Nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu
Đề bài: Cảm nhận và suy nghĩ về nhân vật người đàn bà trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu.
Sinh thời Nguyễn Minh Châu luôn tâm niệm phải “cố gắng đi tìm cái hạt ngọc ẩn giấu trong cái bề sâu tâm hồn con người”. Thật thú vị khi đọc truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa lại được sống trong những giây phút hạnh phúc của sự tìm kiếm-tìm kiếm vẻ đẹp của người đàn bà trong hành trình đi tìm hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn con người của Nguyễn Minh Châu.
Trước khi hòa bình, Nguyễn Minh Châu cũng đã từng có một tác phẩm kiệt xuất Mảnh trăng cuối rừng với nhân vật Nguyệt-cô gái xinh đẹp đã cùng thức gần trọn một đêm giữa chiến trường mưa bom bão đạn. Cả hai tác phẩm đều được viết trong sự đối lập giữa người và cảnh. Nếu trong Mảnh trăng cuối rừng cô Nguyệt hiện lên như một ánh sáng rực rỡ bay qua vùng trời tối tăm,như viên ngọc sáng chói giữa chiến trường chống Mĩ ác liệt đầy bão đạn, hố bom thì người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa lại hiện lên như một vết loang trên bức tranh toàn bích: Cảnh thuyền biển thu lưới lúc bình minh. Nhưng dù là sự đối nghịch giữa cái đẹp và cái xấu,giữa con người và cảnh vật nhưng cả hai câu chuyện đều đã tạc dựng nên hình ảnh tâm hồn tuyệt đẹp của những người phụ nữ Việt Nam. Người đàn bà kia dẫu như vết mực loang trên bức tranh toàn bích thì tâm hồn bà vẫn sáng rực. Người đàn bà vùng biển ấy không được may mắn như những người phụ nữ khác là nhan sắc. Bà chắc ngoài bốn mươi tuổi, xấu “thân hình cao lớn với thô kệch”. Người phụ nữ Việt Nam từ xưa đến nay luôn đánh giá ở những phương diện “công,dung,ngôn,hạnh” người đàn bà đã mất đi cái “dung” nhưng không vì thế mà những phẩm chất còn lại của bà cũng mờ nhòa. Bà cũng đã từng là con cái gia đình khá giả nhưng do quá xấu lại mặt rỗ sau trận đậu mùa nên không ai đến hỏi cưới. Nỗi đau khổ của một người con gái “quá thì lỡ lửa” khó có thể tả xiết. Nhưng cuối cùng bà cũng có được một gia đình với người chồng và đàn con “trên dưới chục đứa”.
Cuộc sống làm nghề chài lưới,lênh đênh trên chiếc thuyền thật là cơ cực. Đã có những họ phải ăn xương rồng chấm muối để sống qua những ngày “vu Bắc” biến động liên miên. Gia đình của người đàn bà tất nhiên cũng không tránh khỏi. Họ đã phải ăn xương rồng, thứ cây được trồng để dành cho súc vật vậy mà gia đình bà phải ăn khổ sở,nhưng cái nghèo đói đâu chỉ bắt tội con người ta ở đấy. Nó đã làm cho người chồng của bà ngày xưa tuy có “cục tính” nhưng “vẫn hiền lành lắm” đã trở nên thô lỗ cục cằn, đánh đập vợ con để trút phiền và giải tỏa bớt cái khổ. Trước đây, ta đã gặp ” Chí Phèo” và bây giờ ta thấy sự tha hoá ấy trong người chồng của người đàn bà làng chài. Cái khổ đã làm ông mất đi nhân tính để trở nên thô lỗ cục cằn, đánh đập vợ con để trút phiền và giải tỏa bớt cái khổ. Trước đây, ta đã gặp Chí Phèo và bây giờ ta thấy sự tha hóa ấy trong người chồng của đàn bà làng chài. Cái khổ đã làm ông ta mất đi nhân tính để trở nên ác độc, cục cằn thô lỗ. Thật là một hoàn cảnh éo le cho người phụ nữ, cái gia đình mơ ước của người đàn ba giờ đây đang đứng trước bờ vực của sự tan vỡ. Người chồng vũ phu ấy ” cứ khi nào khổ quá” là lại đem bà ra đánh. Người ta sẽ kêu gào, than khóc khi bị đau đớn, bị hành hạ nhưng ở đây người người đàn bà ấy lại không khóc, không van xin, không bỏ chạy, bà cứ ngồi đấy cho lão chồng mặc sức quất lưng vào người, Tại sao lại có sự nghịch lí như vậy? Tất cả chỉ bởi một điều là những đứa con của bà cần có cha nó,cần được ăn và được lớn. Tình yêu thương con cái vô bờ bến của bà đã làm cho bà có thể chịu đựng mọi sự đau đớn. Dù trong hoàn cảnh nào bà vẫn nghĩ cho những đứa con, bà lo cho sự hoàn thiện nhân cách của chúng. Bà không muốn những đứa con của mình phải chứng kiến cảnh cha chúng đánh mẹ vì vậy bà đã xin ông chồng đưa bà lên bờ mà đánh. Điều đó bộc lỗ tình yêu thương con cái vô bờ bến của bà.
Người đàn bà không khóc khi bị đánh chồng đánh nhưng những giọt nước mắt ấy lại nhỏ xuống khi nghĩ về những đứa con. Thằng Phác-đứa con giống cha nó y hệt lại là đứa bà yêu nhất. Bà sợ rằng một ngày nào đó, vì thế bảo vệ mẹ, mà nó sẽ làm việc trái với luôn thường đạo lí đó là giết cha nó. Khi chứng kiến cảnh cha đánh mẹ đã lao đến như một mũi tên giành lấy cái thắt lưng trong tay cha nó. Những giọt nước mắt của bà như một thứ nước rửa ảnh quái đản đã làm tan biến thước phim tuyệt đẹp về cảnh biển kia, khiến cho nhà nhiếp ảnh Phùng giải mình mà nhận ra rằng: Cuộc sống luôn có tính chất hai mặt, trong cái đẹp luôn bao chứa những cái xấu xa, trong cái hạnh phúc lại là phần khổ đau.
Tại toàn án huyện, một lần nữa ta lại được chứng kiến và khám phá ra phẩm chất rạng ngời của một người mẹ Việt Nam trong người “đàn bà”. Vị chánh án Đâu người đã rất bất bình trước việc đánh đập vỡ dã man của người đàn ông kia ” ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng” đã làm một việc sai với nghĩa vụ của mình,thay vì khuyên răn người ta hòa hợp.
Thế nhưng,kiên quyết và mãnh liệt,người đàn bà ấy đã trở nên sắc sảo và đưa ra lí lẽ cho cái việc quyết không bỏ chồng của mình, bà nói:” Người đàn bà hàng chài ở thuyền chúng tôi cần có một người đàn bà để chèo chống khi phong ba, cùng làm ăn nuôi đặng một đàn con mà nhà nào cũng trên dưới chục đứa. Phải sống cho con chứ không thể sống cho mình. Bây giờ thì ta mới thực sự hiểu nguồn gốc của mọi sự hi sinh của bà là những đứa con. Bà chấp nhận cho chống đánh đập nhưng nhất quyết không bỏ hắn, chấp nhận xa con để cho nó được sống sướng hơn và không làm gì trái với luân lí,bà luôn lo lắng cho nhân cách của con cái. Quả là một người mẹ hiền yêu thương con hết mực và giàu đức hi sinh.
Sống trong cuộc đời này ai chẳng có một ước mơ và mong muốn của người đàn bà ấy lại thật là giản dị nhưng cao quý biết bao,mơ ước của người đàn bà là trông thấy những đứa con ăn no,lớn khôn. Người mẹ ấy luôn biết chắt chiu, những hạnh phúc dù là nhỏ nhất,như một tia sáng ửng lên trên khuôn mặt một nụ cười, bà nghĩ về cảnh “hạnh phúc nhất là được ngồi nhìn con cái của mình, chúng được ăn no”. Người đàn bà ấy tuy không có nhan sắc, khuôn mặt lúc nào cũng mệt mỏi vì phải thức đêm kéo lưới nhưng tâm hồn lại sáng chói. Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là người mẹ Việt Nam giàu đức hi sinh, lòng vị tha và bao dung.
Có thể thấy, người đàn bà trong Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu là một người phụ nữ không nhan sắc nhưng lại có lòng yêu thương con cái vô bờ bến, sẵn sàng hi sinh hạnh phúc của mình vì những đứa con. Bà là biểu tượng đẹp về nhân cách, phẩm giá của những người phụ nữ Việt Nam. Với nghệ thuật và hình tượng người đàn bà ứng biến, tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu sẽ mãi là tác phẩm kiệt xuất của nền văn học Việt Nam hôm nay và mai sau.