Home Trung Học Phổ ThôngLớp 11Ngữ văn 11 So sánh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ-Thạch Lam và nhân vật văn sĩ Hộ trong Đời thừa của Nam Cao

So sánh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ-Thạch Lam và nhân vật văn sĩ Hộ trong Đời thừa của Nam Cao

by admin

Đề bài:Hãy phân tích sự đối sánh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ-Thạch Lam và nhân vật Hộ trong Đời thừa của Nam Cao?

Bài văn So sánh nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ của Thạch Lam và nhân vật Hộ trong Đời Thừa của Nam Cao.

DÀN Ý

1. Dẫn dắt, nêu vấn đề nghị luận
2. Giải thích
Tâm lí, tính cách con người bao giờ cũng là đối tượng phản ánh của văn học.

Lịch sử văn học dân tộc xét cho cùng là lịch sử tâm hồn của nhân dân.

Nghệ thuật miêu tả tâm lí là nhà văn sử dụng các phương tiện, biện pháp nghệ thuật để tái hiện thế giới tâm lí phong phú, phức tạp của con người trong tác phẩm của mình.

Thước đo là tiêu chuẩn đánh giá sự vật, hiện tượng nào đó.

Tài năng người nghệ sĩ là khả năng sáng tạo nghệ thuật, cơ sở để hình thành phong cách nhà văn.

Nhận định trên thừa nhân chân lí trong sáng tạo nghệ thuật: tài năng của người nghệ sĩ không phụ thuộc vào điều anh ta nói mà hãy xem anh ta miêu tả tâm lí nhân vật ra sao? Người nghệ sĩ lớn bao giờ cũng là một bậc thầy trong việc mêu tả tâm lí.

3. Phân tích trong sự đối sánh
Giống nhau
a. Tác giả: Thạch Lam và Nam Cao là những nhà văn xuất sắc có đóng góp lớn cho công cuộc hiện đại hoá văn học nước nhà (giai đoạn đầu thế kỉ XX đến năm 1945)
b. Cảm hứng sáng tạo: Họ đều hướng tới những số phận bất hạnh trong xã hội cũ bằng trái tim nhân đạo dào dạt, sâu sắc.
c. Nghệ thuật miêu tả tâm lí:
Đều tìm đến thể loại truyện ngắn
Đều chú trọng đến việc miêu tả tâm lí con người trong hoàn cảnh cụ thể, không quan tâm nhiều đến việc miêu tả yếu tố ngoại hình.
Ngôn ngữ giản dị, trong sáng, phù hợp với tâm lí nhân vật.

Khác nhau
a. Tác giả:
Thạch Lam là nhà văn thuộc khuynh hướng văn học lãng mạn.
Nam Cao là nhà văn thuộc khuynh hướng văn học hiện thực phê phán.

b. Cảm hứng sáng tác:

Thạch Lam:Cảm thương vô hạn trước những mảnh đời vô danh, vô nghĩa trong xã hội cũ.

Nam Cao: Thông cảm sâu sắc trước tấn bi kịch tinh thần đau đớn, dai dẳng của người tri thức nghèo trong xã hội cũ.

c. Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật của hai nhàvăn

* Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Liên của nhà văn ThạchLam.

Tác giả miêu tả cảm xúc, cảm giác mong manh, tinh tế: lúc chiều tàn khi đêm xuống, Liên lắng nghe lòng mình phát hiện những cảm giác mơ hồ không hiểu.

Sự nhịp nhàng giữa ngoại cảnh và tâm hồn nhân vật: buổi chiều, cửa hàng hơi tối đôi mắt Liên ngập đầy dần bóng tối; đêm xuống, tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn đêm phố huyện yên tĩnh đến mức có thể nghe thấy tiếng hoa bàng rơi khe khẽ; đến đêm khuya, khi tàu đến từ xa, Liên đánh thức An dậy; khi tàu đến rồi vụt qua, Liên dắt tay em đứng lên ngắm nhìn; tàu đi vào trong đêm tối và không còn nghe thấy tiếng xe lửa nữa thì Liên đi nghỉ rồi chìm vào giấc ngủ tĩnh mịch và đầy bóng tối,…

Thủ pháp đối lập, thủ pháp được các nhà văn lãng mạn ưa dùng: Đối lập giữa quá khứ rực rỡ và hiện tại buồn chán của Liên; đối lập giữa cái thoáng qua là đoàn tàu thì rực rỡ, tráng lệ và cái hiện tại là bóng tối thì bền vững.

Lựa chọn hệ thống hình ảnh thi vị nhẹ nhàng, giàu sức gợi, câu văn có nhịp điệu êm mượt, góp phần làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn trong sáng, nhạy cảm của nhân vật.

* Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Hộ của nhà văn Nam Cao:

bai van so sanh nghe thuat mieu ta tam ly nhan vat lien trong hai dua tre va nhan vat ho trong doi thua cua nam cao 1

So sánh nhân vật Liên trong Hai Đứa Trẻ và nhân vật Hộ trong Đời Thừa của Nam Cao

Nam Cao miêu tả rất sâu sắc những giằng xé trong tâm trạng người trí thức nghèo:

+Hộ có khát vọng cao đẹp nhưng không thể thực hiện khát vọng ấy. Vì thế Hộ rất khổ tâm: Nam Cao đã đi sâu miêu tả thế giới tâm lí đau đớn của Hộ khi không làm gì được để nâng cao giá trị cuộc sống của mình: xấu hổ, đau đớn,…mắng mình là thằng khốn nạn, đê tiện. Khi biết mình không thể đạt được hoài bão vì gánh nặng cơm áo ghì sát đất, những cái tên sau mới trồi ra rực rỡ hơn thì Hộ trở nên thay đổi tâm tính: cau có, gắt gỏng, bực bội. Hộ nhận ra mình đã hỏng, không thể cứu vãn…

+ Hộ không thể lựa chọn dứt khoát giữa nghệ thuật và tình thương. Dám hi sinh nghệ thuật vì tình thương, sống cho tình thương nhưng giấc mơ có một tác phẩm có giá trị cứ âm ỉ, giày vò Hộ. Điều ấy dẫn anh đến bi kịch thứ hai. Hộ chà đạp lên lẽ sống, tình thương rồi lại ân hận vì điều đó. Anh rơi vào bế tắc.

Nam Cao khéo léo tạo tình huống để đẩy xung đột nội tâm lên đỉnh điểm.Đó là lần Hộ xuống phố đi lĩnh nhuận bút, gặp Trung và Mão, anh lại quên người vợ hiền đàn con đang đói khát đợi ở nhà… Kết thúc truyện, Nam Cao để cho nhân vật Hộ tự chất vấn lương tâm,… > Trước sau, Hộ vẫn bảo vệ lẽ sống tình thương. Đây là cảm hứng chủ đạo xuyên suốt sự nghiệp sáng tác của NamCao.

Nam Cao linh hoạt trong việc sử dụng ngôn từ để miêu tả nội tâm nhân vật: có khi dùng lời người kể chuyện; có khi dùng lời nhân vật…

Lý giải sự khác nhau

Do hoàn cảnh sống, sở trường của mỗi nhà văn.

Do yêu cầu của nghệ thuật: không lặp lại người khác.

Trên đây là bài văn so sánh nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật Liên trong Hai đứa trẻ-Thạch Lam và nhân vật văn sĩ Hộ trong Đời thừa của Nam Cao. Các bạn tham khảo nhé!

 

You may also like

Leave a Comment