15
Phân tích bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương
I. Giới thiệu chung:
- Tác giả:
- Hồ Xuân Hương sống nửa cuối thế kỉ XVIII, nửa đầu thế kỉ XIX.
- Quê ngoại ở Quỳnh Đôi – Nghệ An, quê nội ở Bắc Ninh, cha là Hồ Phi Diễn.
- Hồ Xuân Hương là người thông minh, giao thiệp rộng, tính tình phóng khoáng, cá tính mạnh mẽ, táo bạo. Nhà thơ trữ tình trào phúng – một hiện tượng độc đáo của văn học Việt Nam.
- Yêu đời, giàu tình cảm, khao khát hạnh phúc lứa đôi nhưng cuộc đời, tình duyên gặp nhiều éo le ngang trái.
- Tác phẩm:
- Hồ Xuân Hương để lại tập lưu hương kí được phát hiện năm 1964 gồm 26 bài thơ chữ Nôm và 24 bài thơ chữ Hán.
- Hồ Xuân Hương được mệnh danh là Bà Chúa Thơ Nôm. Phong cách thơ Nôm của Hồ Xuân Hương: ngôn ngữ giản dị, mộc mạc, hình ảnh quen thuộc trong văn học dân gian. Nhịp thơ uyển chuyển tùy vào cảnh tình.
- Đề tài quen thuộc, gắn liền với cuộc sống, sinh hoạt của người phụ nữ: đánh đu, dệt cửi, chồng chết, chồng chung.
II. Đọc – hiểu văn bản:
- Hai câu đề: nỗi buồn tủi trong đêm khuya
Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn
Trơ cái hồng nhan với nước non
- Thời gian: đêm khuya – thời điểm con người đối diện với chính mình.
- Không gian: tĩnh lặng.
- Âm thanh: trống canh dồn – bước đi dồn dập của thời gian và sự rối bời của tâm trạng.
- Đảo ngữ: “trơ cái hồng nhan” nhấn mạnh sự cô đơn, tủi hổ, bẽ bàng của một người phụ nữ bất hạnh trong tình duyên.
- Từ “cái” đặt cạnh “hồng nhan” thể hiện sự rẻ rúng, mỉa mai đầy khinh bạc, đồng thời là lời oán trách định kiến xã hội bất công.
- Nhịp thơ: 1/3/3 kết hợp đảo ngữ, kết hợp cách dùng từ “trơ” đặt cạnh hồng nhan càng khoét sâu sự bẽ bàng của duyên phận.
- Hai câu thực: cảnh và tình
Chén rượu hương đưa say lại tỉnh
Vằng trăng bóng xế khuyết chưa tròn
- “Say lại tỉnh” gợi cái vòng lẩn quẩn, tình duyên trở thành trò đùa của tạo hóa.
- Hình ảnh trăng sắp tàn “bóng xế” mà vẫn “khuyết chưa tròn”, gợi thân phận nhà thơ hai lần làm lẽ, tuổi xuân trôi qua mà nhân duyên không trọn vẹn. Câu thơ mượn ngoại cảnh để thể hiện tâm trạng tạo nên sự đồng nhất giữa trăng và người. Bởi thế sự xót xa lên đến tột đỉnh.
- Hai câu luận: niềm phẫn uất trở thành sự phản kháng mạnh mẽ:
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám
Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn
- Cảnh vật có sự hoạt động mạnh mẽ: “xiên ngang”, “đâm toạc”, động từ mạnh thể hiện sự vận động mạnh mẽ, ngang ngạnh của vạn vật – một sức sống nội tại mạnh mẽ.
- Đảo ngữ làm nổi bật sự vươn dậy của thiên nhiên cũng là sự phẫn uất, phản kháng của tâm trạng của Hồ Xuân Hương, đồng thời cho thấy khát vọng sống hạnh phúc ở bà, muốn vượt lên nghịch cảnh.
- Hai câu kết: tâm trạng chán trường:
Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại
Mảnh tình san sẻ tí con con
- “Ngán”: chán ngán, ngán ngẫm thói đời bạc bẽo, éo le.
- “Xuân đi xuân lại lại” mùa xuân đi qua sẽ trở lại với vạn vật nhưng tuổi xuân con người thì không bao giờ trở lại→nghệ thuật hoán dụ đã nói lên nỗi niềm xót xa của Xuân Hương, gợi cái vòng lẩn quẩn của tạo hóa.
- Câu thơ cuối với nghệ thuật tăng tiến nhấn mạnh sự bé nhỏ dần, gợi nghịch cảnh éo le, nỗi xót xa tội nghiệp của thân phận làm lẽ.
=> Đau buồn, thách thức, gắng gượng vươn lên nhưng rơi vào bi kịch bế tắc.
- Nghệ thuật:
- Sử dụng từ ngữ độc đáo, sắc nhọn.
- Tả cảnh linh hoạt.
- Đưa ngôn ngữ đời thường vào thơ
- Sử dụng biện pháp tu từ: đảo ngữ, hoán dụ, tăng tiến.
- Ý nghĩa văn bản: bản lĩnh của Hồ Xuân Hương được thể hiện qua tâm trạng đầy bi kịch, vừa buồn tủi phẫn uất trước tình cảnh éo le, vừa cháy bỏng khao khát được sống hạnh phúc.
Trên đây là bài phân tích bài thơ “Tự tình” của Hồ Xuân Hương. Các bạn cùng tham khảo nhé.
Chúc các bạn học tốt!