Đề bài: “Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng”. Từ ý kiến trên em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về sự nguy hại của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.
Gợi ý làm bài nghị luận xã hội về đạo đức giả
Gợi ý * Giải thích đạo đức giả là gì và nội dung của câu nói : Đạo đức giả là một căn bệnh chết người luôn nấp sau bộ mặt hào nhoáng để khẳng định nội dung của câu nói đề cập đến sự nguy hại của thói đạo đức giả. Đạo đức giả là tình trạng con người bề ngoài tỏ ra đạo đức nhưng trong ý nghĩ và trong lòng chứa nhiều âm mưu, thủ đoạn và sự gian trá. Đây là một căn bệnh chết người bởi vì nó góp phần hủy hoại đời sống con người, nó góp phần đẩy những đời người vào tình huống đau đớn và trớ trêu, vào những nghịch cảnh đầy oan khiên….
* Phân tích và chứng minh để làm rõ tác hại to lớn của đạo đức giả đối với con người và cuộc sống.
+ Hủy hoại phẩm chất tốt đẹp của con người: kẻ đạo đức giả thường là người độc ác, nham hiểm, giả dối.
+ Hủy hoại cuộc sống:
_ Biến kẻ đạo đức giả trở thành là một con người bệnh hoạn, nguy hiểm: bên trong một đàng, bên ngoài một nẻo; thực chất con người và biểu hiện bề ngoài khác biệt nhau
_ Gia đình và xã hội không còn lòng tin cậy, sự hòa hợp, bình an. Mọi người luôn phải dè chừng, cảnh giác và đối phó lẫn nhau. Chính vì vậy, từ xưa đến nay, người ta luôn lên án sự giả dối: miệng nam mô, bụng một bồ dao găm; bề ngoài thơn thớt nói cười mà trong nham hiểm giết người không dao
* Bài học cần rút ra:
+ Nhận thức sự nguy hại của đạo đức giả, lối sống đạo đức giả và lên án nó.
+ Khẳng định sự cần thiết và giá trị của lối sống trung thực, chân thật.
+ Dũng cảm chấp nhận trả giá để sống trung thực, chân thật.
Bài văn mẫu nghị luận xã hội về đạo đức giả
Cùng với những thói ích kỷ, đố kị, xu nịnh, a dua, thói đạo đức giả là một thói xấu đang hoành hành mối quan hệgiữa con người và con người. Nó làm mất dần vẻ chân thực vốn có của đời sống xã hội. Có một nhà kinh tế đã nói,đại ý: nạn hàng giả làm suy sụp cả một nền kinh tếcủa một đất nước. Ta cũng có thể cảnh báo: nạn đạo đức giả sẽ làm suy yếu nền văn hóa của một đất nước.
Dân gian đã có rất nhiều thành ngữ, ca dao… đểvạch mặt kẻđạo đức giả: “Miệng nam mô, bụng một bồdao găm” hoặc “Bềngoài thơn thớt nói cười, bềtrong nham hiểm giết người không dao”.
Thói đạo đức giả có mặt ở khắp mọi nơi, mọi chốn. Trong cơ quan, có những người làm việc thì qua loa tắc trách, trong lòng đầy thói ghen ghét đốkị, luôn âm mưu hãm hại người này người khác đểrắp tâm thực hiện ý đồcá nhân nhưng lại luôn mang một bộmặt hiền nhân quân tử. Trong mối quan hệgia đình, bạn bè, làng xóm là những mối quan hệthân tình, trong trẻo mà nhiều khi cũng bịthói đạo đức giảlen vào.
Phải thừa nhận một điều, thói đạo đức giả rất khó bị phát giác. Người có tính nóng nảy, thô thiển hoặc có thói ích kỷ… rất dễ bị người đời chỉ mặt đặt tên. Nhưng buồn thay, thói đạo đức giả lại vẫn thường chung sống với cộng đồng một cách… vui vẻ. Con người dễ bị thói xấu này dối lừa là bởi cái mặt nạ giả nhân giả nghĩa của nó. Với vẻ bề ngoài, thói đạo đức giả cũng phô diễn vẻđẹp của nhân cách, của luân thường đạo lý. Vì vậy dễ chiếm được sự đồng cảm của số đông. Điều khác biệt tuyệt đối là đạo đức nhằm hướng thiện còn thói đạo đức giả thực hành cái ác.
Thói đạo đức giả là bạn đồng hành với tâm lý cả tin. Ở đâu có sự cả tin thì ở đó thói đạo đức giả còn đất sống.
Đạo đức XHCN hướng con người tới tinh thần cao cả của tâm hồn, văn hóa. Bởi vậy, trong cuộc sống luôn đòi hỏi sự rèn luyện. Cảnh giác và tẩy trừ thói đạo đức giả là điều vô cùng cần thiết, trước hết là sự cảnh giác với chính bản thân mình