Vai trò của nhân vật vợ Tràng trong “Vợ nhặt”
Đề bài: Em hãy nêu vai trò của nhân vật vợ Tràng trong “Vợ nhặt”.
Trong cuộc sống không thể thiếu đi màu xanh của niềm tin và hi vọng. Niềm tin và hi vọng ấy ta cũng có thể tìm thấy trong rất nhiều tác phẩm văn chương mà Vợ nhặt của Kim Lân là một trong số đó. Đọc tác phẩm, ta không thể không ấn tượng trước hình ảnh người “vợ nhặt”, người vợ của anh cu Tràng. Người phụ nữ ấy đóng vai trò không nhỏ trong truyện ngắn này.
Nhân vật đóng vai trò rất quan trọng trong tác phẩm tự sự. Nhân vật là chìa khóa giúp người đọc mở cánh cửa bước vào thế giới hình tượng của tác phẩm,một thế giới nghệ thuật đầy bí ẩn. Thêm vào đó nhân vật còn đóng vai trò quan trọng trong việc thể hiện tư tưởng tình cảm của nhà văn. Nhân vật ở đây vốn không phải là cái loa phát ngôn cho những tư tưởng tình cảm của tác giả mà thông qua hàng loạt biện pháp nghệ thuật, nhân vật hiện lên rất sinh động và chuyển hóa được vào tư tưởng, tình cảm của tác giả một cách tự nhiên. Vì vậy, tên tuổi những tác giả lớn thường gắn với nhân vật mà họ khắc họa thành công như Nam Cao gắn liền với Chí Phèo, lão Hạc,…gắn liền với Huấn cao, Nguyễn Du gắn liền với Thúy Kiều…nhắc đến tên tuổi của Kim Lân và những người trong nạn đói năm 1945.
Cùng với anh cu Tràng, bà cụ Tứ, người phụ nữ “vợ nhặt” là nhân vật chính của tác phẩm Vợ nhặt. Đây là một trong những nhân vật có vai trò rất lớn trong việc giúp người đọc khám phá giá trị của tác phẩm và giúp tác giả thể hiện tư tưởng chủ đề của mình.
Nhân vật vợ Tràng trong Vợ nhặt trước tiên giúp ta khám phá được nội dung tác phẩm Vợ nhặt. Đây là một trong những nhân vật có vai trò rất lớn trong việc giúp người đọc khám phá giá trị của tác phẩm và giúp tác giả thể hiện tư tưởng chủ đề của mình.
Nhân vật vợ Tràng trong Vợ nhặt trước tiên giúp ta khám phá được nội dung tác phẩm. Nhân vật này giúp ta hiểu hơn về cuộc sống đói khổ của nhân dân ta năm 1945. Được miêu tả trong bối cảnh là nạn đói khủng khiếp của dân tộc, người phụ nữ “vợ nhặt” hiện lên khi đang “ngồi yên ở trước cửa kho thóc” chờ “nhặt hạt rơi hạt vãi” và với ngoại hình là: Thị rách quá, áo quần tả tơi như tổ địa, thị gầy xọp hẳn đi, trên cái khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt. Nhìn thị, ta nhận ra sự phá hoại khủng khiếp của cái đói lên con người. Ngoại hình ấy khiến cho Tràng ngạc nhiên,không nhận ra. Không chỉ phá hoại ngoại hình, cái đói còn tàn phá cả nhân phẩm con người. Chỉ gặp tràng có một lần thị dám sầm sầm chạy đến rồi xưng xỉa nói với Tràng, đòi được ăn. Còn đâu là danh dự của một người phụ nữ khi dám ngồi xuống ăn liền bốn bát bánh đúc của một người đàn ông mới gặp có một lần. Hơn nữa, thị còn theo không Tràng về làm vợ. Một lời nói vu vơ lại trơ thành lời cầu hôn chính thức. Chưa ở tác phẩm nào, nhân cách của người phụ nữ, giá trị của người vợ lại bị hạ thấp như ở Vợ nhặt: Kim Lân đã hình thành ba định nghĩa nghiệt ngã về người vợ: Thứ nhất, vợ như thế một cọng rơm có thể thể nhặt được ở bất cứ nơi nào ở đầu đường xó chợ. Hai là với người dân xóm ngụ cư, vợ là cái nợ đời. Ba là với Tràng, vợ là miếng ăn. Những định nghĩa hết sức đau đớn đó cũng là nỗi đau xót của nhà văn.
Như vậy, nhân vật người vợ Tràng đã giúp ta khám phá thành công tác phẩm Vợ nhặt ở cả nội dung hiện thực và giá trị nhân đạo. Bên cạnh việc giúp người đọc khám phá tác phẩm, nhân vật còn giúp tác giả thể hiện sâu sắc chủ đề tư tưởng, tình cảm của chính mình. Kim Lân đã gửi gắm vào Vợ nhặt một niềm tin mãnh liệt vào con người, con người dù trong những hoàn cảnh khó khăn nhất vẫn có thể sống yêu thương và cùng nhau hướng tới tương lai. Người phụ nữ vợ nhặt đã góp phần thể hiện rõ tư tưởng này của tác phẩm. Ở người phụ nữ này, khi được sống trong tình cảm gia đình thực sự, cô đã được trả về với những nét đẹp thực sự của chính mình: dịu dàng,ngoan hiền,hiếu thảo. Câu chuyện về cướp kho thóc cô khơi dậy trong bữa ăn không chỉ tạo không khí cho gia đình, cho tác phẩm mà còn vẽ nên một tương lai tươi sáng như chính buổi ban mai khép lại tác phẩm vậy!
Nhân vật người phụ nữ “vợ nhặt” cũng thể hiển được những phát hiện sâu sắc của Kim Lân trong tâm lí nhân vật,nghệ thuật trần thuật sử dụng ngôn ngữ.
Với vai trò giúp người đọc khám phá giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm, giúp tác giả thể hiện tư tưởng tình cảm của mình, nhân vật người phụ nữu vợ Tràng là một sáng tạo độc đáo của Kim Lân. Nhân vật ấy sẽ sống mãi trong lòng người đọc cùng tác phẩm Vợ Nhặt.
Với bài tham khảo “Vai trò của nhân vật vợ Tràng trong “Vợ nhặt” ” chúc các bạn học tốt!