Phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng O Hen ri để thấy phép lạ của tình người
Bài làm
Ở một xứ sở có hai mùa phân biệt luôn luôn luân chuyển như ở đất nước ta, nhất là miền Bắc, chúng ta hẳn không ngỡ ngàng gì lắm với cảnh cấy thay lá, mỗi khi thời thiết thay đổi ấy thế mà Chiếc lá cuối cùng của O Hen ri lại không ngớt làm tôi ngạc nhiên thích thú. Bởi đó là truyện ngắn rất giàu kịch tính. Nó là một chuỗi liên tiếp và sự đan cài khéo léo phức tạp các yếu tố bất ngờ mà chỉ đến câu cuối cùng của tác phẩm, cái nút ấy mới được tháo gỡ.
Câu chuyện xoay quanh một chiếc lá có lẽ không quá nhỏ nhưng chẳng lớn lao gì mấy để cho người ta, qua một cái sân rộng chúng sáu thước có thể quan sát được dễ dàng, Đó là chiếc lá cuối cùng của “một cây leo già cỗi, tàn héo, cạn nhựa sống, rễ đầy những bướu” khẳng khiu trơ trụi bám víu vào cái cây leo gầy guộc kia được bao lâu nữa mới gánh nặng của những cơn gió bấc rét cắt ruột. . Những trận mưa đập ào ạt, dai dẳng trên của sổ, trên mái hiên những đợt tuyết rơi..? Trong thực tế, thì chỉ qua bốn ngày gần đây hằng tram chiếc lá lắt lẻo trên một dây leo héo hắt khiến tôi nghĩ đến một cuộc sống tàn lụi, mong manh, bị vùi dập phũ phàng mà gắng chịu đựng dũng cảm tồn tại.
Chẳng phải là vô tình khi chiếc lá cuối cùng ấy lọt vào mắt mọi người ở đây – nhất là Xiu lúc này đang lo lắng theo dõi cái nhìn của cô bạn gái. Vì nó gắn liền với cái câu leo thân yêu của Gôn-xi đang bị đánh gục bởi những ngón tay buốt giá của gã viêm phổi.
Nó sẽ rụng. Nhưng vào lúc nào? Sự tồn tại hay không tồn tại của nó có ý nghĩa với những người hằng ngày hằng giờ khắc khoải ngón nhìn nó? Cái tất nhiên hình như đang bị treo lơ lửng đất hứa hẹn những điều bất ngờ phải nìn thở mà theo dõi. Bất ngờ đã đến. Nhưng đến theo một cách khác, ngoài dự đoán: qua một đêm mưa to gió lớn, “chiếc lá cuối cùng” vẫn còn đó, nổi bật trên tường gạch, hơn nữa còn thấy rõ “chỗ gần cuống lá non thanh thẫm nhưng đường viền răng xưa xung quanh đã nhuốm màu vàng”…. Hãy quan sát kỹ mà xem! Kỳ lạ thật nhưng khó mà nghi ngờ. Hình ảnh hiện ra lặng lẽ như sự thật hiển nhiên không cần biện bạch. Hôm sau thế. Hôm sau nữa vẫn thế. Người ta buộc phải tin. Hầu như chẳng ai tồn tại sự phi lý đó.
Nhưng khi mọi tình huống căng thẳng đã dịu bớt Giôn xi đã thoát hiểm, bác Bơ – men đã mất sau hai ngày ốm, bất ngờ mới lại xuất hiện bừng sáng lên và chấm dứt luôn câu chuyện. Bất đầu từ một việc có vẻ chẳng liên quan gì đến chiếc lá của chúng ta:cái chết của ông già Bơ – men? Vì sao Bác chết? Những thứ đồ đạc mới dùng xong còn để ngổn ngang, chưa kịp thu dọn, có thể gới lên những suy đoán gì? Bác đã làm những gì để đến nỗi phải ốm chết? Cái chết của Bác cí ỹ nghãi giá trị gì? Nhiều câu hỏi đặt ra và sẽ được trả lời đầy đủ. Chỉ biết rằng, từ cái chết của lão họa sĩ này, kết luận về chiếc lá cuối cùng kai là: đó là một chiếc lá giả, vẽ thần tình và đặt đúng chỗ đến nỗi nếu không thật tinh thì không tài nào nhận ra. Vấn đề lúc này không ở chỗ giả hay thật mà ở chỗ, kiệt tác do con người tạo ra đã kế tục và thay thế rất có hiệu quả kiệt tác của tự nhiên. Kiệt tác ấy, bản thân nó là vô giá. Vả lại, chính nhờ nó, một con người – một tài năng nghệ thuật, biết đâu đã hồi sinh.
Con người ấy là Giôn xi lycs này đnag nằm bất động trên chiếc gường quét sơn, đưa mắt qua những ô cửa nhỏ nhìn sang bức tường trống. Cô gái bé nhỏ này vốn đã khô gầy, lại viêm phổi nặng xem ra khó bề qua khỏi, mạng sống mười phần chưa chắc đã hi vọng được một. Đến chỗ dựa là dấu hiệu bình thường nhất của lòng yêu đời – sự quan tâm đến một người đàn ông đến thời trang của phụ nữ chẳng hạn cũng lại thiếu nốt. Khát khao về nghệ thuật đối với cô bé này, chỉ nó không thôi, chưa đủ để cân bằng với 9 phần tử thần đã nắm. Ngọn lửa leo lét như đang lụi dần theo thời gian chỉ chực bùng cháy lên một lần chót trước khi tắt ngấm.
Giôn xi đã bùng lên thật sự! Cô mở to mắt. Cô đăm đăm nhìn ra phía cửa sổ. Cô khe khẽ đếm ngược các con số – những chiếc lá còn sót lại trên cây với một ý thức rõ ràng, cô đang nhẩm tính đếm những bước tiến đến cái chết đang chực sẵn . Chiếc lá cuối cùng đang nhất định sẽ rụng hết. Cái chết nhất định sẽ không thể tránh khỏi đối với giôn xi không? Không khí nặng nề, căng thẳng đến nỗi Xiu phải cố gắng và khéo léo làm dịu bớt.
Cái phải đến đã không chịu đến, đơn giản chóng vánh như mọi người vẫn tưởng. Phải chăng đấy cũng có thể gọi là một số bất ngờ? Dầu sao nó làm nó làm chùng xuống mọi căng thẳng trong Giôn xi đến nỗi cô gái muốn rũ bỏ hết – kể cả sự quan tâm đến cái chết. Chính lúc đó, cô thật sự chẳng còn thiết tha gì với cái gì nữa, cô đã được giải phóng khỏi nỗi ám ảnh với cái chết – tác động tâm lý có thể thể làm giảm đến 50% công hiệu của thuốc men, Lại một bất ngờ nữa? Rất có thể, cái tương quan sống chết quá chênh lệch ban đầu, Giông xi đang tự điều chỉnh dần theo hướng tích cực mà không tự biết, đúng vào thời điểm quan trọng nhất, lúc mà mọi việc có thể hoàn toàn đảo ngược lại theo cái lô gic chủ quan của cô bé họa sĩ. Cái đôi mắt mở to không hồn như bị hút vào chiếc rèm xanh che cửa sổ, có lẽ không phải chỉ là do ý thức.
Giôn xi đã ngạc nhiên trước thực tế. Nhưng phải qua thời gian qua nhiều thử thách nữa cô mới thốt được được cái câu nặng nề ý nghĩa “Muốn chết đó là một tội lỗi”, Trở lại với những nhu cầu cụ thể hằng ngày, những ước mơ, hoài bão chân chính, Giôn xi bước một bước quyết định qua ranh giới của cái chết để bước vào lãnh địa của cái sống. Đó là điều không ai dự đoán được, kể từ ông bác sĩ đã chẩn đoán cho Giôn xi. Cho đến khi Giôn xi “nằm vui vẻ đan một cái khăn quàng len để phủ lên vai, màu xanh ngắt và chẳng dùng làm gì được”thì không còn gì để có thể đánh ngã cô được nữa.
Lùi trong hậu trường mãi gần cuối tác phẩm ẩn sâu trong cái hang tối tờ mờ – căn gác hai của tòa nhà là một ông già khoảng lục tuần râu tóc bờm xờm nửa thần nửa quỷ, đang đương đầu với giá rét bằng độc một chiếc áo sơ mi cũ màu xanh. Bác Bơ Men đấy! Nhà nghệ sĩ nghèo cô độc này say nhiều hơn tỉnh gần hết cuộc đời chưa sáng tạo nên được cái gì hẳn hoi. Cái khung vải căng sãn trên giá vẽ từ hai mươi nhăm năm nay cơ hồ bị bỏ quên và chắc gì đã không khiến cho nhiều người xung quanh mỉm cười hoài nghi? Cũng may mà đối với ông già tốt bụng người ta còn chưa nỡ giễu cợt.
Còn có gì dáng để ý, còn có gì đáng trông đợi ở con người đáng thương này? Thậm chí cả đến lúc bác bất bình đỏ mắt lên giàn dụa nước mắt” hét tưởng lên trước ý nghĩa ngớ ngẩn của Giôn xi và cả xiu nữa, chẳng ai lấy làm lạ. Huống hồ là cái lúc bác cùng xiu ngó ra ngoài cửa sổ sợ hãi nhìn cái cây leo và lặng lẽ nhìn nhau một lát. Nhưng mọi chuyện lại bắt đầu chính từ lúc này.
Chỉ sau cái chết thảm vì bệnh viêm phổi của bác, căn cứ vào những dấu tích bác để lại – từ chiếc đền bào còn leo lét cháy, đến chiếc thang đã bị xê dịch, dến những chiếc bút vẽ và bảng pha màu vứt bừa bãi, người ta mới đoán ra chính bác đã vễ “chiếc lá cuối cùng” lên bức tường chỗ cây leo. Chiếc lá vẽ giống hệt như thật đặt đúng chỗ chiếc lá thực với lìa cành . Tất cả được hoàn thành cấp tốc chỉ trong một đêm. Toàn bộ công trình được xếp tài tình đến nối, sáng hôm sau con mắt của những nhà chuyên nghiệp như Xiu, Giôn xi cũng không nhận ra. Còn bất ngờ nào thú vị hơn? Nhưng chưa hết! Bất ngờ này mới thực sự trọng đại chiếc lá âm thầm mới thực sự trọng đại: Chiếc lá âm thầm ấy đã đảo ngược tình thế, đã cứu thoát tình thế. Quả là một kiệt tác, vô song. Đấy la hiện thân nỗi khát vọng một đời của bác Bơ men, hay đấy chính là hóa thân của bác Bơ men. Bức vẽ chiếc lá trên tường được đánh đổi bằng cuộc sống và cái chết của lão nghệ sĩ đáng kính. Đấy là di sản vô giá kết tinh tấm lòng và tài năng thứ nghệ thuật phục vụ thiết thực cho đời và tinh thần vị tha không gì sánh kịp.
Truyện ngắn đầy kịch tính chứa chan ý vị nhân văn cao cả của o hen ri đã đột ngột kết thúc sai kho toàn bộ sự việc đã được sáng tỏ. Nhưng dư âm của nó như còn ngân vang mãi nâng lên trong ta khát vọng không cùng sống và sống có ích.
Trên đây là bài văn phân tích truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng của nhà văn Mỹ O hen ri các bạn hãy cùng tham khảo nhé.