Home Xem thêmMẹo vặt thi cử Học thi theo chiến thuật VAK

Học thi theo chiến thuật VAK

by admin

Bạn đang nhức đầu với đống bài tập hỗn độn, một lượng kiến thức… “loạn xạ” và vô số những đáp án trắc nghiệm? Đây là một số bí quyết giúp bạn làm mọi thứ dễ dàng hơn.

Phương pháp VAK

Tùy theo sở trường theo các môn tự nhiên hay xã hội mà các bạn có từng cách học khác nhau. Có bạn khi học chỉ cần… nhìn là được. Nhưng cũng có bạn phải đọc to lên mới thuộc. Nhưng nhìn chung các bạn không thể vượt qua khỏi phương pháp VAK ( tiếng Anh gọi là Visual Auditory Kinesthetic).

1. Tiếp thu và ghi nhớ thông tin tốt nhất qua Thị giác

V viết tắt của Visual là hình ảnh

Đó là cách học của đa số các bạn có sở trường là các môn tự nhiên lựa chọn. Các bạn học thuộc lòng bằng cách nhìn vào trang vở, và khi cần kiến thức thì hình ảnh hiện ra trong đầu các bạn là hình ảnh trang vở mà bạn đã học trước đó

– Tuyệt kĩ học bài mới: hãy tưởng tượng bạn đang xem một xấp hình có độ dày tỉ lệ thuận với lượng kiến thức mà giáo viên giảng. Đồng thời nhẩm lại lời thầy cô trong đầu, hoặc vẽ lại trên giấy nháp, giấy nhớ.

– Tuyệt chiêu ghi chép và ôn bài cũ: Với kiểu ghi truyền thống thì bạn nên dùng nhiều màu mực để ghi những mục khác nhau, còn nếu thầy cô cho phép thì không còn gì bằng sơ đồ tư duy cả, bạn sẽ phát huy được khá khá tiềm năng của mình qua những bức vẽ ấy đấy.

– Nên học ở không gian yên tĩnh, rộng rãi, có treo những poster tích cực khuyến khích việc học tập, nếu bạn thích có thêm nhạc nền không lời nữa thì cũng không vấn đề gì.

2. Tiếp thu và ghi nhớ thông tin tốt nhất qua Thính giác

A viết tắt cho Auditory là cách học phải đọc to lên mới thuộc.

– Tuyệt kĩ học bài mới: Liên tục ghi chép trong khi nghe giảng, chủ động hỏi han, giơ tay lên bảng, bạn đừng sợ sai, thắc mắc chỗ nào thì hỏi ngay chỗ đó, bằng không ôm về một cục bạn cũng chẳng biết làm gì đâu.

– Tuyệt chiêu ghi chép và ôn bài cũ: bạn có thể note lại những ý chính trên những mảnh giấy nhỏ, sau đó về dán trên bàn học. Cứ vận động thoải mái trong lúc ôn bài cũ, sẽ chẳng phiền đâu nếu bạn cứ đi lòng vòng, đứng dậy ngồi xuống, bạn là một người hiếu động, nên cứ tha hồ làm bất kì động tác nào bạn muốn. Chủ động trao đổi kiến thức với nhiều bạn bè, học nhóm sẽ luôn là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Với các bạn sử dụng cách học này thì kiến thức sẽ hiện ra dưới hình thức giọng nói đọc trong đầu mà bạn đã học trước đó.

3. Tiếp thu và ghi nhớ thông tin tốt nhất qua Vận động

Và hiện đại nhất là cách học K: Kinesthetic, đó là cách học dựa vào cảm giác.

– Tuyệt kĩ học bài mới: Liên tục ghi chép trong khi nghe giảng, chủ động hỏi han, giơ tay lên bảng, bạn đừng sợ sai, thắc mắc chỗ nào thì hỏi ngay chỗ đó, bằng không ôm về một cục bạn cũng chẳng biết làm gì đâu.

– Tuyệt chiêu ghi chép và ôn bài cũ: bạn có thể note lại những ý chính trên những mảnh giấy nhỏ, sau đó về dán trên bàn học. Cứ vận động thoải mái trong lúc ôn bài cũ, sẽ chẳng phiền đâu nếu bạn cứ đi lòng vòng, đứng dậy ngồi xuống, bạn là một người hiếu động, nên cứ tha hồ làm bất kì động tác nào bạn muốn. Chủ động trao đổi kiến thức với nhiều bạn bè, học nhóm sẽ luôn là lựa chọn tuyệt vời cho bạn.

Các bạn có thể học thuộc lòng rất dễ dàng dựa vào việc hệ thống kiến thức thành sơ đồ cột, sơ đồ cây, sơ đồ tư duy bằng viết nhiều màu để “đánh thức” cảm giác của mình vào kiến thức ấy. Đây là cách học rất logic và được nhiều bạn lựa chọn.

Tuy nhiên để có hiệu quả tốt nhất thì các bạn nên phối hợp các phương pháp trên lại với nhau để có sự lựa chọn tối ưu nhất. Và cũng có thể tùy vào môn học mà các bạn lựa chọn đúng phương pháp học cho mình.

hoc-thi-theo-chien-thuat-vak

Học cách….”bánh da lợn”

Thường thì teen nhà ta có thói quen đồn một số môn dễ lại học trước còn các bạn khó từ từ “nhai” sau hoặc ngược lại các bạn dồn các môn khó “nuốt” trước rồi “chạy” môn dễ sau. Cách học như vậy không ổn tí nào cả.

Các bạn sẽ dễ bị tâm lý “dội ngược” vì các môn khó đều nhau hay tốn rất nhiều thời gian cho môn khó rồi “chạy” thiệt lẹ môn dễ để kịp tiến độ. Học như vậy rất dễ chán nản.

Vậy các bạn nên chọn cách học “bánh da lợn” có nghĩa là học xen kẽ các môn khó và môn dễ với nhau để các bạn cảm thấy cân bằng giữa các môn học. Học như thế thì chắc hẳn bạn sẽ không nản mà còn đạt hiệu quả tốt nhất có thể.

Có nên học dồn?

Rất nhiều sĩ tử trước khi thi thường chọn cho mình cách học đến khuya rồi ngủ đến trưa trời trưa trật. Phương pháp đó là hoàn toàn phản khoa học. Khoa học chứng minh thi khoảng thời gian từ 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng con người ta tỉnh táo nhất.

Nếu teen nào không thể thức giờ đó thì nên đi ngủ sớm và dậy sớm để chuẩn bị bài. Đừng nghĩ thức khuya học xong bạn có thể “khỏe” hơn.

Bạn có thể “khỏe” trong suy nghĩ tuy nhiên thực tế là khi trời tối thì cơ thể cần nghỉ ngơi trong khi bạn lại ép não hoạt động. Khi trời sáng cơ thể bạn bắt đầu kích ứng với ánh sáng và hoạt động thì khi đó bạn còn đang…ngủ mê. Như vậy chắc chắn 100% cho dù bạn đã ngủ rất nhiều thì khi thức dậy vẫn thấy mệt.

Rất nhiều teen khi học bài thi thường hỏi: “Buồn ngủ quá bây giờ làm sao?”. Câu trả lời tốt nhất là buồn ngủ thì phải đi ngủ thôi. Vậy làm sao để tránh trường hợp đó?

Cũng giống như khi ngáp tức bạn buồn ngủ. Vậy thì làm gì để bạn đừng ngáp? Câu trả lời hết sức đơn giản là chỉ cần teen hít thở thật sâu. Khi bạn cung cấp đủ oxy cho cơ thể thì sẽ hạn chế khả năng mệt mỏi và gây buồn ngủ teen nhé.

Bước….sóng

Khi cảm thấy căng thẳng quá mà bạn nhắm…không chịu được thì hãy lên google tìm hiểu về sóng. Sóng theta sẽ giúp bạn bớt căng thẳng. Sóng denta sẽ kích thích não ngủ sâu và nhanh hơn. Nên lưu ý đây là cách “chữa cháy” nếu bạn không thể điều chỉnh được việc căng thẳng của mình nhé.

You may also like

Leave a Comment