bao giờ trở thành con người chân chính. Bài học làm người đầu tiên là bài học về sự nhân ái, can đảm và sẻ chia. Chúng ta không thể quên cái chết đầy xót xa của cô bé bán diêm trong truyện ngắn “Cô bé bán diêm” của Andersen. Sự độc ác của người cha, sự thờ ơ của người qua đường chính là thủ phạm cướp đi sự sống của cô bé chứ không phải giá lạnh của băng tuyết thiên nhiên. Câu chuyện đó đã bước ra đời thực trong câu chuyện của cậu bé Syria. Trên hành trình chạy trốn chiến tranh và đói nghèo, con thuyền chở gia đình bé Aylan Kurdi, ba tuổi, gặp nạn. Khi chiếc thuyền dần chìm xuống, bố cậu bé, anh Abdullah, cố nắm lấy tay vợ và hai cậu con trai nhưng không được. Anh lạc mất vợ con giữa đám đông hoảng loạn đang cận kề cái chết. Bức ảnh thi thể bé trai ba tuổi người Syria chết đuối, trôi dạt vào bờ biển khiến thế giới chấn động. Con người trên thế giới này, bất kể thuộc quốc gia nào đều cần tình yêu thương. Cả châu Âu một lần nữa phải nhìn lại mình về sự vô cảm, họ đã mở tấm lòng để đón nhận những người tị nạn tha hương.

Không ai là không biết đến bộ phim thế kỷ Titanic, khi con tàu chìm dưới lòng Đại Dương, đôi tình nhân chơi vơi lạc lõng giữa biển rộng mênh mông song cô gái là người đã chiến thắng số phận. Sau sự cố kinh hoàng ấy cô vẫn sống một cuộc đời tốt đẹp nhờ những lời động viên, an ủi và tình yêu mãnh liệt của chàng trai. Tình thương có thể san sẻ mọi khó khăn, thử thách, tạo nên sức mạnh để con người vượt qua mọi gian nguy, trở ngại, vững tin vào cuộc sống. Tình thương còn là phương tiện để truyền tải tình cảm, biểu đạt sự yêu thương, tiếc nuối, hối hận và cả niềm tin, hy vọng. Trong lịch sử thế giới hiện đại, khó ai có thể quên được sự kiện kinh hoàng ngày 11/9/2001 – một trong những ngày đen tối nhất của nhân loại. Khi hai chiếc máy bay đâm vào tòa tháp đôi của New York, khi mà những hành khách dũng cảm nhất cũng biết rằng mình đã cầm chắc cái chết. Họ đã làm tất cả những gì có thể trong giây phút ngắn ngủi còn lại của cuộc chết, họ đã gọi điện, gửi tin nhắn cho người thân và không có một từ nào trong đó có chứa sự căm ghét và thù hận. Tất cả đều là những thông điệp yêu thương, chúc phúc, xin tha thứ về những lôi lầm mà họ đã gây ra. Ngay ngày hôm sau hàng triệu lời động viên, an ủi từ khắp thế giới đã được chuyển tới gia đình nạn nhân. Hay trong chuyến tai nạn định mệnh chìm phà Seoul, trước lúc ra đi về với trời đất, người con vẫn kịp bày tỏ tình yêu của mình với người mẹ chỉ bằng một dòng tin nhắn ngắn gọn: “Con yêu mẹ”. Dường như khi cái chết cận kề, người ta càng thêm thấu hiểu được tình yêu thương dành cho những người xung quanh mình, mới kịp bày tỏ và gửi gắm tình thương đến mọi người. Ngay từ khi sinh ra môi người đã được hưởng sự yêu thương từ cha mẹ, từ những người xung quanh. Vậy không có lý gì mà khi lớn lên, trưởng thành con người lại đeo cho mình chiếc mặt nạ của sự vô tình và lãnh cảm để đối xử với người khác. Xã hội hiện đại ngày nay, mọi người như bị cuốn theo những xô bồ, bộn bề, những cám dô khó cưỡng của cuộc sống và tình người trở nên xa xỉ hơn bao giờ hết. Có đôi khi vô cảm trở thành một hiện tượng để lại nôi đau xót và sự suy ngẫm trong lòng người.

Se đáng quý biết bao khi xuất hiện giữa đời thường những tấm lòng nhân ái, những áo xanh tình nguyện hay đơn giản chỉ là những cử chỉ, hành động yêu thương giữa người với người. Nơi lạnh nhất không phải Bắc cực mà là nơi không có tình thương. Thứ lạnh giá đáng sợ nhất không phải ở băng tuyết thiên nhiên mà là ở trong trái tim băng giá của con người. Con người se chẳng ai muốn đối xử với nhau bằng những trái tim vô cảm chỉ là do hoản cảnh đưa đẩy và buộc người ta phải sử dụng bộ mặt lạnh lùng của mình. Nhưng cả xã hội se ra sao nếu tất cả đều mang bộ mặt ấy? Môi người hay cư xử với đồng loại bằng trái tim, bằng tình thương vốn có trong tâm để trái đất này se không còn băng giá nữa.

You may also like

Leave a Comment