Home Trung học Cơ SởLớp 9 Cách làm bài văn nghị luận xã hội về 1 hiện tượng đời sống

Cách làm bài văn nghị luận xã hội về 1 hiện tượng đời sống

by admin

Cách làm bài văn nghị luận xã hội về 1 hiện tượng đời sống

NGHỊ LUẬN VỀ 1 HIỆN TƯỢNG ĐỜI SỐNG

1. Khái niệm

Hiện tượng là những sự việc đã xảy ra trong khoảng không gian và thời gian mà con người nhận thấy. Những sự việc nào mà không được biểu hiện ra bên ngoài, không có hình dạng cụ thể hay có trạng thái mà con người không thể cảm nhận, quan sát được thì đều có thể được coi là 1 hiện tượng. Đây là đặc điểm để phân biệt những hiện tượng (bên ngoài) so với các bản chất (bên trong) mặc dù chúng ta vẫn thường bình luận cả hiện tượng và vấn đề.

Khi nói đến hiện tượng đời sống thì dương nhiên hai chữ “đời sống” được dùng để phân biệt với các lính vực văn học, khoa học hay với các loại sách vở nói chung. Vì thế, khi nói tới hiện tượng đời sống thì nói đến những thứ đã xảy ra ở bên ngoài cuộc sống mà những con người bình thường đều có thể quan sát được, chứ không nhất thiết phải có trong sách vở hay văn chương.

Nghị luận về 1 hiện tượng đời sống chính là dạng bài lấy 1 hiện tượng đã xảy ra trong đời sống để cùng nhau bàn bạc, thảo luận. Từ hiện tượng đó, người đang nghị luận phải biết phân tích để đưa ra được ý nghĩa để đánh giá, nhận định. Đề tài bàn bạc thường gần gũi với đời sống, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh như các vấn đề tai nạn giao thông, ô nhiễm môi trường, tiêu cực trong thi cử, tình nguyện, các tấm gương người tốt,… Đây cũng thường là các vấn đề đang nóng trong xã hội và được nhiều người biết đến đê tạo sự lan tỏa cho bài viết.

cach lam bai van nghi luan xa hoi ve hien tuong doi song

2. Cách làm bài văn nghị luận xã hội về 1 hiện tượng đời sống

a) Cách làm mở bài

Nghị luận về 1 hiện tượng đời sống thực chất cũng là 1 dạng văn bản. Do đó, nó đương nhiên cần phải bắt đầu bằng 1 mở bài. Và dĩ nhiên nó sẽ không thể đi ngược với những nguyên tắc mở bài chung.

Nghị luận là một hoạt động để thỏa mãn được nhu cầu của những người muốn được bàn đánh giá và bàn luận về 1 hiện tượng hoặc vấn đề nào đó. Mở bài của 1 bài nghị luận về 1 hiện tượng đời sống sẽ phải thể hiện được những định hướng đánh giá và ý kiến, quan điểm cá nhân về sự việc đó thông qua các câu hỏi, hay những câu khẳng định nhưng có tác động tới người đọc hay người nghe.

b) Cách làm thân bài

Thân bài của bài nghị luận vầ 1 hiện tượng đời sống phải gồm đủ 2 phần là bàn luận và đánh giá.

Các ý chính của thân bài cần phải được sắp xếp 1 cách logic, hợp lí sao cho người đọc có thể tiếp nhận được sự đánh giá, bàn luận mà người viết đưa ra 1 cách dễ dàng, hứng thú nhất, bởi vì sự bình luận chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó hướng đến người đọc. Ví dụ như:

– Người đọc sẽ không thể nào tiếp nhận hoặc không thể hứng thú trước những lời bình luận mà họ còn tỏ ra mơ hồ về sự việc đang được đưa ra bàn bạc ấy. Vì vậy, trước khi bắt đầu việc đánh giá hay bàn luận, người làm văn nên trình bày 1 cách trung thực, rõ ràng và đầy đủ về hiện tượng đời sống mình sẽ mang ra bàn luận cùng người đọc.

Người viết cũng không nên cố trình bày sự việc đó để phù hợp nhất với quan điểm cá nhân của mình, vì việc làm này có thể sẽ gây ra mâu thuẫn với các yêu cầu khách quan và dẫn tới việc làm cho người đọc tỏ ra hoài nghi, cảnh giác hay không cảm thấy vô tư.

Người viết cũng nên áp dụng các yếu tố cần thiết như tự sự, biểu cảm, miêu tả hay thuyết minh để bài văn thêm khách quan, rõ ràng và sinh động hơn và đặc biệt tăng thêm sức thuyết phục cho người đọc.

– Người đọc sẽ không thực sự tin tưởng ý kiến cá nhân của bạn, nếu như họ cảm giác rằng ý kiến đó chỉ là 1 sự áp đặt 1 chiều thôi. Sức thuyết phục của một bài viết sẽ cao hơn nhiều nếu người đọc có điều kiện để so sánh ý kiến của người viết với các ý kiến đã được đưa ra trước đó. Do đó, người nghị luận nên thực hiện việc điểm lại và đánh giá 1 cách hợp lí những quan điểm đã được đưa ra về hiện tượng đời sống đang bình luận, trước khi bạn đưa ra những quan điểm của chính bản thân mình.

– Khi đưa ra và bảo vệ ý kiến cá nhân, người viết cũng có thể đứng hẳn về 1 phía, hoặc là ủng hộ hoặc phê phán vấn đề mình đang nghị luận. Ngoài ra, người viết cũng có thể thực hiện kết hợp những phần đúng và phần còn thiếu sót của sự việc để đi đến 1 sự đánh giá mà bạn tin là công bằng và hợp lí. Nhưng cũng không thể loại trừ khả năng mà người làm văn đưa ra 1 cách đánh giá hoàn toàn khác biệt của riêng họ, sau khi đã đi phân tích các ý kiến khác nhau về vấn đề cần bình luận.

– Khi tiếp tục bàn luận sâu rộng hơn thì người viết có thể đề cập đến thái độ, hành động cũng như cách giải quyết trước sự việc vừa được đánh giá, nhận xét hoặc cũng có thể bày tỏ cảm nhận, suy nghĩ cá nhân đã rút ra khi đưa ra liên hệ với hoàn cảnh sống, độ tuổi của mình cũng như của những người đang lắng nghe bài bình luận.

c) Cách làm kết bài

Phần kết bài phải kết thúc được bài làm bằng 1 khẳng định chắc chắn không thể đưa ra ý kiến bác bỏ nào nữa.

Ở 1 bài văn nghị luận hay, phần kết sẽ không chỉ làm 1 nhiệm vụ duy nhất là kết lại cả bài. Phần kết chỉ thật sự hay khi nó mở ra được hẳn 1 phạm vi khác rộng lớn hơn dành cho những suy ngẫm, điều cần nghị luận tiếp theo.

You may also like

Leave a Comment