Đề bài: Phân tích bài thơ Thương vợ của nhà thơ Trần Tế Thương
Bài văn mẫu: Nghị luận văn học bài thương vợ
Hình ảnh người phụ nữ Việt Nam luôn là đề tài muôn thuở cho nên văn chương kim cổ Việt Nạm. Tuy nhiên, để tìm ra những vẫn thơ văn viết về vợ bằng tình cảm của một người chồng đã ít nay lại viết về người vợ đang sống lại càng hiếm hoi hơn nữa. Và Trần Tế Xương là một trong những tác giản hiếm hói của nền thơ cat rung đại Việt Nam đưa hình ảnh người vợ tần tảo của mình ngay khi bà vẫn còn là một đóa hoa xinh tươi, vào những vẫn thơ trữ tình nhưng cũng không kém phần trào phúng làm bật lên được đức hi sinh đảm đang tấm lòng chịu khó của người vợ, người mẹ.
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.
Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.
Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.
Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.”
Trần Tế Xương thường được gọi là Tú Xương sống trong buổi giao thời đầy nghèo khổ nửa thực dân nửa phong kiến. Ông là một người thông minh, ham học, có tài thơ ca nhưng lại lận đận trên con đường thi cử và nổi tiếng chủ yếu với hai mảng thơ: trào phúng và trữ tình có pha chút trào phúng trữ tình. Ông được mệnh danh là nhà thơ trào phúng hàng đầu cuối thế kỷ XIX.
Kho tang thơ văn của nhà thơ Tú Xương tuy không nhiều chỉ với 100 bài, chủ yếu là thơ chứ nôm nhung rất đa dạng về thể thơ. Có nhiều bài đặc sắc về nội dung và nghệ thuật và được xem là những áng thơ bất tử. Minh chứng rõ ràng nhất là bài thơ Thương vợ.
Mở đầu tác phẩm nhà thơ Tú Xương giới thiệu về hoàn cảnh và công việc mưu sinh của vợ, qua đó bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với người vợ tảo tần sớm mai của mình:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông,
Nuôi đủ năm con với một chồng.”
Câu thơ mở ra một hoàn cảnh hết sức khó khăn, to toan của bà Tú. Tác giả đã sử dụng từ “quanh năm” cụm từ chỉ một khoảng thời gian lặp đi lặp lại, như một vòng tuần hoàn của tự nhiên để lột tả nỗi vất vả của bà. Tháng này sang tháng khác vất vả quanh năm, mặc cho nắng cháy hay mưa rào thì bà Tú vẫn phải tần tảo sớm hôm làm lụng. Chỉ 1 câu thơ thôi nhưng cũng lột tả được hình ảnh người vợ tần tảo sớm hôm vất vả. Chưa dừng lại đó, cách cân đo đong đếm như thế của thời gian còn góp phần làm bật lên không gian làm lụng vất vả, mom song, địa thế gian nan vất vả, dễ sạt lở gây nhiều khó khăn cho công việc buôn bán. Nhưng bà Tú vẫn phải mạnh mẽ để luôn cố gắng cho gia đình ấm no.
“Nuôi đủ năm con với một chồng.”
Giọng thơ hóm hỉnh, tài năng trong nghệ thuật thơ trào phúng nhưng đang lên án gay gắt xã hội phong kiến xưa đã biến những người đàn ông trụ cột thành những kẻ vô tích sự, chỉ biết bám vợ , ăn lương vợ.
“Trống hầu chưa dứt bố lên thang,
Hỏi ra quan ấy ăn lương vợ.”
(Quan tại gia – Trần Tế Xương)
Đôi vai của bà Tú đã nặng nay lại còn nặng hơn gấp bội khi bà trở thành trụ cột bất đắc dĩ, trở thành trụ cột chính trong gia đình. Hai chữ nuôi đủ là vừa đủ không thiếu mà cũng không thừa vang lên tạo cho câu thơ một âm điệu trang tọng nhựng không mất đi phần tự hào. Bên cạnh đó các tác giả đã sử dụng số từ 5 và một rất độc đáo, và ông ví ông là một đứa con đặc biệt là gang nặng cho bà Tú. Giữa đôi va gầy guộc của người phụ nữ một bên là chồng một bên là con
Hai câu sau là nỗi khổ tâm của bà Tú :
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng
Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”
Tú xướng sử dụng thân cò chứ không phải con cò như trong ca dao, vừa thể hiện cá tính riêng, sự sáng tạo mang tính chất thời đại trong phong cách thơ ca của thi sĩ, vừa đồng nhất phận bà Tú và những người phụ nữ khác nói chung.
Khi quãng vắng là một cụm từ rất đặc biệt vì nó không chỉ gợi lên cái khoog gian rợn ngợp cảm giác đơn lẻ đến tột cùng. Thân gầy guộc lặn lội sớm hôm để lo cho chồng cho con.
Nếu như những câu thơ trên gợi lên nỗi cực nhọc đơn chiếc thì câu thơ thứ tư lại là sự vật đầy cam go của bà Tú giữa thời buổi mua bán đông đúc.
“Eo sèo mặt nước buổi đò đông.”
Từ “eo sèo” gợi nên sự tấp nập ồn ào, để nhấn mạnh tính chất nơi chợ búa và sự lam lũng của những người phụ nữ 5 con với một chồng. Mặt khác hình ảnh buổi đò đông cũng góp phần thể hiện được hình tượng bà Tú cần mẫn tất bật sự đông đúc, xô bồ đã được ca dao xưa nhắc đến:
“Con ơi nhớ lấy câu này,
Sông sâu chớ lội, đò đầy chớ qua.”
Mặc dù khó khăn gian khổ là vậy nhưng bag Tú vẫn khăng khăng dấn thân vào cuộc chiến tranh âm thầm và dai dẳng này, những lần đôi co, eo sèo chen chúc nhau,tranh giành từng khách một, phân bua với những gian hàng khác. Cũng vì miếng cơm manh áo cho chồng cho con mà phải chịu cảnh gian khó như vậy. Một người phụ nữ vô cùng vĩ đại, hi sinh hết mình vì chồng vì con để kiếm những đồng tiền ít ỏi lo cho con. Đây chính là đức tính hi sinh hết mình vì chồng vì con.
Bằng cách đảo những từ láy hô ứng vừa giàu tính tạo hình vừa giàu tính biểu cảm như “lăn lội”, “eo sèo”… ngay đầu câu thơ kết hợp với hai hình ảnh đối nhau tạo nên một hình ảnh người vợ đầy khó khăn tủi nhục.
Những câu thơ tiếp theo ông Tú như nhập vai vào chủ thể trữ tình để mượn tâm sự của vợ ngầm ca ngợi những công lao âm thầm vì chồng vì con mà bà Tú đang phải gánh trên vai.
“Một duyên hai nợ âu đành phận,
Năm nắng mười mưa dám quản công.”
Vợ đến với nhau không phải vì duyên mà còn có nợ, là sợi chỉ của ông tơ bà nguyệt đã se cho nhau. Tác giả đã sử dụng thành ngữ xưa song song với nhau “Một duyên hai nợ” – “năm nắng mười mưa” vừa đối nhau về từ: “một” – “hai”, “năm” – “mười”, đối nhau về ý đã khiến cho câu thơ bỗng nhiên chùng xuống như nỗi khổ tâm của bà Tú. Nhưng cho dù khó khăn là vậy bà Tú vẫn nhẫn nhục cho qua âu đành phận. Tại sao bà lại chấp nhận như vậy vì bà là một người mẹ một người vợ giàu đình hi sinh cho gia đình.
“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc,
Có chồng hờ hững cũng như không.”
Mạch cảm xúc của bài thơ dường như có sự chuyển biến khi nhà thơ đã không còn ẩn mình để tuyên dương vợ nữa mà ông đã xuất hiện để nói thay cho lời oán trách chồng, trách cho số phận hẩm hiu của người phụ nữ “có chồng hờ hững cũng như không”. Ông cũng đang tự trách mình trách xã hội đã đẩy một người tài giỏi như ông xuống vũng bùn để rồi ông khong giúp được gì cho vợ con.
Hai câu thơ khép lại như là lời tự trách bản thân mình, ông lên án xã hội một cách sâu sắc và cũng góp phần khẳng định tình cảm của ông đối với vợ. Ông cũng bày tỏ niềm biết ơn đối với người vợ đã tần tảo chịu thương chịu khó vì gia đình vì chồng con.
Bài thơ Thương vợ là một thi phẩm mang đậm chính nhân văn sâu sắc. Với chất thơ bình dị mà trừ tình pha chút trào phúng. Tú xương đã khắc họa được bức chân dung người phụ nữ Việt Nam tần tảo chịu thương chịu khó và thể hiện được vẻ đẹp nhân cách của bà Tú nói riêng và người phụ nữ Việt Nam nói chung.