40 câu trắc nghiệm Sinh học lớp 12
Câu 1. Trong số các nhân tố tiến hóa, nhân tố không làm thay đổi tần số alen của quần thể nhưng làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể theo hướng tăng tần số kiểu gen đồng hợp, giảm tần số kiểu gen dị hợp:
A. Chọn lọc tự nhiên B. Di nhập gen
C. Các yếu tố ngẫu nhiên D. Giao phối không ngẫu nhiên
Câu 2. Cho các biện pháp sau:
(1) Đưa thêm gen lạ vào hệ gen
(2) Thay đổi môi trường sống của sinh vật để gen nào đó có điều kiện biểu hiện ra kiểu hình
(3) Loại bỏ một gen sẵn có trong hệ gen
(4) Làm biến đổi một gen sẵn có trong hệ gen để nó tạo ra nhiều sản phẩm hơn
(5) Làm bất hoạt một gen nào đó
(6) Gây đột biến gen thay thế nhưng vẫn cùng mã hóa cho một loại axit amin
Có bao nhiêu biện pháp không dùng để tạo ra sinh vật biến đổi gen?
A. 3 B. 2 C. 4 D. 5
Câu 3. Quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật có gen bị biến đổi, có thêm gen mới, từ đó tạo ra các cơ thể với những đặc điểm mới được gọi là:
A. công nghệ vi sinh vật. B. công nghệ gen. C. công nghệ tế bào. D. công nghệ sinh học.
Câu 4. Thực chất của sự phân ly độc lập là:
A. Sự phân ly độc lập của các alen trong quá trình giảm phân
B. Sự phân ly kiểu hình theo tỉ lệ 9:3:3:1
C. Sự phân ly độc lập của các tính trạng
D. Sự tổ hợp của các alen trong quá trình thụ tinh
Câu 5. Khi nói về đột biến nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Trao đổi chéo không cân giữa hai trong 4 cromatit trong cặp nhiễm sắc thể tương đồng dẫn đến đột biến lặp đoạn
B. Người ta có thể gây đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ các gen không mong muốn
C. Đột biến đảo đoạn có thể giúp hình thành loài mới
D. Đột biến lặp đoạn dùng để xây dựng bản đồ gen
Câu 6. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,4Aa: 0,6aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là:
A. 16% B. 4% C. 36% D. 40%
Câu 7. Theo quan niệm tiến hóa hiện địa, đơn vị tiến hóa cơ sở là:
A. Quần thể B. Cá thể C. Quần xã D. Loài
Câu 8. Cây pomato – cây lai giữa khoai tây và cà chua được tạo ra bằng phương pháp
A. cấy truyền phôi. B. dung hợp tế bào trần.
C. nuôi cấy tế bào thực vật invitro tạo mô sẹo. D. nuôi cấy hạt phấn.
Câu 9. Dưới đây là các bước trong các quy trình tạo giống mới:
I. Cho tự thụ phấn hoặc lai xa để tạo ra các giống thuần chủng.
II. Chọn lọc các thể đột biến có kiểu hình mong muốn.
III. Xử lý mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
IV. Tạo dòng thuần chủng.
Quy trình nào sau đây đúng nhất trong việc tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
A. I → III → II. B. III → II → IV. C. II → III → IV D. III → II → I.
Câu 10. Những phép lai nào sau đây gắn liền với quá trình đa bội hóa?
(1) 4n x 4n =4n
(2) 4n x 2n = 3n
(3) 2n x 2n = 4n
(4) 3n x 3n = 6n
A. 2, 4 B. 3,4 C. 1, 3 D. 1,2
Câu 11. Cơ thể có kiểu gen AaBB, trong quá trình giảm phân 1 xảy ra rối loạn không phân ly ở cặp Aa; Giảm phân 2 diễn ra bình thường. Các giao tử có thể được tạo ra là:
A. AaBB; AB; aB; O B. AABB; aaBB; AB; aB C. A, a, B, Aa, BB D. AB; aB; AaB; B
Câu 12. Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi tự phối là
A. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa B. 0,6AA: 0,4Aa C. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa D. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa
Câu 13. Bệnh/ hội chứng di truyền do đột biến cấu trúc NST gây ra là:
A. Tật dính ngón tay thứ 2 và 3 B. Ung thư máu
C. Máu khó đông D. Mù màu
Câu 14. Khi nói về quần thể tự phối, nội dung nào sau đây không chính xác?
A. Quần thể tự phối đa hình về kiểu gen và kiểu hình hơn quần thể giao phối
B. Tần số tương đối kiểu gen dị hợp ngày càng giảm qua các thế hệ tự phối
C. Trong tự nhiên vẫn tồn tại các quần thể tự phối hoặc giao phối cận huyết
D. Quá trình tự phối làm cho quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần
Câu 15. Trong quá trình sinh sản hữu tính, cấu trúc nào được truyền đạt nguyên vẹn từ đời bố mẹ sang con cái?
A. Nhiễm sắc thể B. Tính trạng C. Alen D. Nhân tế bào
Câu 16. Các cơ quan nào sau đây là các cơ quan tương tự?
A. Chi trước của ngựa và chi trước của người B. Cánh bướm và cánh dơi
C. Tai mèo và tai dơi D. Cánh chin và cánh dơi
Câu 17. Một cơ thể có kiểu gen AaBbDD. Quá trình giảm phân có 12% số tế bào bị rối loạn phân ly của cặp nhiễm sắc thể Bb ở giảm phân 1; giảm phân 2 diễn ra bình thường. Trong các giao tử được sinh ra, lấy ngẫu nhiên 1 giao tử thì xác suất để thu được giao tử mang kiểu gen AbbD là bao nhiêu?
A. 12% B. 3% C. 1,5% D. 6%
Câu 18. Vectơ chuyển gen được sử dụng phổ biến là
A. plasmit. B. thực khuẩn thể C. E. coli. D. virút.
Câu 19. Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của alen A, a lần lượt là:
A. 0,8 ; 0,2 B. 0,2 ; 0,8 C. 0,7 ; 0,3 D. 0,3 ; 0,7
Câu 20. Trên phân tử mARN của sinh vật nhân sơ, bộ ba 5’AUG3′ mã hóa cho axit amin:
A. Foocmin methionin B. Phenyl alanin C. Lysin D. Methionin
Câu 21. Ở 1 loài thực vật, khi cho giao phấn giữa cây hoa đỏ và cây hoa trắng đều thuần chủng được đời con F1 có 100% cây đỏ. F1 tự thụ phấn được F2. Phép lai nào sau đây không xác định được kiểu gen của các cây hoa đỏ ở F2?
A. Các cây hoa đỏ F2 lai với cây hoa trắng B. Các cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn
C. Các cây hoa đỏ F2 lai với các cây hoa đỏ ở P D. Các cây hoa đỏ F2 lai với các cây hoa đỏ F1
Câu 22. Restrictaza và ligaza tham gia vào công đoạn nào sau đây của quy trình chuyển gen?
A. Tạo điều kiện cho gen được ghép biểu hiện.
B. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. Cắt, nối ADN của tế bào cho và plasmit ở những điểm xác định tạo nên ADN tái tổ hợp.
D. Tách ADN của nhiễm sắc thể tế bào cho và tách plasmít ra khỏi tế bào vi khuẩn.
Câu 23. Ở đậu Hà Lan, A- cao; a- thấp; B- hoa đỏ; b- hoa trắng. Các cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể khác nhau. Biết không xảy ra đột biến. Trong các phép lai sau, phép lai nào cho đời con có tỉ lệ thân thấp, hoa trắng chiếm 25% ?
(1) AaBb x Aabb
(2) Aabb x aaBb
(3) aaBb x aaBB
(4) AaBB x aaBb
A. 3 B. 4 C. 1 D. 2
Câu 24. Phân tử đóng vai trò truyền đạt thông tin di truyền là:
A. Protein B. AND C. tARN D. mARN
Câu 25. Trong phép lai giữa hai cá thể có kiểu gen AaBbDdEeHH x AabbDDeehh. Tỉ lệ đời con có kiểu gen đồng hợp về 3 cặp và dị hợp về 2 cặp gen là:
A. 5 /32 B. 1/4 C. 27/ 64 D. 9/ 16
Câu 26. Ở phép lai AabbDdEe x AaBbDdEe thu được F1. Lấy ngẫu nhiên 1 cá thể F1. Xác suất để được cá thể có 4 alen trội là bao nhiêu?
A. 3/ 64 B. 5/ 32 C. 15 / 64 D. 5 /16
Câu 27. Nhân tố chính chi phối quá trình phát sinh loài người ở giai đoạn người tối cổ( người vượn hóa thạch) là:
A. Sự hình thành mầm mống tôn giáo, nghệ thuật
B. Sự thay đổi điều kiện địa chất, khí hậu ở kì thứ 3 đại Tân Sinh
C. Cải tiến công cụ lao động
D. Quá trình đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên
Câu 28. Đặc điểm nào dưới đây không phải là đặc điểm di truyền của gen lặn trên X không có alen tương ứng trên Y
A. Kết quả lai thuận khác lai nghịch
B. Kiểu hình lặn luôn có xu hướng biểu hiện ở giới XX
C. Có hiện tượng di truyền chéo từ mẹ -> con trai
D. Tỉ lệ phân ly kiểu hình không đồng đều ở hai giới
Câu 29. Thành phần không có trong cấu trúc của Operon Lac là:
A. Gen điều hòa B. Vùng khởi động C. Vùng vận hành D. Gen cấu trúc
Câu 30. Một quần thể thực vật có tỉ lệ các kiểu gen AA:Aa:aa = 1:1,5:2,5. Trả qua quá trình tự thụ phấn bắt buộc, trong quần thể có 6400 cây, trong đó cây hoa hồng là 240 cây. Biết tính trạng đỏ là trội so với trắng. Số cây đỏ và trắng là:
A. 4040 đỏ & 2120 trắng B. 3840 đỏ& 2240 trắng
C. 2120 cây đỏ và 4040 cây trắng D. 2240 đỏ& 3840 trắng
Câu 31. Kỹ thuật nào dưới đây là ứng dụng công nghệ tế bào trong tạo giống mới ở thực vật?
A. Nuôi cấy hạt phấn.
B. Phối hợp vật liệu di truyền của nhiều loài trong một phôi.
C. Phối hợp hai hoặc nhiều phôi tạo thành thể khảm.
D. Tái tổ hợp thông tin di truyền của những loài khác xa nhau trong thang phân loại.
Câu 32. Nội dung nào sau đây không chính xác khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen, liên quan đến 1 cặp nucleotit( đột biến điểm) hay một số cặp nucleotit.
B. Nguyên nhân phát sinh đột biến gen là do sự bắt cặp không đúng trong nhân đôi AND, do những sai hỏng ngẫu nhiên, do tác động các tác nhân lí, hóa, sinh học
C. Đột biến điểm có 3 dạng: Đột biến mất 1 cặp Nu; Thay thế 1 cặp Nu này bằng 1 cặp Nu khác; Thêm 1 cặp Nu
D. Đột biến gen xảy ra phổ biến hơn và có hại hơn đột biến nhiễm sắc thể
Câu 33. Xét một quần thể có 2 alen (A, a). Quần thể khởi đầu có số cá thể tương ứng với từng loại kiểu gen là: 65AA: 26Aa: 169aa. Tần số tương đối của mỗi alen trong quần thể này là:
A. A = 0,25 ; a = 0,75 B. A = 0,50 ; a = 0,50 C. A = 0,30 ; a = 0,70 D. A = 0,35 ; a = 0,65
Câu 34. Trong thành phần cấu trúc của một gen điển hình, gồm các thành phần:
A. Vùng khởi động, vùng mã hóa, vùng cấu trúc B. Vùng điều hòa, vùng mã hóa, vùng kết thúc
C. Vùng điều hòa, vùng vận hạnh, vùng kết thúc D. Vùng khởi động, vùng vận hành, vùng kết thúc
Câu 35. Trong quá trình phân bào, cơ chế tác động của cônsixin là
A. làm cho tế bào to hơn bình thường. B. cản trở sự phân chia của tế bào.
C. cản trở sự hình thành thoi vô sắc. D. làm cho bộ nhiễm sắc thể tăng lên.
Câu 36. Trong quá trình hình thành các đặc điểm thích nghi, các nhân tố nào đóng vai trò chủ yếu?
A. Đột biến, giao phối và các cơ chế cách li B. Đột biến, chọn lọc tự nhiên, di nhập gen
C. Đột biến, giao phối, chọn lọc tự nhiên D. Đột biến, giao phối, nhập gen
Câu 37. Một cơ thể có kiểu gen AaBBDd. Biết rằng không có đột biến xảy ra. Các giao tử được tạo ra từ cơ thể trên là:
A. Aa; BB; Dd B. AaBD; Abd; aBD; aBd C. ABD; Abd; aBD; aBd D. AaBBDd
Câu 38. Trong công tác tạo giống vật nuôi, phương pháp nào được sử dụng phổ biến nhất?
A. Phương pháp gây đột biến B. Công nghệ gen C. Lai hữu tính D. Công nghệ tế bào
Câu 39. Cơ thể Aaaa khi giảm phân cho giao tử Aa chiếm tỉ lệ:
A. 1/ 2 B. 1/ 4 C. 2/ 6 D. 4/ 6
Câu 40. Một đột biến làm gen A biến đổi thành gen a. Ban đầu, gen a rất hiếm gặp trong quần thể nhưng sau đó chúng trở nên chiếm ưu thế. Điều giải thích nào sau đây là hợp lý nhất?
A. Các cá thể mang gen đột biến giao phối với nhau làm phát tán gen a trong quần thể
B. Do nhiều cá thể trong quần thể đều bị đột biến từ gen A thành gen a
C. Do môi trường sống thay đổi theo hướng xác định và gen A có khả năng thích nghi cao hơn
D. Do cá thể ban đầu tiếp tục bị đột biến lặp đoạn làm tăng alen a trong quần thể