Đề bài: Nguyễn Bá Học có nói: “Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông”. Em hiểu gì về ý nghĩa câu nói trên.
Ý nghĩa câu nói” Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông”
Tinh thần vượt khó là một trong những bí quyết giúp ta thành công trong cuộc sống. Nếu như trước trở ngại gian nan mà ta chùn bước thì làm sao có thể làm nên việc lớn.Đây là một bài học rất tâm đắc mà từ xưa đến nay ông cha ta đúc kết lại. Nguyễn Bá Học là một nhà giáo đồng thời cũng là một nhà văn, trong “Lời khuyên học trò”, ông đã nêu lên quan niệm ấy: Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông”.
Lời nói trên có ý nghĩa như thế nào? Chúng ta cần tìm hiểu để học tập. Câu nói của Nguyễn Bá Học cho ta thấy rõ hai vấn đề. trước hết là cái “khó vì ngăn sông cách núi”: sông rộng, núi cao là những chướng ngại vật của thiên nhiên gây ra nhằm cản trở bước tiến của con người. Kế đó là cái”khó vì lòng người”: lòng người hay nản chs thiếu tự tin thì sẽ sợ núi cao sông sâu, chưa đi mà đã vội thối lui, chùn bước.Trước hai cái khó ấy thì cái khó trong lòng người mới đáng ngại. Con người thiếu quyết tâm, không có tinh thần vượt khó thì không thể nào vượt qua núi, qua sông được. Ngược lại,nếu ngườ có nghị lực và quyết tâm thì núi cao bao nhiêu cũng vượt qua, sông sâu rộng đến chừng nào cũng qua được.Câu nói của nhà văn quả thật đã nhắc nhở chúng ta về lòng quyết tâm vượt khó.
Thật sự, ý chí quyết tâm, tinh thần vượt khóa có cần thiết cho mỗi chúng ta không?Quả là cần thiết vô cùng. Vì cuộc sống muôn màu muôn vẻ, đường đời nhiều ngã rẻ quanh co. Trên đường đi đâu phải chỉ có hoa thơm cỏ lạ mà bao nguy hiểm, khó khăn luôn chờ ta ở phía trước. Nếu muốn ước mơ của mình thì trước những khó khăn gia nan thử thách ta không thể lùi bước mà phải ngẩng cao đầu chấp nhận đón lấy.Thậm chí câu nói” Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách nú mà vì òng người ngại núi e sông” còn nhắc nhở chúng ta ngay cả trong hoàn cảnh nguy hiểm cũng không sờn:” Bất chấp hổ huyệt, an đắc hổ tử” nghĩa là “không vào hang cọp sao bắt được cọp con”, người Trung Quốc đã nói như thế!Như vậy bí quyết giúp ta thành công không gì khác hơn là ý chí,là nghị lực,là sự kiên trì bền bỉ.Bài học ấy cũng đã được Bác Hồ của chúng ta thực hiện trong đấu tranh cách mạng của Người. Và với kinh nghiệm của bản thân Bác đã dạy ta rằng:
Không có việc gì khó
Chỉ sợ lòng không bền
Đào núi và lấp biển
Quyết chí ắt làm nên
Thế mới biết sức mạnh của ý chí, lòng quyết tâm có giá trị vô ngần. Ta nên biết rằng thành công nào cũng trải qua cam go, thử thách.Sự nghiệp càng lớn thì khó khăn càng nhiều. Khó khăn càng nhiều thì ý chí phải càng cao. Đến lúc ấy thành công mới có ý nghĩa, ta mới quý trọng, nâng niu và giữ gìn những gì mình có được.Những thử thách, khó khăn chướng ngại vật dù có khó khăn đến đâu cũng không thể ngăn cản bước chân của người có lòng quyết tâm. Chỉ có lòng người ngại khó khăn mới thấy những thử thách ấy mới không thể vượt qua được. Một người học sinh gặp một bài toán đề dài loằng ngoằng phức tạp nghĩ là bài toán này sẽ rất khó không thể giải được liền bỏ cuộc ngay từ đầu, một cậu học sinh khác đặt bút vào phân tích và tìm các hướng giải đã cố gắng tìm ra được đáp án đúng. Vì vậy cho nên đừng vội thấy khó mà bỏ cuộc, hãy chiến thắng sự hèn nhát và nhụt chí của chúng ta.
Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông
Câu nói” Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông” cũng khiến ta nhớ đến lời bài hát “Chặng đường nào rải bước trên hoa hồng, bàn chân cũng thấm đau vì những mũi gai. Đường vinh quang trải qua muôn ngàn sóng gió…”.Chẳng có con đường nào rải thảm bằng phẳng mà có thể dẫn đến thành công vinh quang, dù cho bước trên con đường rải đầy hoa hồng thì bàn chân chúng ta phải chảy máu vì những mũi gai. Phật dạy: “Đời là bể khổ”, ai cũng muốn thành công, ai cũng muốn hạnh phúc, nhưng để thành công thì thật sự không dễ dàng. Chỉ có lòng người thật sự quyết tâm mới là sức mạng to lớn nhất để vượt qua những khó khăn thử thách ấy.Bác Hồ của chúng ta là một minh chứng cụ thể cho câu nói ấy của nhà giáo Nguyễn Bá Học. Bôn ba bao nhiêu năm để tìm con đường cứu nước cứu dân, Bác đã trải qua cuộc sống lao dịch, làm công nhân vất vả, những năm tháng tù đày cực khổ nhưng chưa bao giờ Bác lùi bước. Đó cũng là nguyên nhân dẫn đến sự thành công trong việc giải phóng dân tộc Việt Nam.
Nhưng mà thực tế đã cho thấy không phải ai cũng có đủ nghị lực và quyết tâm để vượt qua mọi thử thách trong cuộc sống, có những con người vì ngại vất vả mà không dám bước trên con đường khó khăn, gian nan. Có những người vì sợ thất bại mà không dám thử thách.Hiểu được ý nghĩa lời dạy ấy, ngay từ khi còn là học sinh ngồi trên ghế nhà trường,chúng ta phải cố gắng rèn luyện cho mình sự bền bỉ, dẻo dai, tập tính kiên nhẫn. Ta phải cố gắng trang bị cho miinhf hành trang kiến thức sâu rộng.. Một trình độ học vấn vững vàng đẻ trở thành ngườ có tài năng.vàng thật thì khong sợ lửa. cũng có những cũng không sợ gian nan thử thách. Dất nước có nhiều tài năng, có nhiều người có nghị lực như thế thì sợ gì không tiến lên sánh vai với các cường quốc năm châu?
Tóm lại những khó khăn trở ngại trên đường đời là môi trường tốt để thử thách con người. Núi có cao, sông có sâu bao nhiêu, nếu con người không ngại núi, ngại sông thì sẽ vượt qua được tất cả. Do đó, muốn bước lên vinh quang cuộc đời thì ta không nên chùn bước mà mã vững tin để vươn tới bằng quyết tâm và nghị lực của chính bản thân mình. Ta phải luôn khắc sâu rằng ” Đường đi khó không phải vì ngăn sông cách núi mà vì lòng người ngại núi e sông”, Ngọn núi cao nhất khó vượt qua nhất chính là lòng người, còn khi đã vượt qua được ý chí bản thân thì không còn khó khăn, thử thách nào có thể làm chúng ta chùn bước nữa.