Để ôn tập tốt và thi đạt kết quả cao môn Lịch sử, các em học sinh cần lưu ý một số điểm sau.
Trong kì thi tốt nghiệp THPT quốc gia năm nay, mỗi phần thi đều lồng ghép các câu hỏi mở, khuyến khích tư duy và vận dụng thực tế ở học sinh. Với những môn xã hội, vốn bị định kiến là các môn học thuộc như các môn Lịch sử hay Địa lý thì đây là một sự thay đổi lớn. Suy nghĩ, cũng như những băn khoăn của các em học sinh về đề thi và những vấn đề cần lưu ý trong quá trình ôn tập bộ môn Lịch sử đã được đề cập trong phóng sự trên.
Với những thay đổi trong cách ra đề thi và tiêu chí chấm thi trong cuộc thi tốt nghiệp THPT quốc gia 2015, các em cần lưu ý:
Nên:
– Hệ thống kiến thức.
– Phân bổ thời gian hợp lý.
– Liên hệ thực tiễn với các sự kiện trong và ngoài nước.
– Lập đề cương.
Không nên:
– Sáng tác lịch sử, sự kiện.
– Trình bày sơ sài.
– Trả lời quá tỉ mỉ cho một câu hỏi.
– Diễn đạt chung chung.
– Lạm dụng diễn đạt các từ ngữ văn học để minh họa cho nội dung lịch sử dễ bị lan man và lạc đề
Câu 1 (3,0 điểm)
Nêu bản chất và biểu hiện chủ yếu của xu thế toàn cầu hóa. Phát biểu ý kiến về toàn cầu hóa tác động đến Việt Nam.
Câu 2 (2,0 điểm)
Trình bày nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam đầu năm 1930. Nguyễn Ái Quốc có vai trò như thế nào đối với thành công của Hội nghị?
Câu 3 (3,0 điểm)
Khái quát những khó khăn của nước Việt Nam trong năm đầu tiên sau Cách mạng tháng Tám và nhận xét về khó khăn lớn nhất.
Câu 4 (2,0 điểm)
So sánh chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” với chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ ở Việt Nam.