Đề bài: Nghị luận xã hội về tài và đức
Bài làm
Để trở thành một con người có ích thì chúng ta phải có nhiều yếu tố, trong số đó là sự kết hợp cả tài và đức. Đó là hai yếu tố cơ bản để tạo nên sự thành công của con người.
Tài và đức là một trong những yếu tố rất quan trọng để chúng ta có thể trở thành một con người có ích cho xã hội. Tài chính là nói đến trình độ, năng lực và khả năng sáng tạo của con người. Tài là kết quả của người yếu tố như năng khiếu bẩm sinh, sự cần cù trong quá trình học tập, sự chăm chỉ rèn luyện khả năng phấn đấu của người đó. Người tài có khả năng để hoàn thành công việc một cách tốt nhất, đặc biệt là trong hoàn cảnh khó khăn thì người tài càng chứng tỏ được năng lực của bản thân mình. Tài được biểu hiện cả trong lao động trí óc và chân tay. Do vậy người có tài thường được giao cho trọng trách quan trọng. Còn đức là nói tới phẩm chất của con người. Đức cũng là sự tổng hợp của nhiều yếu tố khác nhau, do môi trường sống, môi trường giáo dục, sự tu dưỡng rèn luyện phẩm chất đạo đức… Người có đức biểu hiện ở lời nói, cử hành động của con người. Người có đức biết tôn trọng bảo vệ chân lý, dám đấu tranh với sai lầm bảo vệ cho công lý.
Tài và đức chính là hai mặt của việc hoàn thiện nhân cách của con người. Vì tài năng giúp con người làm việc có kế hoạch, có khả năng phán đoán, giải quyết vấn đề… Tài năng giúp cuộc sống của con người phải triển một cách nhanh chóng. Bên cạnh đó đức giúp con người ta sống tốt, sống có lẽ sống có một lẽ sống cao đẹp. Phẩm chất đạo đức giúp cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn, làm cho mối quan hệ giữa người với người trở nên tốt đẹp hơn. Những con người tài đức vẹn toàn thường là những con người có phẩm chất tốt đẹp trong xã hội và có nhiều hữu ích cho xã hội. Xã hội chúng ta có rất nhiều người có tài và có đức có ích cho xã hội như nhà nông học Lương Định Của tốt nghiệp với tấm lòng loại ưu và được chính phủ Nhật Bản mời ở lại nhưng ông vẫn quay về đóng góp cho nền nông nghiệp nước nhà. Trong quá trình sống và làm việc ông đã có những cống hiến to lớn cho đất nước.
Tài và đức có mối liên hệ chặt chẽ với nhau gắn bó mật thiết với nhau như Bác Hồ đã từng nói “Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Cho nên thế hệ trẻ chúng ta cần phải nỗ lực hoàn thiện nhân cách trau dồi giữa tài và đức để trở thành một con người có người có nhân cách, có ích cho xã hội.
Trên cơ sở nhận thức đầy đủ về mối quan hệ giữa tài và và đức, bản thân mỗi chúng ta phải biết trau dồi rèn luyện bản thân cả về trình độ và năng lực để trở thành một con người tốt.