Đề bài: Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng
Dàn ý bài văn
Mở bài
Nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã từng tham gia hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của dân tộc nên tác phẩm của ông được rất nhiều người ủng hộ. Cách viết giản dị, mộc mạc các sáng tác của ông đều hướng đến vẻ đẹp của con người Nam Bộ trong chiến tranh.
Thân bài
a/ Hoàn cảnh sáng tác tác phẩm Chiếc lược ngà
- Chiếc lược ngà được sáng tác năm 1966, tại Nam Bộ, đây là giai đoạn cuộc kháng chiến chống Mỹ đang diễn ra vô cùng gay go quyết liệt. Là một câu chuyện cảm động về tình cảm cha con, đồng chí sâu đậm.
- Truyện ngắn kể về cuộc gặp gỡ của bé Thu và ông Sáu. Khi ông Sau đi bộ đội thì bé Thu còn rất nhỏ và đến khi ông Sáu trở về nhìn thấy vết thẹo trên gương mặt cha mình con bé sợ hãi và không gọi ba. Những ngày ông Sáu về phép là những ngày hai cha con không nhận nhau, vô cùng căng thẳng. Nhưng đến giây phút cuối cùng con bé vẫn nhận ba và gọi tiếng ba đầu tiên sau nhưng năm xa cách.
Suy nghĩ về đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh qua truyện ngắn “Chiếc lược ngà” của nhà văn Nguyễn Quang Sáng – phân tích
b/ Trình bày suy nghĩ về tình cảm gia đình trong chiến tranh:
- Chiến tranh là cho tình cảm gia đình bị tổn thương
- Tỉnh cảm vợ chồng bị chia cắt, đi kháng chiến xa nhân vật ông Sáu chỉ gặp nhau với số lần đếm trên đầu ngón tay, những lần đi thăm rất khó khăn trắc trở… chỉ biết nhớ mong, chờ đợi.
- Tình cảm cha con chia cắt
Sau tám năm cha con không gặp nhau thì bé Thu đã không nhận cha:
- Lúc mới gặp nhau , con bé ngơ nhác không nhận ra cha mình. Nó “ngơ ngác lạ lùng”. Nhìn thấy vết thẹo dài trên má ba nó, nó thét lên và chạy đi.
- Trong suốt ba ngày ngắn ngủi nó luôn thể hiện sự bưởng bỉnh, ương bướng chống lại ông Sáu và nhất quyết không gọi ông Sáu là ba (khi ăn cơm, nói chuyện nó toàn nói trông không.
Sự ương bướng của con bé vừa đáng giân những lại vô cùng đáng thương và không thể trách nổi.
- Nguyên nhân: khiên con bé không chịu nhận ông Sáu là ba vì ông Sáu có vết thẹo trên mặt và “không giống cái hình ba chụp với má”. Nó còn quá nhỏ để hiểu về sự khắc nghiệt của chiến tranh. Hậu quả của chiên tranh để lại thật khắc nghiệt, khiến lòng người xót xa.
- Ông Sáu đã rất đau lòng khi đứa con gái bé bỏng của mình đã không nhận ra mình.
Ông mong mỏi được gặp con, xuồng chưa cập bến ông đã vội nhảy lên bờ, đưa tay đón con, muốn ôm con vào lòng giọng run run. Khi con bé quay mặt chạy đi ông Sáu lặng đi với nỗi đau: “nỗi đau đớn khiến mặt anh tối sầm lại trông rất đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy”. Còn gì đau đớn hơn nỗi đau khi con gái mình không nhận ba, và sợ hãi xa lánh người cha ruột thịt của mình.
Ông càng muốn gần gũi con, yêu thương, bù đắp cho con con bé lại càng lẩn tránh, lạnh lùng, vô lễ với ông khiến ông không có cơ hội gần gũi con
* Chiến tranh không thể hủy diệt tình cảm gia đình:
– Tình vợ chồng không thể bị chia cắt:
Bà Sáu vẫn mong ngóng ông Sáu trở về, vượt qua mọi khó khăn thử thách để đến thăm chồng, bà lo lắng cho ông từng chiếc áo cho ông khi ông đi.
- Tình cha con vẫn thắm thiết
Chiến tranh khốc liệt là vậy nhưng người cha vẫn nhớ thương con, lúc nào cũng bảo vợ mang con lên thăm mình, gặp con giọng run run không thể kìm nén; Lúc về rừng ông tìm được khúc ngà để làm cho bé Thu một chiếc lược, ngày càng đều tỷ mẩn cưa từng cái răng lược cho con. Đến phút giây cuối cùng biết không qua khỏi ông đã nhờ người bạn mang chiếc lược giao lại cho con gái.
Đối với bé Thu thì tình cảm dành cho người cha thân yêu của mình là tình cảm kìm nén nó cất tiếng gọi “ba” mà khiến tất cả mọi người đều nức nở, tiếng ba vỡ tung từ tận đáy lòng nó, vừa kêu vừa chạy sà vào lòng ba nó. Đây là tình cảm cha con vô cùng mãnh liệt xiết vào tim mỗi người.
c/ Nhận xét đánh giá chung
Chiếc lược ngà đã thể hiện được tình cảm cha con sâu sắc của tình cha con. Đồng thời nó cũng tố cáo những tội ác mà chiến tranh mang lại. Làm ảnh hưởng đến tình cảm gia đình, niềm đau của mọi gia đình Việt Nam.
Bên cạnh đó nó còn thể hiện được tình cảm mãnh liệt của con người Việt Nam, vẻ đẹp tâm hồn. Chiến tranh khốc liệt đến nhường nào cũng không thể hủy diệt được tình cảm gia đình, tình người dành cho nhau.
d/Nghệ thuật:
Với tình huống truyện độc đáo, éo le, cuộc gặp gỡ của cha con ông Sáu sau tám năm xa cách đã đẩy tình huống câu chuyện lên cao trào.
Ngôi kể câu chuyện là ngôi thứ nhất xưng “tôi” có mặt chứng kiến toàn bộ câu chuyện thể hiện được toàn bộ tình cảm của tác phẩm.
Kết bài:
Tác giả đã thể hiện thành công đời sống tình cảm gia đình trong chiến tranh, tình cảm gia đình. Gợi trong lòng người đọc nhiều suy nghĩ.
Qua tác phẩm người đọc cũng hiểu được một phần về tình cảm gia đình trong chiến tranh, càng thêm yêu quý những tình cảm cao đẹp ở hiện tại hơn.