Đề bài: Phân tích vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ sau
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Bài văn mẫu Phân tích vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn của người lính Tây Tiến qua đoạn thơ
Hình tượng người lính trong chiến tranh đã trở thành một trong những hình tượng bất hủ trong kho tàng thơ văn của dân tộc ta. Chúng ta bắt gặp một người lính tếu táo trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật hay người lính anh hùng bất chấp khó khắn tròn Đồng chí của Chính Hữu. Còn đối với nhà thơ Quang Dũng chúng ta lại bắt gặp hình ảnh người lính rất bi tráng và lãng mạn, đặc biệt được nhà thơ khắc họa trong khổ thơ sau:
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm
Rải rác biên cương mồ viễn xứ
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh
Áo bào thay chiếu anh về đất,
Sông Mã gầm lên khúc độc hành
Bài thơ Tây Tiến chính là những vần thơ thương nhớ đồng đội của nhà thơ, có những người đã từ cõi chết trở về nhưng có những người cũng vĩnh viễn nằm lại với đất mẹ thân yêu. Ở những khổ thơ đầu nhà thơ đã khắc họa nên hình tượng người lính qua đoàn quân Tây Tiến vượt qua bao khó khăn gian khỏ hành quân để bảo vệ quê hương. Tuy nhiên đến khổ thơ 3 chúng ta lại cảm nhận được người lính Tây Tiến qua một lăng kính khác, đó chính là hình tượng người lính rất bi tráng và lãng mạn.
Tây Tiến đoàn quân không mọc tóc
Quân xanh màu lá dữ oai hùm
Đoàn quân Tây Tiến còn được mệnh danh là đoàn quân không mọc tóc, và vì sai không mọc tóc thì có những người lính nơi chiến trường mới có thể hiểu được do sốt sét nên tóc của các chiến sĩ bị rụng hết cho nên mới gọi là đoàn quân không mọc tóc. Tuy nhiên hình ảnh đoàn quân vẫn rất hiên ngang oai hùng “quân xanh lá dữ oai hùm” hình tượng người lính vẫn còn rất oai nghiêm. Người lính ra đi mang theo những ước mơ của tuổi thanh xuân nên vẫn còn rất mộng mơ lắm.
“Mắt trừng gửi mộng qua biên giới
Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”
Đã có một thời người ta cho rằng hai câu thơ rất ủy mị, làm cho con người ta trở nên ủy mị, chùn chân chiến đấu trước kẻ thù. Nhưng không phải vậy, câu thơ thể hiện được sự lãng mạn của người lính Tây Tiến. Những dĩ vãng về cô gái Hà Nội thanh lịch. Hầu hết những chàng chiến sĩ đều là những người ra đi từ thủ đô nên những tình cảm của nhà thơ là tình cảm xuất phát từ đáy lòng nhà thơ, đây chính là một ước mơ đẹp về cuộc sống thanh bình của người chiến sĩ, điều này thể hiện tính nhân văn của người chiến sĩ.
Ba câu thơ mang âm hưởng của sự bi tráng, oai dữ còn câu thơ cuối lại mang âm hưởng mềm mại, trữ tình. Đoạn thơ đã khắc họa được hiện thực hiện ngã, hình ảnh người lính xanh xao, nhưng không kém phần oai nghiêm, hùng dũng. Dù hoàn cảnh có khó khăn đến đâu thì vẫn không kém đi vẻ bi tráng của ngừi linh Tấy Tiến oai phong hùng dũng, vững bước vượt qua mọi gian khổ.
Rải rác biên cương mồ viễn xứ,
Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh…
Có những người lính chiến đấu xong trở về quê hương đoàn tụ với gia đình, nhưng cũng có những người lính ra đi mãi mãi, để lại tuổi xuân nơi chiến trường “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”. Các anh vẫn ở đấy vẫn canh giữ cho tổ quốc, đất trời và tổ quốc mãi ghi nhớ công ơn các anh. Họ ra đi nhưng vẫn nhớ, vẫn mang theo những tình riêng mộng đẹp “áo bào thay chiếu anh về đất”. “Áo bào” đã bao bọc các anh trở về với đất mẹ thiêng liêng, tái hiện được vẻ đẹp cao quý, vẻ đẹp của tráng sĩ ngày xưa xuất trận, hình ảnh này đã làm mờ đi sự thiếu thốn nơi chiến trường khốc liệt, cái chết nhẹ tựa lông hồng. Anh về đất là để sống mãi với tình quê hương đất nước. Và dòng sông Mã cất nên tiếng bi hùng “Sông mã gầm lên khúc độc hành”.
Nỗi mất mát đau thương như dồn nén gầm tham, quặn thắt từ bên trong. Nước mắt đã chảy vào trong và chỉ có dòng sông Mã độc hành chảy ngược vào tim.
Cả đoạn thơ nói lên vẻ đẹp bi hùng của người chiến sĩ Tây Tiến, vừa lãng mạng nhưng cũng không kém phần bi tráng. Nhà thơ đã khắc họa thành công vẻ đẹp của người lính Tây Tiến với vẻ đẹp vô cùng lãng mạn và bi hùng.
Với người lính trong Tây Tiến của Quang Dũng thì chúng ta có một góc nhìn khác về hình tượng người lính, không phải người lính xuất thân từ “nước mặn đồng chua” như “Đồng chí” của Chính Hữu và là những người lính học sinh, sinh viên của Thủ đô hoa lệ về với núi rừng Tây Bắc. Vẻ đẹp của người lính chính là sự vượt khó, vượt gian khổ, tỏa sáng ý chí anh hùng. Chỉ vẻn vẹn trong 8 câu thơ nhưng đoạn thơ đã thể hiện được vẻ đẹp bi tráng và lãng mạn của những người lính Tây Tiến.
Ngòi bút tài hoa của nhà thơ Quang Dũng đã khắc họa được những hình ảnh rất chân thực, vừa anh dũng, mãnh liệt chiến đấu với kẻ thù và mang vẻ đẹp hào hoa lãng mạn đậm chất lính. Bài thơ xứng đáng là một trong những áng thơ tuyệt vời của thơ ca Việt Nam thế kỷ XX.