Đề bài: Phân tích hình tượng Sóng trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh
Bài làm
Xuân Quỳnh là gương mặt nổi bật của các thế hệ nhà thơ trẻ thời kỳ kháng chiến chống Mỹ. Thơ chị là tiếng lòng của một tâm hồn nhiều trắc ẩn, vừa hồn nhiên tươi tắn vừa chân thành đằm thắm và luôn da diết trong khát vọng về hạnh phúc đời thường. Đến với thơ Xuân Quỳnh thơ Việt Nam mới có một tiếng nói bày tỏ trực tiếp những khao khát tình yêu vừa chân thật vừa mãnh liệt sôi nổi của chị em phụ nữ.
Sóng là bài thơ tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Quỳnh được viết vào năm 1967 trong tập hao dọc chiến hào. Bài thơ thể hiện những cung bậc cảm xúc của trái tim người phụ nữ đang yêu thông qua hình tượng Sóng.
Sóng là hình tượng thơ quen thuộc xuất hiện trong thơ ca bởi nó mang biểu tượng tình yêu, hấp dẫn nhất đối với các thi nhân. Trong Truyện Kiều Nguyễn Du viết:
“Sóng tình giờ đã liêu xiêu
Xem trong âu yếm có chiều lả lơi”
Với Xuân Diệu trong bài thơ Biển cũng có những câu:
“Anh xin làm sóng biển
Hôn mái cát vàng em…”
Với Huy Cận sóng trở thành nỗi đau:
Sóng ngầm bao đợt nhói lòng đau
Trong bài thơ Sóng Xuân Quỳnh tác giả cũng mượn hình tượng Sóng với ỹ nghĩa ẩn dụ cho tình yêu người con gái. Nó phát triển song song và đan xen với hình tượng em. Hai hình tượng này hòa nhập và quấn quýt với nhau giúp người đọc tiếp cận được tâm trạng của cái tôi trữ tình trong bài thơ. Đó là một tâm trạng luôn vận động giao thoa nhiều cung bậc từ trắc trở, thương nhớ, đợi chờ rồi quy về một mối thủy chung hoàn thiện tình yêu.
Sóng có nhiều đối cực,cũng như tình yêu của người con gái có nhiều cung bậc cảm xúc. Hình tượng của ssng tìm ra biển cả như hành trình của tình yêu hướng về cái vô biên tuyệt đích cũng như tâm hồn của người phụ nữ không chịu bó mình trong tù túng chật hẹp. Sóng đã thể hiện tình yêu mới mẻ của Xuân Quỳnh. Người con gái đang yêu không chấp nhận sự bó hẹp cũng như sóng muốn tìm đến bể bao la sóng còn tự nhận thức mình tự đánh giá mình. Bởi con người trong đời sống tình yêu chỉ có thể mở rộng tâm hồn mình mới nhận thức đúng mọi biến thái tinh vi của tình cảm của chính mình. Có như vậy mới hoàn thiện mình trong tình yêu và trong cuộc đời.
Điểm khởi đầu và bí ẩn của sóng cũng giống điểm khởi đầu và sự màu nhiệm khó nắm bắt của tình yêu “Sóng bắt đầu từ gió.Gió bắt đầu từ đâu” . Tình yêu như sóng biển như gió trời vậy tình yêu đến tự nhiên hồn nhiên như thiên nhiên, bí ẩn như vũ trụ, tình yêu vừa cụ thể vừa mơ hồ vừa gần gũi mà xa xôi, vừa đơn giản mà phức tạp. Cách lý giải của Xuân Quỳnh vừa hồn nhiên, như một lời thú nhận thành thực mà ý nhị sâu sắc.
Sóng luôn vận động như tình yêu găn liền với những khao khát trăn trở không yên như người phụ nữ luôn da diết về tình yêu thủy chung vĩnh cửu.
Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức
Dẫu xuôi về phương bắc
Dẫu ngược về phương nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh – một phương
Ở ngoài kia đại dương
Trăm nghìn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở
Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa
Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ
Sóng đại diện cho tình yêu và chúng ta cũng không biết tình yêu bắt nguồn từ đâu, cảm xúc tình yêu trong thơ Xuân Quỳnh rất dào dạt, lúc da diết, lúc mạnh mẽ nhớ nhung.
Bài thơ đã thể hiện một cách sinh động các cung bậc cảm xúc của hình tượng sóng như ôn ào mãnh liệt như dịu êm, lặng lẽ khi tha thiết nhớ nhung. Qua hình tượng sóng người đọc cảm nhận được vẻ đẹp của tâm hồn người phụ nữ đang yêu.