Đề bài: Em hãy phân tích bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng
Trong cuộc kháng chiến chống Thực dân Pháp và đế quốc Mỹ của nhân dân ta đã có biết bao nhiêu dấu ấn không thể phai mờ trong phai mờ trong tâm hồn dân tộc. Đó chính là điểm hội tụ tấm lòng yêu nước, môi trường thử thách tinh thần chiến đấu ngoan cường của của nhân dân ta. Cuộc kháng chiến này đã xuất hiện biết bào nhiêu hình ảnh đẹp mà đẹp nhất chính là hình ảnh người lính trong cuộc kháng chiến gian khổ. Một trong những bài thơ thể hiện được điều này đó chính là bài thơ Tây Tiến của nhà thơ Quang Dũng.
Trong đoàn người nô nức lên đườn đi chiến đấu năm ấu trong hàng ngũ những thanh niên trí thức ngày hôm qua có khi là những người tự vệ chiến đấu trên phố phường, mà hôm nay đã có mặt trong đoàn quân Tây Tiến, thấp thoáng xuất hiện những khuôn mặt kiên cường ấy.
Từ giã gia đình quê hương đeo theo chiếc chiến bào, gieo theo Thái Sơn nhẹ tựa hồng mai, cũng chính vì thế mà những thanh niên như Quang Dũng sẵn sàng chấp nhận mọi gian khổ, hi sinh để chiến đấu cho đến ngày thắng lợi. Khi tham gia vào đoàn quân Tây Tiến, tác giả cùng sống và chiến đấu một thời gian cùng với đơn vị này rồi chuyển sang đơn vị khác, tác giả nhớ về những người đồng đội, nhớ về những năm tháng hành quân, chiến đấu gian khổ cùng đồng đội. Nỗi nhớ ấu lớn lên trong tác giả tác giả đã bật ra hai câu thơ.
Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi.
Cuộc sống chiến đây của người lính Tây Tiến cũng những nơi đã để lại dấu chân. Những kỷ niệm hết sức sâu đậm đã in đậm dấu ấn trong tâm hồn nhà thơ. Một phần quãng đời của nhà thơ Quang Dũng gắn bó với Tây Tiến là cuộc sống hoạt động vào trong vòng vùng núi. Bởi thế nhớ về Sông Mã là nỗi nhớ đầu tiên mỗi khi nhớ đến Tây Tiến. Ấn tượng về vùng núi khắc nghiệt đã để lại trong tâm hồn nhà thơ chẳng thể phai mờ được. Nỗi nhớ là nỗi nhớ chơi vơi. Hai tiếng chơi vơi dùng ở đây thật đăc địa nó thể hiện được nỗi nhớ không có hình không có lượn nhưng rất nặng nề đè nặng tâm tư của nhà thơ. Cái tâm trạng ấy chúng ta đã bắt gặp một lần trong ca dao xưa:
Nhớ ai bổi hổi bồi hồi,
Như đứng đống lửa, như ngồi đống than.
Nỗi nhớ của Quang dũng lấy nỗi nhớ trong ca dao để tượng trung cho nỗi nhớ của mình, đây là một chi tiết đắt giá. Ngay từ đầu bài thơ, ông đã miêu tả vùng rừng núi ấy thật thiết tha làm cho người đọc cảm nhận được nỗi nhớ của tác giả. Nhớ Tây Tiến, nhớ về song Mã và núi rừng trùng điệp nhớ con đường hành quân gian khổ:
Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
Mường Lát hoa về trong đêm hơi
Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm
Heo hút cồn mây súng ngửi trời
Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
Con đường hành quâ trùng trùng điệp điệp với bao nhiêu khắc nghiệp , dữ dỗi vùng rừng biên ải. Đọc đoạn thơ, chúng ta chưa cần suy ngẫm nội dụng và chúng ta đã hình dung ra được con đường mà nhà thơ đã miêu tả.. Đoạn kết các thanh bằng trắc, đan chéo nhau, trải dài triền mien. Đoàn quân Tây Tiến đi trong lớp học sương dày của núi rừng , tất cả tạo nên một lớp sương khói mờ ảo. Mỗi địa danh đều gợi lên trong lòng người đọc về hình ảnh của một xứ lạ. Đoàn quân Tây Tiến cất bước đi, trên con đường xa vạn dặm với những trắc trở, gập ghềnh của con đường “ dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”, “ngàn thước lên cao ngàn trước xuống”. Tất cả những đặc điểm này diễn tả nỗi khó khăn của đoàn quân Tây Tiến khi hành quân. Nó ghi lại những ấn tượng về miền rừng búi rất dữ dội và khắc nghiệt. Cách dùng từ của nhà thơ rất tinh tế mà cũng hết sức độc đáo. Tư ngũa giọng điệu đã vẽ ra trước mắt chúng ta một hình ảnh miền rừng núi đã từng đi qua. Có những câu thơ đực tác giả sử dụng tàn vẫn bằng:
Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi
Sauk hi trải qua quãng đường ngàn thước lên cao ngàn thước xuống thì người chiến sĩ đứng lên cao mà nhòn xuống thung lũng giăng kín sương mù. Sử dụng thanh bằng từng chữ trải ra mênh mang, diễn tả màn mưa cực kỳ ấn tượng, nhưng nó cũng rất khắc nghiệt và dữ dội:
Chiều chiều oai linh thác gầm thét
Đêm đêm Mường Hịch cọp trêu người.
Chỉ có hai câu thơ thôi nhưng đã gieo vào lòng của chúng ta những điều khắc nghiệt của miền rừng núi hết sức hoang vu đe dọa con người. Hai chữ Mường Hịch đi với nhau nghe nặng nề như bước chân của con cọp đang đi. Nếu như chúng ta thay một địa danh này bằng địa danh khách thì hiệu lực của câu thơ sẽ giảm đi rất nhiều. Dưới ngòi bút của nhà thơ chúng ta đã thấy được sự khắc nghiệt của thiên thiên, đó là những khó khăn mà người chiến sĩ Tây Tiến phải vượt qua trên con đường hành quân. Sự trắc trở và gian nan này làm chúng ta nhớ đến câu thơ của nhà thơ Lý Bạch đời đường.
Thục đạo chi nan, nan ư thướng thanh thiên.
(Đường xứ Thục khó đi, khó hơn lên tận trời xanh).
Đây chính là tất cả những gian khổ và nguy hiểm cho thiên nhiên đem đến cho những chiến sĩ Tây Tiến.
Anh bạn dãi dầu không bước nữa
Gục lên súng mũ, bỏ quên đời!
Tác giả đã cái thực trên con đường hành quân của người lính Tây Tiến, bao nhiêu con người đã ngục ngã cố gắng trong tư thế của người lính, ra đi nhưng sung mũ vẫn còn đó. Đó chính là hành trang của người chiến sĩ và vẫn còn trong tư thế tiếp tục cuộc hành trình gian khổ ấu. Bao nhiêu cảnh gian khổ, khó khăn, khắc nghiệt dữ dội nhưng vẫn giữ được tư thế của một người lính. Có những người lính dãi dầu mưa nắng, đi từ khó khăn này qua khó khăn khác nhưng họ vẫn chẳng nề hà gì, cho đến khi kiệt sức vẫn trong tư thế chiến đấu.
Tác giả đã nói sự thật về một vùng rừng núi che lấp đi con người, nhưng chính phẩm chấ ấy đã đưa họ thoát khỏi những khó khăn và thiếu tốn. Ban rthaan nhà thơ là người trong cuộc, nên tác giả đã có cái nhìn hết sức chân thật sự nghiệt ngã mà nhà thơ đã phải chịu đựng. Ông nói về những con người đã hi sinh cho cuộc sống gian khổ một thời. Nhưng không phải vì thế mà hình ảnh người lính trở nên ủy mỵ mà nó càng cao đẹp hơn, mang vẻ đẹp hào hung bi tráng của người chiến sĩ. Nói đến những gian khổ là để nâng cao sự hi sinh của người lính lên một tầm thời đại mới. Bởi lẽ chiến thắng chỉ có giá trị khi nó là xương máu là sự mất mát hi sinh. Và nếu như không có những khó khăn gian khổ ấy thì hình tượng người lính sẽ không thể cao đẹp đến vậy , không mang tầm vóc vĩ đại đến thế.
Lao xao sóng vỗ ngọn tùng
Gian nan là nợ anh hùng phải vay.
Đây là một lời đúc kết kinh nghiệm về giá trị của chiến thắng, giá trị cả phẩm chất của con người. Giữa biết bao cái gian khổ và khắc nghiệt ấy đã tạo thành niềm vui dù ít ỏi nhưng lại đáng nhớ hơn.
Nhớ ôi Tây Tiến cơm lên khói ….
Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa.
Dường như để trả lại trạng thái tâm hồn của chúng ta về thế cân bằng khi chùng bước xuống trước cuộc sống chiến đấu của người chiến sĩ Tây Tiến, Quang Dũng hồi tưởng lại những hình ảnh vui và ấm áp. Mùi hương khói bếp, mùi thơm cơm nếp, gợi nên sự ấm cúng cua cuộc sống thanh bình hạnh phúc. Sức nóng của nó đủ làm cho tâm hồn dân ấm lại sau những giây phút chứng kiến những gian khổ của người lính. Hình ảnh đuốc hoa gợi cho chúng ta một cảm giác tươi vui như đang chứng kiến một lễ hội đông vui. “kìa em”, thật ngỡ ngàng, vừa sung sức, nó diễn tả tâm hồn của người chiến sĩ Tây Tiến. Trong cả đoạn thơ chúng ta đã được nghe tiếng khèn phảng phất hình ảnh tươi vui của cuộc sống. Hình ảnh nhạc về Viên Chăn xây hồn là hình ảnh đẹp, thơ mộng, diễn tả tâm hồn phong phú của người lính Tây Tiến. Sau bao nhiêu thử thách khắc nghiệt của núi rừng dữ dội. Mặc dù biết rằng sẽ còn tiếp tục chịu đừng những gian truân hi sinh, người lính Tây Tiến vẫn tiếp tục múa hát đùa vui vẫn lạc quan và yêu đời. Có thể chỉ ngày hôm sau một trong số những con ngời ấy sẽ phải nằm xuống nơi rừng núi thâm u, nhưng ngay từ hôm nay họ vẫn mộng mơ tươi đẹp. Không lên gân, không khiên cưỡng, moi sự gian khổ hi sinh đều là chuyện tất yếu vì vậy cho nên họ vẫn lạc quan và yêu đời và vẫn sống với tâm hồn trẻ trung tươi mới. Người lính ấy vẫn sống trong tâm hồn trẻ trung tươi mát, cho nên người lính Tây Tiến vẫn có thể nhớ một dáng thuyền độc mộc, hay một bông hoa trên con đường nước lũ. Có một thời người ta đã gán ghép nhà thơ Quang Dũng vào tội danh mộng mơ, không có sức chiến đấu, đây chính là tâm hồn yêu đời.
Những hình ảnh ấy in sâu vào trong tâm hồn người lính Tây Tiến là nguồn động viên thúc giục chiến đấu, dù tiếp tục đón nhận những khó khăn mới:
Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm và đoàn quân không mọc tóc đã khơi dậy trong chúng ta rất nhiều cảm xúc. Hình ảnh của anh bộ đội Tây Tiến có thể khơi dậy Tây Tiến thể hiện được hình ảnh người lính Tây Tiến rất đặc biệt. Đó chính là hình ảnh oai hùng của đoàn quân Tây Tiến. Đoàn quân không mọc tóc, quân lịa xanh màu lá nhưng chủ yếu là do sốt rét rừng đã tạo nên điều này. Những cơn sốt rét nơi núi rừng đã để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc cho người chiến sĩ. Chúng ta không thôi xót xa trước hình ảnh người lính Tây Tiến, và chợt nhớ đến hình ảnh người chiến sĩ Tây Tiến trong một số bài thơ đương thời.
Khuôn mặt đã lên màu bệnh tật,
Đâu còn tươi nữa những ngày qua
Người lính Tây Tiến cũng chịu đựng những cơn sốt rét cực kỳ ghê gớm, nhưng điều này không làm họ nhụt chí và càng khiến cho họ càng chiến đấu dũng cảm cơm, kiên cường hơn. Quân xanh màu lá nhưng vẫn oai hung ý chí, cái khí phách ấy là khí phách của con người dám đương đầu với mọi khó khăn thử thách.
Tuy những khó khăn gian khổ là vậy nhưng người lính Tây Tiến vẫn có đời sống tâm hồn hết sức phong phú.
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
Người lính cũng xuất phát tử những mái trường chiến đấu nhưng vẫn không quên hậu phương.Phia trước là những trận đánh, tình cảm thể hiện qua giấc mông, mờ ảo có thực có mơ. Dang kiều thơm gợi nên cái dáng vể đáng yêu của người con gái Hà Thành. Chữ thơm làm cho người ta liên tưởng đến từ “sắc nước hương trời”. Người chiến sĩ của Quang Dũng ra đi nhưng mang theo phong tháo hào hoa của người thanh niên trí thức Hà Nội lúc bấy giờ.
Cuộc sống tâm hồn ấy là nguồn động lực giúp người lính tiếp tục chiến đấu, cố gắng để giành lại độc lập cho Tổ Quốc thân thương. Và cũng vì như vậy nên người chiến si chấp nhận hi sinh cho độc lập dân tộc.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Chúng ta hãy thử làm công việc tách hai câu thơ thành từng câu một. Bi thảm đến vô cùng. Câu thơ mang đến cho người ta một ấn tượng thật mạnh mẽ. Cứ đọc đến câu thơ này chúng ta có thể liên tưởng đến hình ảnh nhưng nấm mồ cô đơn nằm nơi biên cương lạnh lẽo, có thể đã hơn một lần chúng ta rơi nước mắt vì hình ảnh này. Trên những con đường gập ghềnh xa thẳm của miền biên giới đoàn quân Tây Tiến cứ đi và thỉnh thoảng có những con người phải tách ra khỏi đội hình , những nấm mồ cô đơn nằm lạnh lẽo. Câu thơ thật là bi thảm. Nhưng câu thơ sau đã mang một lực nâng vô hình đã đưa câu thơ đầu lên trên cao, cái bi thảm giờ đây đã trở thành bị tráng. Nó bi tráng bởi vì nó thể hiện được giá trị nhân cách của người lính, biết hinh sinh, biết chịu đựng gian khổ, nhưng vẫn ra đi để giải phòng quê nhà. Họ chẳng tiếc đời xanh của mình, vì lý tưởng bảo vệ tổ quốc. Xem cái chết nhẹ tựa lông hồng:
Áo bào thay chiếu anh về đất
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Cách dùng từ áo bào của Quang dũng làm cho câu thơ trở nên vô cùng cổ kính, áo bào chứ không phải chiến bào, người chiến sĩ như những danh tưởng thời xa xưa, da ngựa bọc thây là một điều vinh quang. Cũng như thế, người lính coi việc hi sinh trên chiến trường là điều hiển nhiên, là nghĩa vụ thiêng liêng cho Tổ Quốc. Người chiến sĩ Tây Tiến ngã xuống và thanh thản ra đi về với đất mẹ. Đất sinh ra anh và lại trở về với mẹ đất. Về với đất như một hành động tựu nghĩa của những anh hung mở đầu bài thơ là hình ảnh sống mã, kết thúc bài thơ vẫn là hình ảnh gào thét của dòng song này.
Tây Tiến người đi không hẹn ước
Đường lên thăm thẳm một chia phôi
Ai lên Tây Tiến mùa xuân ấy
Hồn về Sầm Nưa chẳng về xuôi.
Tác giả lại một lần nữa khẳng đinh được ý chí kiến quyết ra đi là không nghĩ đến chuyện trở về. Đó cũng chính là sự quyết tâm của cả một thế hệ của một thời đại. Người lính với tinh thần chiến đấu kiên cường là tượng đài bất tử trong lòng tất cả mỗi chúng ta. Nếu như không có nhà thơ Quang Dũng không có Tây Tiến thì chúng ta không thể biết được, một thời khó khăn gian khổ như vậy.
Tây Tiến là một khúc tráng ca không thể nào quên được. Những con người sẵn sàng hi sinh vì gian khổ họ sẵn sàng chiến đấu hết mình cho Tổ Quốc vì sự yên bình của người dân. Và cũng khó có thể bao giờ có được một bài thơ Tây Tiến thứ hai nữa. Sự kết hợp của nội dung và những nghệ thuật đã tạo nên một áng thơ văn bất tử.