Đề bài: Nghị luận xã hội tri ân thầy cô
Bài văn mẫu Nghị luận xã hội Tri ân Thầy Cô
Trong xã hội kinh tế tri thức như hiện nay việc học vô cùng quan trọng. Chúng ta phải đến trường để được các thầy cô giáo truyền đạt tri thức, kiến thức để trở thành một con người phát triển hoàn thiện. Chính vì thế cho nên tất cả chúng ta đều phải biết ơn công lao dạy dỗ của các thầy cô giáo.
Từ ngày xưa cha ông ta đã có câu “Muốn sang thì bắc cầu kiều. Muốn con hay chữa phải yêu lấy thầy”. Quả không sai, không ai tròn chúng ta có thể tự học để thành người tài, người có ích cho xã hội được mà không nhờ công ơn của các thầy cô giáo – những người đã dìu dắt chúng ta để có được ngày hôm nay. Biết ơn thầy cô giáo chính là một trong những việc làm vô cùng cần thiết, phải yêu quý thầy cô thì chúng ta mới có thể trở thành một con người có đạo đức, điều này thể hiện được trình độ văn hóa của con người. Truyền thống tôn sư trọng đạo là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta từ xa xưa chúng ta có thể thấy rất nhiều tấm gương sáng của cha ông mà thế hệ đi sau cần noi theo. Thời xưa thầy Chu Văn An là một trong số những người thầy vô cùng tài giỏi và nghiêm khắc, những học trò của thầy có rất nhiều người làm chức quan to trong triều đình, trong đó có một học trò tên Phạm Sư Mạnh. Tuy là người có chức chức quan to được người đời trọng vong những đối với người thầy kính yêu của mình ông vô cùng tôn trọng. Đến thăm nhà thầy ông phải vái từ xa, vào trong nhà chỉ xin ngồi ngồi sập dưới không dám ngồi ngang hàng với cụ, trả lời những câu hỏi của thầy, hỏi thăm sức khỏe của thầy như những học trò khác, đây là một tấm lòng thật đáng quý.
Thời nay học sinh chúng ta có rất nhiều cách để thể hiện lòng biết ơn với các thầy cô nhưng có lẽ món quà mà thầy cô quý trọng nhất chính là học trò của mình luôn chăm ngoan học gỏi, học giỏi là thầy cô cảm thấy hạnh phúc rồi.
Tôn sự trọng đạo, biết ơn thầy cô giáo, chính là truyền thống tốt đẹp và đã ăn sâu vào máu của rất nhiều thế hệ học trò. Tuy nhiên hiện nay có lẽ mộ bộ phận học sinh đã không còn thể hiện được truyền thống ấy nữa mà thay vào đó nét văn hóa này có vẻ bị lệch đi so với truyền thống cũ. Rõ ràng chúng ta phải thừa nhận một bộ phận học trò ngày nay đã không còn thể hiện được tinh thần tôn sư trọng đạo, và tình cảm thầy trò cũng không còn được thân thiết như ngày xưa nữa. Có lẽ do thời đại kinh tế thị trường chi phối nhiều nên truyền thống này đang ngyaf càng bị mai một đi.
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng.
Nếu không có những người lái đò thầm lặng thì có lẽ chúng ta mãi mãi không thể trưởng thành như ngày hôm nay được, chính vì thế hãy luôn biết phát huy truyền thống tốt đẹp tôn sư trọng đạo của dân tộc.