Bất đẳng thức là dạng Toán khó mà rất nhiều học sinh ngán ngẩm mỗi khi đụng vào. Nó thường là câu để phân loại các thí sinh các trong đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng từ xưa tới giờ.
Dù kiến thức lý thuyết không nhiều, có thể nói là ít, nhưng đây là một dạng toán thiên biến vạn hóa, đòi hỏi học sinh phải có tư duy toán học tốt và nó cũng rèn giũa về tư duy cho chúng ta khi nghiên cứu về dạng toán này.
Bất đẳng thức dù là một phần khó nhưng các em đừng ngại, hãy học với tất cả đam mê và khát khao chinh phục, chắc chắn các em sẽ thành công. Hơn nữa khi học phần này, các em sẽ tìm được hứng thú thực sự với môn toán và niềm đam mê với những môn học khác.
Vậy làm thế nào để có thể học tốt được Bất đẳng thức? Toán cấp 3 xin chia sẻ một số lời khuyên nhằm giúp các em có thể học tốt dạng toán này.
Trước hết chúng ta sẽ nhắc lại đôi chút các khái niệm về Bất đẳng thức:
– Bất đẳng thức thực chất là một dạng toán mà ta phải làm với các giá trị hay đại lượng không bằng nhau.
– Ta thường gặp phải hai dạng của bất đẳng thức. Đó là chứng minh bất đẳng thức và tìm giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của một biểu thức hay hàm số.
– Ngoài ra, chúng ta cũng hay gặp phải một số dạng bài tập liên quan đến Bất đẳng thức như giải Bất phương trình, hệ Bất phương trình, đó đều là những dạng bài tập đòi hỏi ta phải vận dụng khéo léo kiến thức của mình về lĩnh vực Bất đẳng thức.
Đôi khi gặp một số bài tập về Phương trình, hệ phương trình chúng ta cũng có thể dùng Bất đẳng thức để tìm ra lời giải.
Dạng toán này thực chất các em đã được tiếp xúc từ lớp 8, và lên cấp 3 dạng toán bắt đầu phức tạp hơn với nhiều dạng bài đa dạng và rất hay.
Toán cấp 3 đưa ra các phương pháp để học tốt Bất đẳng thức:
– Bất đẳng thức và Phân tích đa thức thành nhân tử có nhiều nét tư duy tương đồng, vì thế sẽ rất thuận lợi khi học Bất đẳng thức cho các bạn đã thành thạo Phân tích đa thức thành nhân tử.
– Để có thể học tốt một môn học, những viên gạch nền móng kiến thức là không thể thiếu, chúng ta cần học thuộc, hiểu và biết cách vận dụng các Bất đẳng thức cơ bản ( Bất đẳng thức giá trị tuyệt đối, Bất đẳng thức Côsi, Bất đẳng thức BunhiaCopski ).
Ví dụ chứng minh bất đẳng thức mà các em cần luyện tập.
– Cần luyện tập các bất đẳng thức cơ bản trước rồi hãy tìm hiểu thêm các bài tập nâng cao. Đừng lo sợ hay ngần ngại, hãy vận dụng tất cả mọi phương pháp và cách giải toán các em có cùng sự sáng tạo trong tư duy toán học của mình thử xem.
– Nếu gặp bài khó đã nghĩ nhiều lần rồi mà vẫn chưa giải được, các em hãy tham khảo lời giải trong sách. Cần phải làm lại nhiều lần các bài tập bất đẳng thức khó cho quen tay và quen dạng và để tư duy toán học của ta hòa nhịp cùng những dạng toán đó.
– Các em nên tổ chức học nhóm, cùng nhau thảo luận bàn bạc để tìm ra lời giải một cách hay nhất cho bài toán, sau đó cùng nhau hỏi ý kiến thầy cô là một cách học hay và hợp lý nhất đối với các em. Nếu học một mình đòi hỏi các em phải có sự tập trung cao độ với quyết tâm chinh phục và khát khao chiến thắng cùng niềm đam mê thực sự đối với môn học, nhất định các em sẽ thành công!
Ngoài ra, nên luyện tập giải bất đẳng thức từ khi mới học Toán, như thế sẽ tạo cho mình thói quen giải bất đẳng thức, việc tiếp xúc với bất đẳng thức từ sớm rất có lợi cho sau này.
Các em nên xem thêm: Các phương pháp chứng minh bất đẳng thức từ website Toán cấp 3. Trong đó có rất nhiều tài liệu hay về chuyên đề bất đẳng thức để các em tham khảo và luyện tập.