Home Ôn thi TỔNG HỢP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THI THPT QUỐC GIA

TỔNG HỢP CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ THI THPT QUỐC GIA

by admin

Tổng hợp các biện pháp tu từ

tong hop cac bien phap tu tu 1

Tổng hợp các biện pháp tu từ

– So sánh: đối chiếu sự vật này với sự vật khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình biểu cảm. ​

Ví dụ: Bác sống như trời đất của ta Yêu từng ngọn lúa mỗi nhành hoa Tự do cho mỗi đời nô lệ Sữa để em thơ lụa tặng già. (Tố Hữu)
Hiệu quả: tăng sức gợi hình, tăng chiều sâu cho hình ảnh làm cho sự vật, sự việc được miêu tả một cách sinh động, cụ thể tác động đến trí tưởng tượng của người nghe, người đọc, gợi hình dung và để lại ấn tượng sâu sắc.

Ví dụ:

Bác sống như trời đất của ta

Yêu từng ngọn lúa mỗi cành hoa

Tự do cho mỗi đời nô lệ

Sữa để em thơ, lụa tặng già

Hiệu quả: phép so sánh trong câu thơ Bác sống như trời đất của ta tạo nên sức gợi hình, tăng chiều sâu cho hình ảnh chủ tịch Hồ Chí Minh, người cha già đã hiến dâng cuộc đời mình cho dân tộc, cho đất nước, cho sự nghiệp giải phóng. Người có một tình yêu thương bao la rộng lớn bao trùm lên cả không gian “trời đất của ta”. Cách so sánh ấy thật sinh động và ấn tượng giúp ta thêm hiểu thêm yêu và kính trọng, biết ơn đến Người. Tố Hữu đã dành một sự kính yêu, tôn thờ, trân trọng hết mực khi so sánh Bác với “trời đất của ta”. Tác giả say mê viết về tình yêu rộng lớn mà cụ thể, vĩ đại mà thân gần của Hồ Chủ tịch. Tình yêu rộng dài ấy khi dành những vật bé nhỏ, mong manh như ngọn lúa, cành hoa, khi hướng tới sự tự do thiêng liêng của mỗi cuộc đời, mỗi con người, khi chăm lo cho những đối tượng cụ thể: em thơ, người già. Đó là một tình yêu lớn của một tâm hồn lớn, một nhân cách lớn.

– Ẩn dụ: Gọi tên sự vật hiện tượng khác có nét tương đồng nhằm tăng sức gợi hình gợi cảm…

Trong ví dụ sau, cây tre là ẩn dụ để nói đến vẻ đẹp dẻo dai, bền bỉ, sức sống mãnh liệt của con người Việt Nam.

Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác

Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát

Ôi hàng tre xanh xanh Việt Nam

Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng.

(Viễn Phương)

– Nhân hóa: cách gọi tả vật, đồ vật v.v…bằng những từ ngữ vốn dùng cho con người làm cho thế giới vật, đồ vật … trở nên gần gũi biểu thị được những suy nghĩ tình cảm của con người.

Hiệu quả: Làm cho đối tượng hiện ra thật sinh động, gần gũi,có tâm trạng và có hồn hơn.

Ví dụ:
“Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then đêm sập cửa”

Hiệu quả: Câu thơ “Sóng đã cài then đêm sập cửa” sử dụng phép nhân hoá. Tác giả sử dụng các hành động “cài then, sập cửa” để làm cho hình ảnh biển đêm thật sinh động, bức tranh thiên nhiên từ đó trở nên hùng vĩ bao la nhưng cũng thật gần gũi. Qua đó thấy được bức tranh ra khơi của nhân dân lao động thật đẹp thật bình dị và tình yêu biển cả quê hương trong tâm hồn thi nhân thật bao la. ​

Ví dụ, Con gió xinh thì thào trong lá biếc (Xuân Diệu)

– Hoán dụ: gọi tên sự vật hiện tượng khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó.

Hiệu quả: Diễn tả sinh động nội dung thông báo và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc về hình tượng.

Ví dụ: Bàn tay ta làm nên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.

Trả lời:
Biện pháp tu từ trong hai câu thơ trên là biện pháp hoán dụ. Hình ảnh “bàn tay” vốn là một bộ phận mà con người dùng nó để lao động, ở đây dùng để chỉ những người lao động, sức lao động. Qua biện pháp tu từ này tác giả đã diễn tả sinh động về công sức của con người và gợi những liên tưởng ý vị, sâu sắc về ý nghĩa của lao động đối với cuộc sống. ​

Ví dụ, nhắc đến “áo chàm” người ta nghĩ ngay đến đồng bào dân tộc ở Việt Bắc, vậy nên khi Tố Hữu nói: Áo chàm đưa buổi phân li thì người đọc hiểu áo chàm ấy là để chỉ đông đảo người Việt Bắc có mặt trong buổi chia tay.

– Nói quá, phóng đại, thậm xưng: Biện pháp tu từ phóng đại mức độ qui mô tính chất của sự vật hiện tượng được miêu tả để nhấn mạnh gây ấn tượng tăng tính biểu cảm.

Ví dụ, Tố Hữu viết: Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay.

– Nói giảm nói tránh: dùng cách diễn đạt tế nhị uyển chuyển tránh gây cảm giác phản cảm và tránh thô tục thiếu lịch sự.

Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi (Tố Hữu)

– Điệp từ, điệp ngữ: lặp lại từ ngữ hoặc cả câu để làm nổi bật ý gây cảm xúc mạnh.

Ví dụ: Quân đi điệp điệp trùng trùng/ Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan.

– Tương phản đối lập: dùng những từ ngữ hoặc hình ảnh có tính chất tương phản để nhấn mạnh làm nổi bật một ý nghĩa nào đó.

Ví dụ: trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng có câu: “Ngàn thước lên cao, ngàn thước xuống”. Ở đây, phép tương phản, đối lập mang đến hình ảnh con đường hành quân thật hùng vĩ, hiểm trở. Hình ảnh người lính qua sự tương phản đó như được nhân lên gấp bội phần về lòng dũng cảm và quyết tâm vượt khó.

– Phép liệt kê: tức là đưa ra hàng loạt những sự vật, sự việc, hiện tượng

-Phép điệp cấu trúc: cấu trúc cú pháp được lặp lại nhiều lần trong một đoạn văn nhằm khẳng định và nhấn mạnh một điều gì đó có ý nghĩa lớn.

Trên đây là Tổng hợp các biện pháp tu từ thi THPT Quốc Gia, các bạn tham khảo nhé!

 

You may also like

Leave a Comment