Home Trung học Cơ SởLớp 8 Công thức tính khối lượng riêng và bài tập áp dụng

Công thức tính khối lượng riêng và bài tập áp dụng

by admin

Nếu như bạn đang học môn hóa học thì chắc chắn không thể bỏ qua được phần tính khôi lượng riêng. Tuy nhiên,để làm được dạng bài tập này thì các bạn cần phải tham khảo ngay công thức tính khối lượng riêng và bài tập áp dụng ngay dưới đây nhé.

Công thức tính khối lượng riêng chuẩn nhất

Khối lượng riêng

Khái niệm: Khối lượng riêng của vật thể là một đặc tính về mật độ vật chất của một chất đó, chính là đại lượng đo bằng thương số giữa khối lượng m và thể tích V của vật chất ấy.

Công thức tính khối lượng riêng

Công thức được tính như sau:

D=m/V

Trong đó:

D chính là khối lượng riêng (kg/m3 )

V là thể tích (m3 )

M là khối lượng (kg)

P là trọng lượng (N)

m là khối lượng (kg)

cong thuc tinh khoi luong rieng va bai tap ap dung co loi giai

Bài tập áp dụng công thức tính khối lượng riêng

Câu 1: Hãy chọn phương án xác định khối lượng cùa chiếc cột sắt ở Ấn Độ:

  1. Cưa chiếc cột sắt thành nhiều đoạn nhỏ, rồi đem cân từng đoạn một.
  2. Tìm cách đo thế tích của chiếc cột, xem nó bằng bao nhiêu mét khối? Biết khối lượng của 1m3 sắt nguyên chất ta sẽ tính được khối lượng của chiếc cột.

 Để giúp các em chọn lựa, người ta cho biết số liệu sau: sau khi đo chu vi và chiều cao của chiếc cột, người ta đã tính ra được thế tích của chiếc cột vào khoảng 0,9m3. Mặt khác người ta cũng đã cân và cho biết 1dm3 sắt nguyên chất có khối lượng 7,8kg.

Em hãy xác định khối lượng của chiếc cột.

Hướng dẫn

Chọn phương án B.

Theo giả thuyết thì 1dm3 = 7,8kg và 0,9m3 = 900dm3 Khối lượng chiếc cột: 7,8.900 = 7020 (kg) = 7,02 T.

 Câu 2: Hãy tính khối lượng của một khối đá. Biết khối đá đó có thế tích là 0,5m3. Hướng dẫn Dựa vào bảng ta có khối lượng riêng của đá là 2600kg/m3. Vậy 0,5m3 đá có khối lượng là: 2600.0,5 = 1300kg.

Câu 3: Hãy tìm cách xác định trọng lượng riêng của chất làm quả cản.

Dụng cụ gồm có:

– Một quả cân 200g mà ta cần đo trọng lượng riêng của chất làm nó, có một sợi chi buộc vào quả cân.

– Một bình chia độ có GHĐ 250m3, miệng rộng đế có thể cho lọt quá cân vào trong bình. Bình chứa khoáng 100 m3 nước.

– Một lực kế có GHĐ ít nhất 2,5N.

Hướng dẫn

Ta làm theo các bước sau:

 – Thả chìm quả cân vào bình chia độ. Giả sử nước dâng lên đến mực 120m3. Vậy thể tích quả cân 200g là: V = 120 – 100 = 20(m3)= 0,00002(m3).

– Treo quả cân vào lực kế ta xác định được trọng lượng của quả cân là 2N (do p = 10m = 10 . 0,2 = 2N).

Vậy trọng lượng riêng của chất làm quả cân (200g) là:

d = P/V = 2/0,00002 = 100000 (N/m3).

Câu 3: Hãy tính khối lượng của một chiếc dầm sắt có thế tích 40dm3.

Hướng dẫn

Tra bảng, ta thấy sắt có khối lượng riêng là D = 7800kg/m3 và V = 40dm3 = 0,04 m3

Tính khối lượng dầm sắt:

 Ta có: D = m/V suy ra m = D.V Hay m = 7800.0,04 = 312 (kg)

Câu 4: Mỗi nhóm học sinh hòa 50g muối ăn vào 0,5/ nước rồi đo khối lượng riêng của nước muối đó.

Hướng dẫn

Tra bảng khối lượng riêng, ta thấy khối lượng riông của nước là D = 1000 kg/m3 Ta có: 50g = 0,05kg và 0,05/ = 0,05dm3 = 0,0005m3

Khối lượng của 0,5/ nước: m = 1000.0,0005 = 0,5 (kg)

Khối lượng cua nước muối: M = 0,05 + 0,5 = 0,55 (kg)

Vì sự hoà tan của muối ăn vào thể tích của nước muối tăng lên không đáng kể nên thể tích của nước muối vẫn là 0,5 l. Vậy khối lượng riêng của nước muối là:   C.

Câu 5 : Muốn đo khối lượng riêng của các hòn bi thủy tinh, ta cần dùng những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

  1. Chi cần dùng một cái cân.
  2. Chỉ cần dùng một cái lực kế.
  3. Chi cần dùng một cái bình chia độ.
  4. Cần dùng một cái cân và một bình chia độ.

Hướng dẫn

Chọn câu D: cần dùng một cái cân và một bình chia độ.

Câu  6: Một hộp sữa ông Thọ có khối lượng 397g và có thề tích 320cnĩ Hãy tính khối lượng riềng của sữa trong hộp theo đơn vị kg/ m3.

Hướng dẫn

Ta có: 397g = 0,397kg. 320cm3 = 0,00032m3

Khối lượng riêng của sữa trong hộp là: m 0,397 . 3 D = m/V = 0,397 / 0,00032 = 1240kg/m3.

Câu 7:  Biết 10 lít cát có khối lượng 15kg.

  1. Tính thể tích của 1 tấn cát
  2. Tính trọng lượng của một đống cát 3cm3.

Hướng dẫn

Ta có: 10/ 15kg (1tấn = 1000kg; 1lít = 1 dm3)

  1. Thể tích của một tấn cát: V = (1000 . 10)/15 = 666,7(1) = 0,667(m3)
  2. Trọng lượng của đống cát là 45.000N.

Câu 8: 1 kg kem giặt VISO có thể tích 900cm3. Tính khối lượng riêng của kem giặt VISO và so sánh với khối lượng riêng của nước.

Hướng dẫn

Ta có: 1 cm3 – 0,001m3.

 Khối lượng riêng của kem giặt VISO là: D = 1/0,0009 = 1111,1 (kg/m3)

So sánh với khối lượng riêng của nước thì khối lượng riêng của kem giặt VISO lớn hơn.

Câu 9: Mỗi hòn gạch hai lỗ có khối lượng 1,6kg. Hòn gạch có thể tích 1.200cm3. Mỗi lỗ có thể tích 192 cm3. Tính khối lượng riêng và trọng lượng riêng của gạch.

Hướng dẫn

Thế tích thực của hòn gạch là: V = 1200 – (192.2) = 816 (cm3) = 0,0816 (m3). Khối lượng riêng của gạch: D = m/V = 1,6 / 0,0816 = 1960,8 kg/cm3

Trọng lượng riêng của gạch: d = 10.D = 10.1960,8 = 19608 N/cm3.

Câu 10: Muốn đo trọng lượng riêng của một khối hợp kim đặc, có kích thước bằng một cái nút chai, ta cần những dụng cụ gì? Hãy chọn câu trả lời đúng.

  1. Chi cần một cái cân.
  2. Chỉ cần một cái lực kế.
  3. Cần một cái cân và một bình chia độ.
  4. Cần một cái lực kế, một bình chia độ và một sợi chỉ.

Hướng dẫn Chọn câu D: cần một cái lực kế, một bình chia độ và một sợi chỉ.

Câu 11: Một ca dầu ăn, thể tích 500 cm3, có khối lượng 425g. Tính khối lượng riêng của dầu.

Hướng dẫn

Ta có: 1kg = 1000g. 1m3 = 1000000 cm3

Khối lượng riêng của dầu là 850 kg/m3.

You may also like

Leave a Comment