Home Xem thêmMẹo vặt thi cử Những lỗi thường gặp khi làm bài thi môn Toán

Những lỗi thường gặp khi làm bài thi môn Toán

by admin

Môn Toán là môn duy nhất trong 3 môn thi ĐH khối A không sử dụng hình thức trắc nghiệm. Tuy đã khá quen thuộc với cấu trúc đề thi và ôn thi thật “nhuyễn” môn Toán, nhưng nhiều bạn học sinh vẫn thường mắc những lỗi cơ bản trong bài thi. Dưới đây là một số lỗi và cách khắc phục khi làm bài thi môn Toán các bạn thí sinh cần lưu ý:

Các lỗi cơ bản các thí sinh hay mắc

1. Viết sai đề, thiếu đề (cộng thành trừ, x 2 thành x 3…), không đọc kỹ đề (câu 1 có 3 phần a, b, c, mà chỉ làm a, b rồi “nhảy cóc” qua câu 2).

2. Bấm nhầm máy tính (thiếu ngoặc đơn, ngoặc kép, tính hàm lượng giác bấm sai đơn vị đo góc (Deg, Rad, Gra)…).

3. Còn 10 phút hết giờ làm bài: Quýnh quáng tính sai 4 x 4 = 8; tính nhẩm không thèm bấm máy tính.

nhung-loi-thuong-gap-va-cach-khac-phuc-khi-lam-bai-thi-mon-Toan

4. Giải phương trình: Chuyển vế quên đổi dấu (lỗi khó phát hiện nhưng để lại “hậu quả” lớn).

5. Vẽ hình không gian: phần khuất là nét đứt khúc thì lại vẽ nét liền, quên ký hiệu góc vuông, cạnh bằng nhau… Câu cuối phải vẽ thêm đường mới để chứng minh, nhưng chỉ vẽ ra nháp, quên vẽ vào giấy.

6. Nhớ nhầm công thức đạo hàm, tích phân… Giải phương trình trong nháp ra 3 nghiệm, lúc ghi vào giấy thi chỉ ghi có 2 nghiệm.

7. Kĩ năng tính toán thấp, tính toán đơn giản nhưng thực hiện nhiều phép tính nên dễ dẫn đến sai. Hoặc từ những năm cấp 2, kĩ năng tính toán của các em không tốt. Thậm chí có nhiều em sai cả phép cộng phân số và các biến đổi.

8. Ở những bài đòi hỏi xét đủ trường hợp (tam thức bậc 2, phương trình bậc 2 chứa tham số ở x2 ít khi các em xét x = 0) lỗi này thuộc kiến thức cơ bản, do học sinh chưa hiểu sâu lí thuyết. Cũng do không nắm chắc lí thuyết mà trong quá trình lập luận, các em hay bị một số ngộ nhận.

Cách khắc phục

– Khi nhận đề, các bạn nên đọc qua một lượt, và chọn làm những câu mình biết để lấy tự tin.

– Khi khai triển một biểu thức, các bạn không nên làm tắt, mà khai triển ra từng bước, đầy đủ.

– Nếu ta dùng ký hiệu mới không có trong đề bài thì phải giải thích. Ví dụ ta lấy M làm trung điểm AB (đề bài không cho M) thì ghi rõ: “Gọi M là trung điểm AB”.

– Nhớ có kết luận sau khi giải xong phương trình. Ví dụ, đề bài cho “Định m để phương trình có 3 nghiệm”, thì cuối bài phải có kết luận:

“Vậy, với m = 5 thì phương trình có 3 nghiệm”.

– Đối với hình không gian, các bạn nên vẽ hình phẳng ra giấy để tính cho đúng. Ví dụ, đáy là hình vuông, thì nên vẽ ra nháp hình vuông riêng biệt để dễ nhìn.

– Và điều quan trọng nhất vẫn là đọc kỹ đề, làm cẩn thận từng bước, viết chậm rãi từng con số, từng cái dấu các bạn nhé.

Đế khắc phục những lỗi đó, các em phải làm bài thật cẩn thận. Đặc biệt, học là cả quá trình, nên điều tiên quyết là phải nắm thật chắc những kiến thức cơ bản.

Đề thi cơ bản, theo đúng tiêu chí ra đề của Bộ GD-ĐT

“Đề thi Toán từ trước đến nay nhìn chung rất chuẩn, rất cơ bản, theo đúng tiêu chí ra đề của Bộ Giáo dục. Các em phải nắm toàn diện chương trình đã học, nắm vững lí thuyết và vận dụng bài tập xung quanh. Thường đề Toán chỉ có từ 1 đến 2 câu lập luận đòi hỏi những em có khả năng tư duy tốt, nên các em không phải lo lắng về việc đề thi khó. Đề thi sẽ không sa vào những vấn đề có tính chất đánh đố nên điểm 6, 7 nằm trong tầm tay các em. Trong đó, 60% thuộc kiến thức lớp 12. Và phần còn lại rải đều trong chương trình lớp 10 (phương trình chứa căn, phương trình hữu tỉ), lớp 11 (phương trình mũ lôgarit)”.

Như thế, nếu chịu khó ôn luyện thường xuyên những bài giảng của thầy Khải trên Hocmai.vn là các bạn học sinh có thể yên tâm rồi nhé.

Cấu trúc đề thi

Thầy Khải đã tổng hợp lại dạng cấu trúc đề thi để các thí sinh có cái nhìn tổng quát:

Câu I: Khảo sát hàm số, bậc 3, bậc 4 hoặc hữu tỉ.

Câu II: Giải phương trình hoặc hệ phương trình lượng giác, phương trình chứa căn, mũ, bất phương trình.

Câu III: Hình giải tích trong không gian, chủ đề chính là đường thẳng, mặt phẳng và mặt cầu.

Câu IV: Tính tích phân xác định: phần đại số tổ hợp.

Câu V. Phần tự chọn. Các bài toán về giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, chứng minh bất đằng thức, hệ thức lượng tam giác.

Học sinh cần chú ý

– Ba yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kết quả thi là: kiến thức, kĩ năng và tâm lí.
– Ba nguyên tắc quan trọng khi viết bài thi để có thể đạt điểm cao là: Đúng – Đủ – Đẹp.

  • Học sinh phải viết đúng kí hiệu, viết đúng công thức, vẽ hình đúng, lập luận đúng, kết quả đúng.
  • Học sinh phải viết đủ ý.
  • Học sinh phải trình bày đẹp, diễn đạt tốt.

You may also like

Leave a Comment