Giống nhau
Cả Nhân học và Việt Nam học đều tập trung nghiên cứu về con người và xã hội con người của Việt Nam. Tuy nhiên, nếu đem so sánh những nội dung cụ thể thì Việt Nam học có nội dung nghiên cứu rộng hơn Nhân học.
Khác nhau
Phương diện học thuật:
– Nhân học: là khoa học nghiên cứu về xã hội và hành vi. Bao gồm: nguồn gốc, sự phát triển, các tổ chức chính trị xã hội, tôn giáo, ngôn ngữ, nghệ thuật và các tạo vật của con người.
– Việt Nam học: là khoa học nghiên cứu về khu vực hay đất nước. Bao gồm tất cả các vấn đề liên quan đến Việt Nam: vị trí địa lý, kinh tế, tự nhiên, du lịch, lịch sử, văn hóa, xã hội…
Mục tiêu đào tạo:
– Nhân học: Mục tiêu đào tạo của ngành Nhân học là trang bị cho sinh viên có hệ thống các kiến thức về lý luận, phương pháp nghiên cứu các chuyên ngành, đặc biệt là nắm vững kiến thức thuộc các lĩnh vực chuyên môn của ngành nhân học như vấn đề dân tộc, tôn giáo, đô thị, văn hóa dân tộc người…
– Việt Nam học: Về mục đích đào tạo, Việt Nam học hướng tới người nước ngoài có nhu cầu tiếp cận để tạo cơ hội làm ăn. Với đối tượng trong nước, Việt Nam học nhằm giúp sinh viên tìm hiểu các kiến thức xã hội về Việt Nam. Đó là những vấn đề về lịch sử văn minh và phát triển văn hoá, những vấn đề xã hội, dân tộc, những vấn đề đổi mới kinh tế, về ngôn ngữ…
Ngành Việt Nam học nói chung đào tạo cho đối tượng người Việt và nước ngoài với các môn học như: văn hoá, văn học, kinh tế, ngoại giao, quân sự, gia đình và phụ nữ , địa lý… của Việt Nam. Ngoài ra còn có mảng Việt ngữ học. Hiện nay, ở một số trường như ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM và Hà Nội), ĐH Lạc hồng; ĐH Văn hóa, ngành Việt Nam học được đào tạo theo hướng chuyên ngành Văn hóa du lịch. Ngành được mở với mục tiêu đào tạo người học nắm vững và thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Việt Nam về công tác văn hóa và du lịch; nắm vững kiến thức cơ bản về văn hóa, lịch sử, con người Việt Nam và kiến thức nghiệp vụ du lịch; có khả năng tổ chức, hướng dẫn các hoạt động du lịch. Khi ra trường, người học có thể làm việc tại các viện nghiên cứu văn hóa; các công ty lữ hành, du lịch; cơ quan văn hóa, thông tin, thể thao, du lịch; cơ quan hành chính, sự nghiệp; các tổ chức chính trị – xã hội; các tổ chức quốc tế và phi chính phủ trong – ngoài nước.
Cơ hội việc làm
– Nhân học: Sinh viên tốt nghiệp có thể làm việc tại các cơ quan trung ương và địa phương hoạt động về kinh tế, văn hóa – xã hội đặc biệt là hai ngành dân tộc và tôn giáo; các viện nghiên cứu, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình; các tổ chức phi chính phủ, các hiệp hội, các công ty doanh nghiệp tư nhân trong và ngoài nước; giảng dạy tại các trường trung học, cao đẳng, đại học…
– Việt Nam học: Với kiến thức và các kĩ năng được trang bị, sau khi tốt nghiệp, các em có thể đảm nhiệm công việc ở các lĩnh vực như: Làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và quản lí văn hóa, các tổ chức văn hóa, chính trị, xã hội giáo dục, khoa học, các tổ chức nước ngoài…; Trở thành hướng dẫn viên du lịch hay quản trị lữ hành tại các công ty du lịch trong cả nước; Giảng dạy tại các trường CĐ, ĐH có ngành Việt Nam học hoặc dạy Tiếng Việt cho người nước ngoài; Làm việc trong các cơ quan báo chí, truyền hình hoặc truyền thông, tổ chức sự kiện…