Home Trung học Cơ SởLớp 8 Phân tích bút pháp lãng mạn trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

Phân tích bút pháp lãng mạn trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

by admin

Đề bài: Phân tích bút pháp lãng mạn trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ

 Bài văn mẫu Phân tích Bút pháp Lãng Mạng trong bài thơ Nhớ rừng​

Thế Lữ là một trong những nhà thơ hàng đầu trong phong trào Thơ mới. Bài Nhớ rừng đã gắn liền với tên tuổi của Thế Lữ. Nói đến Thế Lữ không thể không nói đến bài thơ Nhớ rừng.Nhớ rừng là một trong những bài thơ hay nhất, tiêu biểu nhất của Thế Lữ và của phong trào Thơ mới (1932-1941). Bài thơ ra đời giữa lúc cuộc bút chiến giữa thơ mới và thơ cũ đang diễn ra hết sức gay gắt.Hoài Thanh đã nhận xét rằng: Sự xuất hiện của Nhớ rừng trên thi đàn đã làm cho cả hàng ngũ thơ xưa phải tan vỡ.

Điều gì đã làm cho bài thơ Nhớ rừng có một uy lực và sức mạnh diệu kì đến như vậy? Phải chăng một phần lớn là do sự độc đáo trong bút pháp nghệ thuật lãng mạn của thi nhân?

but phap lang man trong bai tho nho rung cua the lu 1

Trước hết, bài thơ mang đến cho cảm xúc thơ tràn ngập lòng ta, để cho hình ảnh thơ hiện diện trong tâm trí ta, để cho hồn thơ lắng lại trong ta:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
………………………………
Hỡi cảnh rừng ghè gớm của ta ơi!

Bài thơ được khơi nguồn từ một cảm hứng chủ đạo: cảm hứng lãng mạn. Cảm hứng lãng mạn trong Nhớ rừng thật mãnh Hệt và trở thành nguồn cảm hứng chủ đạo của cả bài thơ. Với cảm hứng lãng mạn, Thế Lữ đã khắc họa một hình tượng mang ý nghĩa biểu tượng: hình tượng con hổ. Nó có một vẻ đẹp tâm hồn lãng mạn: Tuy thân tù hãm nhưng hồn vẫn sục sôi một khát vọng tự do; bất hòa sâu sắc với thực tại tầm thường tù túng, nhân vật trữ tình tìm cách thoát li vào mộng tưởng, tìm đến với cái thế giới rộng lớn, cao cả, phi thường.

Mạch cảm xúc thơ cuồn cuộn tuôn trào. Từ cảm xúc uất hận, chán chường:

Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
Ta nằm dài trông ngày tháng dần qua

Chuyển thành nỗi nhớ tiếc khôn nguôi một thời oanh liệt oai hùng đã qua:

Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ
Thuở tung hoành hống hách những ngày xưa.
Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già
Nỗi nhớ tiếc càng ngày càng trở nên đau đớn xót xa:
Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt
Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật
Than ôi! Thời oanh liệt nay còn đâu?

Bốn câu hỏi tu từ vang lên liên tiếp khiến cho cảm xúc thơ càng thêm phần mãnh liệt, tác động mạnh mẽ tới cảm xúc của người đọc.
Từ cảm xúc nhớ tiếc da diết đến đau đớn, con hổ quay trở lại với tâm trạng chán ngán, u uất đến mức cao độ:

Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu

Càng uất hận, con hổ càng khát khao trở lại rừng thiêng:

Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
Hỡi cảnh rừng ghế gớm của ta ơi!

Bài thơ đã khép lại mà mạch cảm xúc vẫn cuồn cuộn tuôn trào, chảy mãi không ngớt trong lòng người đọc. Có thể nói, nguồn cảm xúc lãng mạn dồi dào, đã tạo nên sức hấp dẫn đầu tiên cho bài thơ.

Trong dòng cảm xúc lãng mạn của thi nhân, xuất hiện một hệ thống hình ảnh thơ mang một vẻ đẹp độc đáo, đầy ấn tượng. Đây là hình ảnh của cảnh sơn lâm hùng vĩ từ bóng cả cây giày đến tiếng gió gào ngàn, giọng nguồn hét núi…, cái gì cũng lớn lao, cũng phi thường. Giữa nền thiên nhiên hùng vĩ ấy, hình ảnh chúa sơn lâm hiện ra mang một vẻ đẹp kì vĩ, lẫm liệt:

but phap lang man trong bai tho nho rung cua the lu 2

Phân tích bút pháp lãng mạn trong bài thơ Nhớ rừng của Thế Lữ (hình ảnh)

Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc,
Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
Là khiến cho mọi vật đều im hơi.

Đặc biệt đoạn ba của bài thơ với những hình ảnh thể hiện sự sáng tạo nghệ thuật độc đáo, bất ngờ:

Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan?
Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới?
Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,,
Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng?
Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng,
Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt?

Đoạn thơ là một bộ tứ bình lộng lẫy. Đầu tiên là cảnh đêm trăng vàng bên bờ suối, con hổ say mồi đứng uống ánh trăng tan. Chao ôi, cảnh tượng thật lãng mạn và nên thơ biết bao!

Nhân vật trữ tình đang thả hồn vào chốn thần tiên, say mê tận hưởng cái đẹp thanh cao của thiên nhiên. Trong tâm hồn nó, mọi nỗi ưu phiền dường như được rũ sạch. Bức tranh cuối cùng của bộ tứ bình vẫn lộng lẫy, nhưng không còn êm đềm thơ mộng nữa, mà trở nên dữ dội, bí hiểm với những mảng màu sắc rực rỡ, tạo ra những ấn tượng vô cùng mạnh mẽ.

Hình ảnh thơ vừa tráng lệ, vừa giàu chất tạo hình, tạo nên nét đặc sắc trong bút pháp lãng mạn Thế Lữ .

Để diễn tả cảm xúc, tâm trạng của nhân vật trữ tình và khắc họa hình ảnh thơ, Thế Lữ rất chú ý tới chọn lựa ngôn ngữ. Những động từ gậm, gào, thét, quắc, ôm,… vừa giàu nhạc tính, vừa phù hợp với hình ảnh thơ, những tính từ: dõng dạc, đường hoàng, âm thầm, lênh láng,…vừa giàu chất tạo hình, vừa gợi cảm. Những điệp từ, điệp ngữ: Nào đâu, đâu, kết hợp với việc sử dụng liên tiếp các câu hỏi tu từ càng làm tăng thêm nỗi nhớ tiếc da diết khôn nguôi, nỗi đau xót đến tận cùng trong tâm trạng nhân vật trữ tình… Có thể nói, ngôn ngữ trong Nhớ rừng khá dồi dào và phong phú, thể hiện rất đắt ý tưởng và bút pháp lãng mạn của bài thơ.

Bên cạnh việc lựa chọn ngôn ngữ, Thế Lữ cũng rất chú ý đến tiết tấu và nhịp điệu thơ. Tiết tấu và nhịp điệu thơ được sử dụng khá linh hoạt. Để diễn tả tâm trạng căm uất dằn vặt khi mới bị nhốt trong cũi sắt, tác giả sử dụng một câu thơ nhiều vần trắc: Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt, câu thứ hai chuyển sang nhiều thanh bằng, giọng trầm xuống, diễn tả nỗi buồn bã, chán chường. Hoặc những câu thơ miêu tả hình ảnh con hổ đang tung hoành giữa thiên nhiên hùng vĩ, có những thanh bằng trắc xen kẽ nhau nhịp nhàng đã góp phần làm nổi bật lên hình tượng con hổ vừa uy nghi, dũng mãnh, vừa mềm mại, uyển chuyển. Những nhịp thơ dài, ngắn khác nhau rất phù hợp với sự thay đổi cảm xúc của con hổ. Tiết tấu và nhịp điệu ấy đã tạo nên những câu thơ rất giàu nhạc điệu.

Kết hợp với hình ảnh, ngôn ngữ , tiết tấu, nhạc điệu là giọng điệu của bài thơ. Giọng điệu thơ cũng khá phong phú, khi thì bực bội, dằn vặt, khi thì say sưa sảng khoái rất phù hợp với mạch cảm xúc trữ tình của bài thơ. Tìm hiểu những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ, ta thêm hiểu thêm bút pháp lãng mạn của bài thơ nhớ rừng.

Trên đây là bài văn mẫu phân tích Bút pháp lãng mạn trong bài thơ Nhớ Rừng của Thế Lữ.Các bạn tham khảo nhé!

You may also like

Leave a Comment