Nghị luận xã hội về khoảng lặng
Đề bài:
Trong tác phẩm Tỳ Bà Hành ngoài những lời thơ miêu tả sống độn, thần tình vang lên từ ngón đàn của người ca nữ. Bạch Cư Dị còn nắm bắt được cả những khoảng khắc ngưng đọng kỳ diệu của tiếng đàn “Thử thời vô thanh thắng hữu thanh” (Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay _ Phan Huy Vịnh dịch)
Câu thơ gợi choc ho anh chị suy nghĩ gì về vai trò của những khoảng lặng trong nghệ thuật.
Bài làm
Trong tác phẩm Tỳ Bà Hành ngoài những lời thơ miêu tả sống độn, thần tình vang lên từ ngón đàn của người ca nữ. Bạch Cư Dị còn nắm bắt được cả những khoảng khắc ngưng đọng kỳ diệu của tiếng đàn
“Thử thời vô thanh thắng hữu thanh”
(Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay)
Có ai đó cũng đã từng nói rằng khoảng lặng không phải là một đại dương yên tĩnh mà chín h là những đợt sóng ngấm. Đó chính là chân lý của nghẹ thuật và cũng là chân lý của cuộc sống. Trong xã hội hiện đại ngày nay, khi con người bị cuốn vào nhịp sống gấp gáp của thời đại và quên đi những nốt lặng hiếm hoi của cuộc sống thường nhật thì chân lý ấy lại khiến cho chúng ta phải suy ngẫm.
Đối với nghệ thuật nghệ thuật, khoảng lặng có thể là phút dừng lại của bản đàn hay một nốt trầm xao xuyến, khiêm nhường trong bản hòa ca của hàng triệu âm thanh là dấu 3 chấm trong một thi phẩm hay khoảng tối sáng của một bức tranh.
Trong cuộc sống đã bao giờ bạn tìm thấy khoảng lặng cho riêng mình? Khoảng lặng đó khi ta đặt gang nặng trên đôi vai của mình xuống và dừng lại nghỉ ngơi trên cuộc hành trình đến với tương lại. Đó chính là nỗi buồn nỗi thất bại, là những giọt nước mắt nuối tiếc ngậm ngùi bên cạnh niềm vui chiến thắng. Khoảng lặng chính là những giây phút con người ta đủ tỉnh táo bứt mình ra khỏi dòng chảy của cuộc đời đầy bon chen, toan tính để lòng ta lắng lại.
Đọc câu thơ của Bạch Cư Dị ta có cảm giác như tất cả không gian của bến Tầm Dương sông nước lạnh lẽo, mênh mông trong thời khắc canh khuya, vắng vẻ tĩnh mịch, đã ngưng đọng vào tiếng đàn của người ca nữ.
Tiếng tơ lặng ngắt bây giờ càng hay
Không có tiếng đàn nhưng còn hay hơn là có tiếng đàn. Cái khoảnh khắc im lặng ấy như có ý để người nghe hoà mình vào tiếng đàn, cảm nhận hơn về cái hay của nghệ thuật. Cung đàn đang vút cao trong trẻo bỗng dưng chìm vào nín lặng, xót xa như lời uất nghẹn của tác giả. Nghe bản nhạc đầu chỉ là nghe tiếng đàn có tiết tấu âm thanh mà tác giả còn cảm nhận được khú tâm tình ẩn chứa bên trong “ khoảng lặng của bản đàn ấy. Thấu hiểu nỗi lòng của người ca nữ đã rơi lệ. Đó là những giọt nước mắt xót thương cho những kiếp bạc mệnh nói chung.’
Lệ ai chan chứa hơn người
Giang Châu Tư mã đượm mùi áo xanh
Nếu khoảng lặng trong bản đàn của người ca nữ làm tăng giá trị biểu đàn cho tác phẩm Tì Bà Hành thì sức ám ảnh của đoạn trích Nỗi Thương mình trong truyện Kiều.Câu thơ gợi nhắc đến thời khắc đêm khuya nhắc đến thời điểm đêm khuya khoảnh khắc hiếm hoi mà Kiều được đối diện với chính mình, được sống với con người thực của mình. Không phải từ ngẫu nhiên mà mình được lặp đi lặp lại 2 – 3 lần. \
Trong cuộc sống, khoảng lặng là lúc con người ta nhìn lại con người ta nhìn lại chính mình, nhìn lại chặng đường mình đã đi qua và ngẫm nghĩ về tương lai phía trước.
Khoảng lặng còn giúp tâm hồn chúng ta thêm yên tĩnh hơn lại để cảm nhận được những vẻ đẹp bình dị, đời thường thấy được những điều nhỏ bé, giản dị nhưng vô cùng có ý nghĩa nhưng đôi khi con người hiện đại đã lãng quên. Như một chiếc lá rơi, một tiếng chim hót cũng có khi khiến mặt nước tâm hồn mỗi người xao động.
Khi chiếc lá lìa cành trở về với đất mẹ đối mặt với cuộc hành trình cuối cùn của cuộc đời mình, có chiếc lá còn rụt rè, e sợ, có chiếc lá lại rơi rất chậm, thỏa sức bay lượn trong không trung. Con người cũng đứng như đứng trước chiếc lá đứng trước dòng chảy của cuộc đời bạn chọn cách để dòng nước cuốn đi tất cả hối hả chạy theo. Điều đó tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người, bởi “khoảng lặng” không phải là sự câm lặng vô hồn mà lúc ta suy nghĩ về những trải nghiệm trong cuộc sống. Khoảng lặng không phải sự thất bại mà chính là sự khởi đầu cho thành công mới.
Khoảng lặng sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản thân mình, chỗ mạnh chỗ yếu của mình mà còn góp phần làm cho cuộc sống trở nên ý nghĩa hơn. Cuộc sống luôn có khoảng lặng nhưng không có nghĩa là khuyến khích con người ta bằng lòng an phận với những gì ta có. Bởi vì khi ấy chúng ta sẽ trở thành kẻ hèn nhát trước cuộc đời. Đến một lúc nào đó thì dù có nhiều khoảng lặng hay chăng nữa thì cũng sẽ không thể lấp đầy được.
Khoảng lặng trong nghệ thuật và cuộc sống tuy có nhiều điểm khác nhau nhưng tựu chung lại đó đều là những phút tĩnh lặng đáng quý đáng trân trọng. Khoảng lặng ấy không những đem đến thành công cho một tác phẩm nghệ thuật đích thực mà còn làm nên nhân cách của con người.