Bệnh vô cảm của giới trẻ hiện nay
Đề: Viết bài nghị luận về “Bệnh vô cảm của giới trẻ hiện nay”.
Ngày nay, với sự phát triển của xã hội, giới trẻ ngày càng có cơ hội để phát triển bản thân.Song song với sự phát triển ấy, con người lại có nhiều mối lo về sức khỏe, bệnh tật. Con người cho rằng đáng sợ nhất là mắc phải bệnh nan y không thể chữa. Nhưng tôi tin rằng, căn bệnh đáng sợ nhất đó chính là căn bệnh vô cảm của giới trẻ hiện nay. Đó là căn bệnh tuy không ảnh hưởng đến tính mạng con người nhưng nó để lại trong tâm hồn con người một khoảng trống vô hình thật đáng sợ
Thực trạng của “bệnh vô cảm” này đang len lỏi trong giới trẻ một cách âm thầm và rộng rãi. Một lần nữa, tiếng chuông báo động về sự vô cảm lại được rung lên, đặc biệt đối với giới trẻ. Quả thật, không thể dung thứ cho những hành động vô cảm ấy. Nó đồng nghĩa với việc vứt bỏ truyền thống ” Tương thân tương ái” của dân tộc, cũng là vứt bỏ chính bản thân mình.Thông qua mạng xã hội, ta thật đau lòng và bất ngờ khi thấy sự vô cảm của của nhiều bạn nam đứng cỗ vũ và quay clip một nhóm nữ sinh với những màn đánh đập, xé áo, cắt tóc. Kèm theo những lời chửi bới của những cô gái hành hung, còn cổ vũ nhiệt tình, hứng khởi của anh chàng này: “Cởi áo đi, cởi áo đi!” . Hơn nữa, nhiều người cũng ngỡ ngàng vì sự vô cảm, thờ ơ của những người lớn tuổi. Mặc dầu các bạn có điều kiện nhưng lại không sẵn lòng giúp đỡ những người gặp khó khăn, hoạn nạn. Rất nhiều người trẻ, khi thấy những người hành khất thì xua đuổi, dè bỉu. Gặp người bị tai nạn, thay vì dừng lại giúp đỡ nhưng lại bỏ đi như không có chuyện gì xảy ra, thậm chí có kẻ không những chẳng cứu giúp nạn nhân mà còn lợi dụng cơ hội tìm cách lấy cắp tiền của người bị nạn.Nhưng thật đau lòng hơn nữa khi những hình ảnh vô cảm và thiếu đạo đức của giới trẻ được các phương tiện truyền thông đưa lên mặt báo hay chúng ta tận mắt chứng kiến những cảnh đau lòng. Những hành động đó được nhiều bạn trẻ quan tâm và có thể là tấm gương xấu cho nhiều bạn trẻ mới lớn. Chẳng hạn như các bạn nữ sinh đánh nhau, cởi đồ và xé áo bạn mình đang có nguy cơ trở thành một “phong trào” hay là học sinh đánh thầy cô giáo đến nỗi phải nhập viện. Điều đáng lên án là, khi chứng kiến các vụ việc trên, hầu hết các bạn đều dửng dưng, bàng quan như không thấy gì. Thay vì can ngăn, giải thích đúng sai, thì họ lại cổ vũ, ủng hộ hết mình cho những hành động vô đạo đức và thiếu văn hóa đó.
Bệnh vô cảm của giới trẻ hiện nay
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng vô cảm của giới trẻ hiện nay, nhưng nguyên nhân chính là cách sống của giới trẻ ngày nay, và cách giáo dục nhân bản từ trong gia đình cho đến nhà trường và ngoài xã hội còn quá thờ ơ, hời hợt.
Bản thân con người nếu thiếu tình yêu thương thì sẽ trở nên vô cảm trước nỗi đau của người khác,. Thêm vào đó, do ngoại cảnh tác động: khi một con người bị chính cái xấu hãm hại, khi mà những điều tốt đẹp không xảy đến với bản thân, thì họ sẽ trở nên dửng dưng trước nỗi đau của người khác. Họ không còn lòng tin vào điều tốt, thế nên họ vô cảm trước những điều tốt đẹp trên cuộc đời này. Đối với họ, nhà hàng xóm gặp hoạn nạn, có người thân mắc phải tệ nạn xã hội, họ cũng bàng quan như không hay biết, không hỏi han, cũng chẳng an ủi một vài lời. Trên đường đi, gặp người bị nạn, họ bỏ đi, chẳng thèm quan tâm sống chết ra sao, hoặc có ghé lại thì cũng chỉ để thỏa mãn tính hiếu kỳ, giương đôi mắt ếch nhìn chung quanh, không hề giúp đỡ nạn nhân vì họ sợ phải gánh trách nhiệm. Gặp kẻ bất hạnh, tàn tật nằm bên vệ đường, họ chẳng những không thương xót mà còn khinh bỉ, rẻ rúng những con người kém may mắn đó. Đặc biệt là đối với giới trẻ, “vô cảm” đó là một căn bệnh đáng lên án.
Gia đình chính là tế bào của xã hội, gia đình mà tốt đẹp thì xã hội mới tốt đẹp được”. Từ khi sinh ra, ta sống trong tình yêu thương và sự đùm bọc của gia đình, chính vì vậy, gia đình có tác động to lơn đến nhân cách con người. VÌ vậy, gia đình phải là nơi giáo dục con người phải biết yêu thương con người. Nếu một đứa trẻ thường xuyên chứng kiến cảnh mẹ nó bị bạo hành gia đình, hoặc thấy bố mẹ thờ ở với nhau thì đứa trẻ đó sẽ trở nên vô cảm trước nỗi đau của người khác, vì bản thân nó cũng không được yêu thương.Đúc kết kinh nghiệm giáo dục con cái, ông cha ta đã khuyên: “Dạy con từ thuở còn thơ”. Nhưng dường như nhiều gia đình ngày nay không coi trọng điều này, không quan tâm đến việc dạy con phải có sự đồng cảm, yêu thương, giúp đỡ và biết tha thứ cho người khác. Bởi lẽ, cha mẹ thiếu gương mẫu về đạo đức, về lối sống, cũng không quan tâm dạy bảo con cái. Hiện nay, có bao nhiêu bậc cha mẹ chịu bỏ thời gian dạy con cái biết cách đối nhân xử thế, biết tôn trọng mình và tôn trọng người khác, dạy con có lòng khoan dung, độ lượng, vị tha và những chuẩn mực giá trị đạo đức. Bên cạnh đó, Nhiều đứa trẻ vì quá được bố mẹ cưng chiều mà sống theo kiểu muốn gì được nấy. Thế nhưng, họ lại không dạy con phải biết chia sẻ, quan tâm và có trách nhiệm với người thân, với bạn bè. Một đứa trẻ chỉ biết “nhận” chứ không biết “cho” sẽ nghèo nàn về cảm xúc, vô tâm trước đòi hỏi của tình người, và bàng quan trước nỗi đau của kẻ khác.Gia đình không giáo dục tốt chính là một trong những nguyên nhân chủ yếu của ” căn bệnh vô cảm trong giới trẻ hiện nay”.
Bên cạnh gia đình, Xã hội là yếu tố tác động không nhỏ đến ” Bệnh vô cảm của giới trẻ hiện nay”. TRong một xã hội, mà những hình ảnh và việc làm vô cảm của nhiều người đầy rẫy ra đấy thì tất yếu ảnh hưởng không nhỏ đến giới trẻ. Ta thật đau lòng khi nhìn thấy cảnh bênh nhân trong cơn nguy kịch vì không có tiền đóng viện phí mà phải chết oan uổng, để lại bao nỗi đau cho người thân của họ. Hay những hình ảnh nữ sinh giật tóc, xé áo nhau trong khi nhiều nam sinh cầm điện thoại quay clip chỉ để thỏa mãn sự hiếu kỳ của người khác khiến những ai coi clip vừa đau lòng, vừa xấu hổ thay. Hay hình ảnh những người vô gia cư, những đứa bé bị bỏ rới chết đói bên đường không ai quan tâm khiến ta vô cùng đau lòng và lo lắng cho cả một thế hệ. Ta càng bất bình thay những người đi đường khi có tai nạn xảy ra thay vì vào giúp đỡ thì họ lại xúm lại để thỏa mãn sự hiếu kỳ.
Một xã hội vô cảm là một xã hội lạnh lẽo, không có ấm áp của tình thương con người. Một cuộc sống vô vị và tẻ nhạt của một cỗ máy vô tri, chắc hẳn chẳng ai muốn như vậy. Một nhà văn Nga đã từng nói: “Nơi lạnh nhất không phải là Bắc cực mà là nơi không có tình thương”. Quả đúng là như vậy, nơi có tình yêu thương thì nới đó dù là Nam cực hay Bắc cực thì vẫn cảm thấy ấm áp,. Còn trong một xã hội mà thiếu thốn tình yêu con người thì sẽ chẳng còn sự cảm thông , chẳng còn ý nghĩa nữa. Xã hội chúng ta đang sống cần bài trừ “căn bệnh vô cảm” đáng sợ này.