Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính.
Có ý kiến cho rằng: “Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”. Anh/chị thấy ý kiến này như thế nào?
Bài làm:
Cuộc sống phức tạp vô cùng, tốt xấu lẫn lộn. Trong những cái tốt đẹp đáng để học hỏi thì vẫn luôn luôn tồn tại những cái xấu. Chúng ta vẫn thường nghe ông bà cha mẹ nói rằng: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Con người vốn dĩ dễ dàng bị cái xấu tác động. Vì vậy mới có câu nói:Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”. Câu nói này như một lời cảnh tỉnh chúng ta về việc phòng ngừa thói xấu ở đời.
Tam tự kinh có câu” Nhân chi sơ, tính bản thiện”. Con người từ khi sinh ra bản chất vốn dĩ tốt đẹp, tất cả mọi thói xấu mà con người mắc phải là do môi trường sống không lành mạnh.Tôi đã không biết nói tục chửi bậy kể từ khi tôi vào đạ học. ngày trước, đi học cấp ba rất ít khi tiếp xúc với những câu chửi thề bậy bạ, vậy mà khi bước vào ngưỡng cửa đại học, tiếp xúc với môi trường nhiều người ó thó quen nói tục, chửi bậy. Những câi Lúc đầu các bạn nói chỉ theo phong trào, cho vui nhưng lâu dần những câu nói bậy, chửi thề được thốt ra khỏi miệng một cách vô thức không làm chủ được lời nói của mình, gây sự phản cảm cho những người đối diện, cho xung quanh. Không phải ngay từ khi sinh ra con người đã mang sẵn những thói xấu. Thói xấu dần dần hình thành và ngự trị trong mỗi người. Người nào có bản lĩnh cứng cỏi, chiến thắng được chính mình thì những thói xấu ấy ít có cơ hội bộc lộ. Vì vậy đừng xem thường những cái thói xấu nhỏ nhặt ấy, bởi vì :“Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính”
“Thói xấu ban đầu là người khách qua đường”, đúng như vậy,ban đầu ta thường thơ ơ không quan tâm đến những thói xấu ấy vì ta nghĩ nó không liên quan đến chúng ta như những người khách qua đường vậy, chẳng có mối liên hệ nào. Nhưng những vị khách qua đường ấy không chỉ có một hai người mà lâu lâu mói đi qua chúng ta. Những vị khách qua đường ấy vô cùng đông đúc, thậm chí là mỗi ngay chúng ta đều gặp phải. Những thói xấu như: nói tục chửi bậy, vứt rác bừa bãi ” ban đầu chúng ta và nó không liên quan đến nhau, nhưng mà ” gần mực thì đen”, với những con người không vững vàng trước những thói xấu và dễ bị cám dỗ thì rất dễ dàng du nhạp nó.Vì vậy, con người ta nếu muốn trở thành người có ích cho xã hội, trở thành người sống đúng chuẩn mực đạo đức thì trước tiên cần phải tỏ rõ một thái độ vững vàng, tránh xa các thói hư tật xấu, dù là nhỏ hay lớn.
“Tiếp đến, thói xấu đã trở thành người bạn thân ở chung nhà”, vì sao lại là người bạn thân? Vì lúc đó ta vẫn đang thấy những thói xấu đó không làm ta khó chịu, thậm chí nó khiến ta thoải mái, nó cùng ta chung sống, sinh hoạt. Thói xấu bắt đầu len lỏi vào mọi hoạt dộng của cuộc sống chúng ta. Nhiều khi một bạn học sinh du nhập thói xấu này nguyên nhân đơn giản chỉ vì bạn muốn tỏ ra người lớn, muốn chơi trội hay muốn thể hiện bản thân thôi. Hiện nay chúng ta thấy nhiều bạn nam học cấp 3 lại hút thuốc, nguyên nhân đơn giản chỉ vì bạn bè hút, mình cũng phải hút cho bằng bạn bằng bè.
Người khách qua đường, tới người bạn thân và cuối cùng là ông chủ khó tính.Khi thói xấu đã trở thành ông chủ nhà khó tính thì có nghĩa là thói xấu ấy đã ngự trị trong con người chúng ta, hay chúng ta đã bị những thói xấu ấy ngự trị, đôi khi ta bực mình với ông chủ nhà khó tính ấy nhưng không có cách nào thoát khỏi nó.Một khi con người không giữ được thiên lương, nhân phẩm trước sự cám dỗ của vật chất, hưởng thụ… thì rất dễ mất đi nhân phẩm. Thói xấu như kẻ xảo quyệt, ranh ma đội lốt người khách để thực hiện ý đồ của mình. Đó là sứ giả của ác quỉ, của bóng tối, của những tiêu cực đi ngược lại với con người, xã hội. Trong cuộc sống có rất nhiều trường hợp như vậy. Từ một người học sinh ngoan ngoãn, bước vào ngưỡng cửa đại học, nhiều bạn nam sa vào con nđường nghiện game, dần dần quên đi nhiệm vụ học hành, thậm chí cờ bạc, rượu chè, sau dần những thói xấu- ông chủ nhà khó tính ấy trở thành kẻ sai khiến những con người nghiện ngập này vào con đường tội lỗi, thậm chí có thể đi giết người, cướp của để có tiền chi tiêu.
Chúng ta cần có thái độ cảnh giác với những thói hư, tật xấu ngay từ hôm nay bởi, chúng có sức hấp dẫn vô cùng mãnh liệt có thể lôi kéo con người ta vô cùng ghê gớm. Do đó, ngay từ ban đầu con người hay coi chúng là xa lạ không nên làm quen, lại gần bắt chuyện với chúng. Không thể để cho chúng có cơ hội thành bạn thân rồi thành chủ nhà khó tính điều khiển hành vi, cuộc đời chúng ta.Trong cuộc sống có những thói quen nhỏ nhặt luôn diễn ra hàng ngày như việc: Nói tục, chửi bậy. Lúc đầu các bạn nói chỉ theo phong trào, cho vui nhưng lâu dần những câu nói bậy, chửi thề được thốt ra khỏi miệng một cách vô thức không làm chủ được lời nói của mình, gây sự phản cảm cho những người đối diện, cho xung quanh. Chắc hắn ai cũng phải ngỡ ngàng khi bước vào một quán net gần trường đại học, ở đó, những lời nói tục chửi thề như một điều không thể thiếu khi các bạn ấy đắm chìm vào thế giới ảo. Thói xấu ban đầu cứ ngỡ là người qua đường không quen biết ấy dần trở thành người bạn thân sống chung nhà và sau đó trở thành ông chủ nhà khó tình ngự trị trong chúng ta.
Những thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành người bạn thân ở chung nhà và kết cục biến thành một ông chủ nhà khó tính
Là những con người văn minh, đặc biệt là thế hệ trẻ hiện nay cần có bản lĩnh vững vàng để tránh xa những thói xấu.Trong cuộc sống hiện nay,mỗi người nếu không tự nhận thức và phân biệt được đâu là tính tốt và đâu là thói xấu thì sẽ rất dễ đánh mất mình, dễ biến mình thành nô lệ của những thói xấu. Lúc đầu những hành động không tốt có thể chỉ bắt nguồn từ sự vô tình giống như người qua đường ta vô tình gặp. Nhưng nếu lặp lại lần thứ hai, sẽ rất dễ có lần thứ ba và những lần khác nữa- người bạn thân chung nhà. Và khi đã trở thành hệ thống, thành một thói quen, lặp lại nhiều lần nó sẽ điều khiển ta trở thành người chủ nhà khó tính của chúng ta. Một học sinh, lần kiểm tra đầu tiên không thuộc bài, hé vở nhìn một vài lần. Nếu không tự đấu tranh với mình, lặp lại lần hai rồi lần ba và dần trở thành thói quen. Thói quen ấy sẽ khiến bạn trở nên lười học. Và như vậy bạn đã để thói xấu điều khiển mình. Để có thể tránh xa những thói xấu ấy thì chúng ta phải là những con người có bản lĩnh vững vàng , có tinh thần trách nhiệm không dễ dàng bị cái xấu tha hóa.
Thói xấu trước hết biến chúng ta thành những con người vô văn hóa, thiếu văn minh thậm chí là mất lịch sự.Thói xấu sẽ làm cho con người trở nên nhỏ nhen, ích kỷ, làm cho ta luôn phải tranh giành, ganh đua, tính toán. Cuộc sống của chính chúng ta sẽ mất đi sự thanh thản. Thói xấu sẽ là nguyên nhân để những người xung quanh có những hành động đối xử không mấy dễ dãi vô tư và độ lượng với ta. Và như thế, vì thói xấu, ta trở nên cô độc, ta sẽ luôn luôn bị dằn vặt bởi những ham muốn cá nhân. Và cuộc đấu tranh để giành giật, để thoả mãn những thói xấu sẽ biến cuộc sống của chúng ta thành địa ngục. Thói xấu là con dao phản chủ, nó làm đau bất cứ ai có ý định sử dụng nó thường xuyên. Thói xấu làm mất sự trong sạch và thanh thản của lương tâm, nó khiến cho con người luôn cảm thấy bất ổn.
Xã hội ngày càng phát triển, ngày càng văn minh thì những thói hư, tật xấu, những cạm bẫy xuất hiện ngày càng nhiều và là mối lo ngại rất lớn đối với mỗi chúng ta, đặc biệt là giới trẻ hiện nay. Câu nói : “Thói xấu ban đầu là người khách qua đường, sau trở thành một người bạn thân ở chung nhà và kết cục thành ông chủ nhà khó tính” là một bài học vô cùng quý giá và thiết thực cho cuộc sống. Chúng ta phải có bản lĩnh vững vàng để thói xấu không thể ngự trị và tồn tại xung quanh chúng ta.