Đề bài: Em hãy viết bài bài văn giới thiệu trò chơi dan gian: Thả diều
Dàn bài Giới thiệu trò chơi dan gian: Thả diều
1. Mở bài
Giới thiệu chung:
– Thả diều là trò chơi dân gian có từ lâu đời.
– Trò chơi thả diều rất vui và hấp dẫn, nhất là đối với trẻ em ở nông thôn.
2. Thân bài
* Thuyết minh về chiếc diều:
– Hình dáng: rất phong phú (hình chim, cá, bướm, chuồn chuồn…).
– Cấu tạo từ đơng iarn đến phức tạo. Kích thước từ nhỏ đến lớn, có khi dài đến hàng mét.
Có những cánh diều thường, có những cánh diều gắn sáo. Khi diều bay cao, tiếng sao du dương trầm bổng.
– Màu sắc: sặc sỡ, vui mắt.
– Vật liệu: khung diều làm bằng trẻ cật hoặc chất dẻo; cánh bằng giấy bồi, lụa, ni lông.
– Các bộ phận: thân diều, đuôi diều, sáo diều, dây diều…
Cách thức chơi diều:
– Thời gian: thường là vào các buổi chiều mùa hè, khi nắng vừa tắt.
– chỗ chơi: cánh đồng, bãi đất rộng, triền đê, .. nới không có dây diện, dây diện thoại hoặc cây cao.
– Diều bay cao hay thấp phụ thuộc vào người điều khiển. Điều khiển khéo thì diều mới thăng bằng và bay êm được.
– Khi thả diều, cần có hai người. Một người cầm dây và một người lao diều. Người lao diều phải nâng mũi diều chếch một góc khoảng bốn mười lăm độ, lao diều nhẹ nhàng theo hướng gió. Người cầm dây vừa chạy vừa thả dây để gió nâng diều lên cao. Hai người phải phối hợp với nhau nhịp nhàng.
3. Kết bài
* Cảm nghĩ của em:
– Thải diều là trò chơi thú vị và bổ ích.
– HÌnh ảnh cánh diều tô điểm thêm cho vẻ thơ mộng của khung cảnh quê hương.
– Cánh diều bay bổng mang theo bao mơ ước tốt đẹp của con người.
Bài văn mẫu Giới thiệu trò chơi dan gian: Thả diều
Trò chơi thả diều đã có từ bao đời nhưng cho đến nay nó vẫn hấp dẫn người chơi thuộc nhiều lứa tuổi, nhất là đối với tuổi thơ ở nông thôn.
Sau những lúc đồng áng vất vả hoặc những buổi chiều trời trong gió mát, người dân quê em thường mang diều ra thả.
Ông em kể rằng chiếc diều ngày xưa được làm bằng trẻ và giấy bồi. Cật trẻ vót nhẵn uốn làm khung diều, thân diều được dán bằng loại giấy màu nâu rất dai. Dưới bụng diều là dàn sáo được tạo ra từ những đoạn trúc khoét rỗng. Khi diều lên cao, tiếng sáo vi vu, du dương, ngân nga trong không trung bao la, bát ngát. chiếc diều được giữ bằng một sợi dây dây se thật săn, cuộn tròn quanh khúc tre ngắn hoặc chiếc ống bơ. Dây càng dài, diều càng cao.
Hình dáng chiếc diều ngày nay phong phú hơn nhiều. Diều lụa, diều giấy, diều ni lông… đủ mọi hình thù chim, bướm, cá, thuyền, máy bay, tàu lượn… màu sắc sặc sỡ, vui mắt. Một doi đất trống, một triền đê hay cánh đồng sau mùa gặt chỉ còn trơ gốc rạ… đều là những bãi thả diều lí tưởng.
Thả diều cần có hai người. Một người cầm dây và một người lựa hướng gió để lao diều. Khi lao, mũi diều phải chếch lên một góc khoảng bốn mươi lăm độ. người cầm dây vừa chạy vừa giật nhẹ để gió nâng diều lên và từ từ thả dây dài ra cho diều bay cao. Hai người phải phối hợp với nhau thật nhịp nhàng.
Cánh diều bay cao hay thấp phụ thuộc vào người điều khiển dây diều. Phải điều khiển thật khéo léo diều mới thăng bằng và bay lên được. Gió nâng cánh diều chao lượn giữa trời cao lồng lộng và tạo ra tiếng sao vi vu, ngân nga, vang vọng.
Thả diều là trò chơi thu hút nhiều lứa tuổi nhưng nó đặc biết ở chỗ là trò chơi của riêng phái nam. Những chiều hè gió lồng lộng thổi, trên triền đê sông Hồng, hàng chục cánh diều bay lượn giữa bầu trời trong xanh, thoáng đãng. Âm thanh du dương của tiếng sáo diều gợi nên hình ảnh cuộc sống bình yên, no ấm. Dưới mặt đất, những mai đầu thơ dại ngẩng cao, đôi mắt chăm chút dõi theo cánh diều chấp chới. Tiếng cười hồn nhiên giòn tan, tiếng bàn tán, tranh cãi xôn xao của đám trẻ khuấy động sự tĩnh lặng chốn làng quê.
Thả diều là trò chơi dấn gian xuất hiện từ lâu đời nhưng vẫn hấp dẫn vô cùng. Cánh diều bay cao chở theo bao ước mơ, khát vọng. Hình ảnh những cánh diều thong dong bay lượn làm tăng thêm vẻ thơ mộng cho khung cảnh quê hương yêu dấu. Thả diều không chỉ là trò chơi mang tính giải trí mà còn là một loại hình nghệ thuật. Không chỉ riêng ở nước ta mà nhiều nước châu Á có trò chơi thả diều. Hằng năm, những cuộc thi thả diều được người chơi tham gia đông đảo.