Home Những bài văn mẫu hay Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn ” Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn ” Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

by admin

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn ” Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

Đề bài: Anh chị hãy viết bài văn phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn “ Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành.

“Rừng xà nu” là một trong những truyện ngắn đặc sắc của Nguyễn Trung Thành , tiêu biểu cho khuynh hướng sử thi và cảm hứng lãng mạn của văn học Việt Nam thời kì 1945-1975. Chủ đề của tác phẩm được bộc lộ sâu sắc do ý nghĩa khái quát và giàu chất lãng mạn, tạo hình của hình tượng cây xà nu.Xuyên suốt chiều dài tác phẩm, xà nu là hình tượng bao trùm là mạch sống của tác phẩm. Khi cầm bút sáng tác câu truyện này, hình ảnh đầu tiên hiện về trong tâm trí ông là cây xà nu, những cánh rừng xà nu. Hình tượng thiên nhiên ấy đã trở thành chủ đạo của tác phẩm, nó chiếm giữ những vị trí quan trọng nhất của truyện ngắn : nhan đề, mở đầu và kết thúc. Hình ảnh cây xà nu còn trở đi trở lại nhiều lần tạo nên không gian đặc thù của núi rừng Tây Nguyên.
Đầu tiên, hình ảnh cây xà nu được tác giả lấy để đặt tên cho nhan đề, mở đầu câu chuyện và kết thúc cũng là hình ảnh xà nu bạt ngàn. KHông phải ngẫu nhiên mà tác giả lại lấy hình tượng này, đó hẳn là dụng ý riêng của chính tác giả. Vừa thể hiện sự hung vĩ của thiên nhiên Tây Nguyên, vừa khẳng định ý chí quật cường của con người nơi mảnh đất Tây Nguyêm đầy nắng và gió.

phan tich hinh tuong cay xa nu trong truyen ngan rung xa nuJPG

Phân tích hình tượng cây xà nu trong truyện ngắn ” Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành

Trước hết, hình tượng cây xà nu chính là một biểu tượng của núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ, gắn liền với cuộc sống của đồng bào Tây Nguyên. Cây xà nu gắn liền với đời sống của dân làng Xô man, sự trưởng thành của từng thế hệ lớp người Tây Nguyên đều gắn liền với hình ảnh cao quý này. Đó là Tnu, chị Mai, cụ Mết, bé Heng. Những con người đó vì bảo vệ lây dân làng, bảo vệ Tây Nguyên đã phải đánh đổi và hi sinh rất nhiều thứ. Xà nu là loại cây mọc thẳng, vươn ra ánh sáng, cũng giống như con người Tây Nguyên vẫn luôn hướng về phía trước, dù phía trước là khó khan, thử thách như thế nào. Dường như xà nu chính là linh hồn của vùng đất Tây Nguyên, nó ăn sâu vào tiềm thức của mỗi người dân Tây Nguyên.Không những thế cây xà nu còn tham gia đánh dấu nhiều sự kiện lịch sử quan trọng của dân làng Xô man. Ngọn đuốc xà nu dẫn đường cho dân làng tây nguyên, mười ngón tay của Tnu bị đốt cũng được tẩm nhựa của xà nu. Cây xà nu ăn sâu vào trong tiền thức của mỗi con người, biểu tượng cho tinh thần và ý chí quật cường của những con người Tây Nguyên. Cây xà nu vẫn được nhắc đi nhắc lại trong mỗi câu chuyện “không có gì mạnh bằng cây xà nu”, mặc dù bị thiêu rụi bao nhiêu thì cây xà nu vẫn kiên cường vượt qua bão giông, mọc lên mạnh mẽ.

hình tượng cây Xà nu là hình ảnh ẩn dụ cho những con người Tây Nguyên. Hình ảnh cả rừng xà nu bị nã đạn, chặt rụi cũng giống như hình ảnh dân làng Xô man bị áp bức, bóc lột đến tàn bạo. Sự mất mát, đau thương cứ chồng chất khiến cho lầm than cứ nối tiếp, không chịu nguôi ngoai. Mặc dù bị đạn phá hủy nhưng cây xà nu vẫn kiên cường, chịu đựng; giống như hình ảnh Mai, Tnu mặc dù bị tra tấn dã man nhưng bằng sức sống bền bỉ vẫn có thê gắng gượng và chiến đấu đến cùng.Xà nu và những người dân Tây Nguyên dường như có mối giao hòa vô hình với nhau, gắn bó khăng khít không rời. Đây cũng chính là dụng ý của tác giả khi xây dựng hình tượng có sức nặng như thế này.Bằng bút pháp miêu tả tác giả đã mang đến cho người đọc sức sống hoang dại, mãnh liệt của rừng xà nu: “Trong rừng ít có loại cây sinh sôi nảy nở khoẻ như vậy. Cạnh một cây xà nu mới ngã gục, đã có bốn năm cây con mọc lên, ngọn xanh rờn, hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời”. Đúng như có lần Nguyễn Trung Thành đã từng viết “Một cây ngã cả rừng cây lại mọc; Người nối người đã mấy vạn mùa xuân”. Sự sống của xà nu quả là bất diệt, vĩnh hằng, không một thế lực nào, không mưa bom bão đạn nào của kẻ thù có thể hủy diệt được. Như một mẫu số nhân “một ngã” thì “bốn năm cây con mọc lên” thách thức, kiêu hãnh. Đúng như lời cụ Mết đã khẳng định: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta. Cây mẹ ngã, cây con mọc lên, đố chúng nó giết hết được cả rừng xà nu này đấy”.
Quả đúng là “Một cây ngã cả rừng cây lại mọc”, thế hệ này ngã xuống, thế hệ khác đứng lên thay thế, tiếp tục chiến đấu ngoan cường với kẻ thù. Con người Xô man cũng vậy: anh Xút bà Nhan hi sinh thì có thế hệ của Mai và Tnú lớn lên tiếp tục xông pha vào mưa bom bão đạn để viết tiếp trang sử hào hùng của làng. Mai ngã xuống khi tuổi xuân và hạnh phúc đang căng nồng thì Dít lớn lên nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ. Rồi thế hệ bé Heng đang tiếp bước đàn cha anh. Tất cả tạo nên một đội ngũ trùng điệp “Người nối người đã mấy vạn mùa xuân”. Sự tồn tại kỳ diệu của rừng xà nu qua những hành động hủy diệt, tàn phá thể hiện sự bất khuất, kiên cường, sự vươn lên mạnh mẽ của những con người Tây Nguyên, của đồng bào miền Nam trong cuộc chiến đấu một mất một còn với kẻ thù.

Và hình tượng cây Xà Nu còn xuất hiện những cây khác vững chãi, không chịu khuất phục trước giông bão, đạn bom của kẻ thù : “Có những cây xà nu cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ, đạn đại bác không giết nổi chúng. Những vết thương của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng. Cứ thế ba năm nay , rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở cho cả dân làng Tây nguyên”. Hình ảnh ấy của cây rừng xà nu khiến ta liên tưởng đến hình ảnh của cụ Mết với giọng nói uy nghiêm, của sức sống Tnú, của Mai, của Dít… Đó là vẻ đẹp của bức thành đồng kiên cố, tấm lá thép vĩ đại của làng Xô man. Vì vậy mà suốt năm năm chưa hề có cán bộ nào bị giặc bắt hoặc chết trong rừng làng này. Bởi rừng xà nu đã mang tầm vẻ đẹp “Rừng che bộ đội rừng vây quân thù”. Tất cả nối tiếp nhau tạo thành một đội ngũ trùng trùng điệp điệp nối tiếp nhau chạy đến tận chân trời.
Khả năng sinh sôi mãnh liệt của cây xà nu cùng sự rộng lớn, hình tượng rừng xà nu bạt ngàn gợi nghĩ đến sự tiếp nối của nhiều thế hệ người dân Tây Nguyên đoàn kết bên nhau kháng chiến. Phải chăng đó là vẻ đẹp của cụ Mết, người truyền và giữ ngọn lửa tinh thần cách mạng với chân lí ngời sáng “Chúng nó đã cầm súng, mình phải cầm giáo”. Là vẻ đẹp của người anh hùng Tnú với tinh thần kìm nén đau thương để biến thành sức mạnh quật khởi. Là vẻ đẹp của Dít với đôi mắt mở to trong suốt, bình thản. Dít như cây xà nu nhanh chóng trưởng thành, nhanh chóng trở thành bí thư chi bộ cùng cụ Mết lãnh đạo dân làng Xô Man đánh giặc. Vẻ đẹp của bé Heng, thế hệ xà nu măng non, chưa trưởng thành nhưng tinh thần thì đã “nhọn hoắt như những mũi lê”… Có thể nói hình tượng xà nu nổi bật xuyên suốt tác phẩm, câu chuyện mở ra trong vẻ đẹp mãnh liệt của sự sống trước đau thương mất mát để rồi khép lại vẫn là hình ảnh hào hùng của sự thách thức . Bên cạnh “bốn năm cây xà nu đã bị đánh ngã đã có vô số những cây con đang mọc lên”. Mới mọc thôi nhưng tinh thần chiến đấu lại rất mãnh liệt “Có những cây mới nhú khỏi mặt đất nhọn hoắt như những mũi lê”.

Xà nu là loại cây sinh trưởng tốt, sức bền bỉ, dẻo dai. Con người Tây Nguyên có bao nhiêu thế hệ đã ngã xuống, những thế hệ khác lại nối tiếp, phát huy tinh thần chiến đấu. Những thế hệ lão làng như cụ Mết, rồi đến Tnu và cuối cùng là bé Heng, ở họ đều có những khát khao cháy bỏng về tương lai tương lai.
Tóm lại, Nguyễn Trung Thành đã khắc họa thành công hình tượng cây xà nu tiêu biểu cho vẻ đẹp hào hùng, đầy sức sống của thiên nhiên và con người Tây Nguyên. Trong nghệ thuật miêu tả hình tượng cây xà nu, chất thơ và chất sử thi hòa quyện nhuần nhuyễn và hoàn hảo, thể hiện rõ một phong cách văn xuôi vừa say mê, vừa trầm tư, vừa giỏi tạo hình, vừa giàu sức khái quát của Nguyễn Trung Thành.

 

You may also like

Leave a Comment