Đề bài: Em hãy trình bày những nét độc đáo trong tập thơ Nhật ký Trong tù của Hồ Chí Minh
Bài làm
Với Nhật ký trong tù ai cũng thấy đây là một tập thơ độc đáo nhưng không xa lá. Chính điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn của tập thơ và sức lưu giữ lâu bền trong lòng bạn đọc.
Người ta nói: Nghệ thuật là lĩnh vực của sự sáng tạo. Vì thế ta có thể thấy được ở mỗi nghệ sĩ, mỗi tác phẩm những nét rất mới, rất riêng, cho dù nhìn tổng thể nhiều tác phẩm chịu ảnh hưởng của nhai. Tuy nhiên, đó chính sự gặp gỡ và kế thừa giữa những nhà nghệ sĩ. Ta gặp điều đó trong Nhật ký trong tù ở chỗ nhiều bài thơ mang âm vang của thơ Đường, thơ Tống – Trung Quốc. Phải chăng đây là sự gặp gỡ, kế thừa sự phát triển một nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh. Phải chăng đây là sự gặp gỡ, kế thừa và phát triển một nhân cách văn hóa Hồ Chí Minh.
Những nét độc đáo của Nhật ký trong tù thể hiên ở hoàn cảnh sáng tác, ở đề tài giọng điệu nghệ thuật. Đồng thời tập thơ cũng mang đến người đọc sự tiếp nhận hết sức độc đáo: đó là cách xem một tập nhật ký với cách thức là một tập thơ viết trong tù.
Tháng 8 năm 1942 trên đường sang Trung Quốc, Hồ Chí Minh bị nghi là gián điệp và bị bắt. Bọn Tưởng Giới Thạch đã bắt giam và đày đọa Người dã man trong 13 tháng giải qua lại gần 30 nhà giam của 30 huyện (Nguyễn Đăng Mạnh). Trong thời gian này, không có điều kiện hoạt động Cách Mạng, Người phải làm thơ để giải trí, để giải trí động viên tinh thần mình. Vì thế, tập thơ Nhật ký trong tù độc đáo trước hết là ở hoàn cảnh sáng tác. Tập thơ được sáng tác ở nước ngoài và được sáng tác bằng chữ Hán – một điều ít thấy trong văn học Việt Nam hiện đại. Vì đây là tập Nhật ký trong tù lại được viết bằng thơ nên mang đầy đủ những đặc trưng của nghệ thuật thơ. Tập thơ vừa có yếu tố tự sự, vừa có yếu tố trữ tình độc đái, hướng nội sâu sắc. Nhờ vậy, qua tập thơ ta không chỉ thấy được những điều mà Hồ Chí Minh mắt thấy tai nghe hằng ngày ở nhà từ và trên đường bị giải từ nhà lao này đến nhà lao khác không chỉ thất bộ mặt đen tối của nhà tù, của chính quyền Tưởng Giới Thạch rất tỉ mỉ, chi tiết, mà còn thấy hiện lên rất rõ bức chân dung tự họa của Hồ Chí Minh – Hình tượng chính của tập thơ.
Nằm trong bộ phận thơ từ 1930 – 1945 nhưng Ngục trung nhật ký khác với thơ tù của Tố Hữu, của sóng Hồng, Đặng Xuân Thiều…. Thường thì cảm giác bị bủa vây, ngột ngạt trong một khoảng không gian chật hẹp luôn đè nặng cân não của người tù. Bao nhiêu tâm tư của người tù bị dồn nén trong hàng chữ cô đọng: “từ cửa ra vào đến cửa sổ là bày bước”. Còn đây là tâm tư trong tù của Tố Hữu
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan lòng hè ơi
Ngột làm sao chết uất thôi
Hoặc
Mõ điểm thay phiên vòng địa ngục
Xiềng kêu hôi tỉnh, mộng trần ai
… Thức ra mắt vướng bốn bên những tường
Trong Nhật ký trong tù, ta không gặp tứ thơ nào diễn tả tâm trạng ấy, duy chỉ có một lần Bác thông báo về khuôn khổ của một mảng không gian chật hẹp giam hãm nhà thơ. Phải chăng đó là sự khác biệt giữa hai tâm hồn nhà thơ: sôi nổi và già dặn, bình tĩnh.
Ba thước chiều dài hai thước rộng
Bốn người chen chúc ở bên trong
Duỗi chân một tý cũng không tệ
Nhà hẹp mà người lại quá đông
(Nhà giam của cục Chính Trị)
Thơ tù nói chung đều viết bằng tinh thần thép, đó là tinh thần chiến đấu vượt lên trên hoàn cảnh, hướng đến cuộc sống, bên ngoài nhưng tất cả đều chỉ là mơ ước, mọi thứ đều là tưởng tượng bởi tác giả đã số bị giam hãm suốt ngày trong lao tù. Thơ tù Hồ Chí Minh thì khác, thơ Người cũng viết bằng tinh thần thép nhưng hòa quyện với chất trữ tình . Thơ tù mà tràn ngập thiên nhiên. Và trong thiên thiên ấy vẫn chan chứa tinh thần thép.
Điều đặc biệt là khác với đề tài đấu tranh với những khẩu ngữ : “quyết hi sinh”, “liên hiệp lại” mà ta thường thấy trong thơ của những chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi bị câm tù, thơ tù Hồ Chí Minh nói toàn những chuyện bình thường. Đây là một điều độc đáo nhất trong Nhật ký trong tù. Những đề tài giản dị như chiếc răng rụng mất, cái gậy, ăn cơm đi đường…. hay tao nhã hơn là ngắm trăng… Tưởng như người Việt không phải là một người tù mà là một người bình thường, lấy đề tài ở những chuyện hằng ngày mà gửi gắm tình cảm của mình vào đó.
Hơn 100 bài thơ Nhật ký trong tù được viết bằng chữ Hán nhưng cho dù đó là những bài thwo có niêm luật chặt chẽ, mang thi pháp thơ Đường, cô đọng, hàm súc thì đó chỉ là cái vỏ sáng trọng bề ngoài chứa đựng một nội dung hết sức bình thường nhưng hoàn toàn không tầm thường. Nó giản dị sâu sắc, tràn đầy một tinh thần nhân đạo hơn.
Trước hết Nhật ký trong tù thể hiện một tâm hồn lớn. Đó là tình yêu thiên nhiên, yêu thương những người mà bác gọi là bạn hữu, những người phụ nữ, những em bé….. Thậm chí là nhìn trăng sáng, Người cũng không thể hững hờ.
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà
Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi ca
Bài thơ hoàn toàn không nói đến việc tác giả bồn chồn, đau khổ vì mất tự do mà chỉ thấy hình tượng một thi sĩ hết sức nhạy cảm và tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên. Thực ra trong chốn lao tù, người thi sĩ đâu được thưởng trăng một cách thoải mái . Có lẽ song sắt nhà tù chỉ cho lọt qua một chút ánh trăng mà thôi. Song không vì thế mà người thu sĩ đành bất lực, với sức tưởng tượng phong phú, với tâm hồn yêu mến thiên nhiên, Hồ Chí minh cũng cảm thấy dạt dào thi huosngm cũng cả thấy bồi hồi xao xuyến trước cảnh đẹp của đêm trăng “cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ.
Nhật ký trong tù là một tập thơ lớn, gây xúc động lòng người, bởi đây là tiếng nói hết sức chân thành của nhà thơ – người chiến sĩ Hồ Chí Minh. Tập thơ độc đáo được viết lên từ một con người hết sức giản dị,, với những giá trị tinh thần mà Nhật ký trong tù mang lại, làm cho tập thơ sống mãi với thời gian.
Bài văn mẫu Những nét độc đáo trong Tập thơ Nhật ký trong tù của Hồ Chí Minh sẽ là một tài liệu hữu ích giúp các bạn học tốt hơn.