Đề bài: Suy nghĩ về câu nói: “Khi nào bạn khao khát hiểu biết như cần không khí thì bạn sẽ đạt sự hiểu biết”.
Bài văn suy nghĩ câu nói :”Khi nào bạn khao khát hiểu biết như cần không khí thì bạn sẽ đạt sự hiểu biết”.
1. Mở bài
– Giới thiệu vấn đề
Ví dụ:
Trong cuộc sống, ai cũng mong muốn mình thành đạt, được mọi người tôn trọng, ngưỡng mộ, yêu quý. Nhưng để có được điều đó, bạn cần phải nỗ lực phấn đấu vuợt qua mọi khó khăn, thử thách và điều mà chúng ta cần chinh phục đó chính là kiến thức, sự hiểu biết sâu rộng ở tất cả mọi mặt của cuộc sống. Chính vì lẽ đó, đã có người từng nói: “Khi nào bạn khao khát hiểu biết như cần không khí thì bạn sẽ đạt sự hiểu biết”.
2. Thân bài
– Giải thích từ ngữ:
+ Khao khát: đó chính là nhu cầu tình cảm của con người mong muốn tha thiết đạt được một điều gì đấy trong cuộc sống theo nhu cầu, sở thích, ước mơ của mỗi người.
+ Hiểu biết: đó chính là biết rõ, hiểu thấu về một vấn đề nào đó như về chuyên môn, lối sống, pháp luật, con nguời…
-> Khao khát hiểu biết: con người ta luôn mong muốn tha thiết đạt được sự thấu hiểu về một lĩnh vực hay chiếm lĩnh nhiều kiến thức và đạt được sự hiểu biết sâu rộng
+ Không khí: hỗn hợp khí bao quanh trái đất, rất cần thiết cho sự sống người và sinh vật.
-> Ý nghĩa: Mỗi người chúng ta phải luôn luôn tự ý thức trau dồi kiến thức, tìm kiếm sự hiểu biết xung quanh cuộc sống của chúng ta. Sự hiểu biết của mỗi người là rất quan trọng và không thể thiếu được cũng giống như nếu chúng ta không có không khí thì chúng ta sẽ không thể tận hưởng được cuộc sống tươi đẹp mà chúng ta đang nắm giữ.
– Bình luận:
+ Sự hiểu biết nông cạn: trong cuộc sống có rất nhiều vấn đề để chúng ta cần học tập, tìm hiểu, nghiên cứu nhưng chúng ta hay ôm đồm kiến thức hoặc chủ quan tin tưởng vào độ nhạy bén của mình học một lần đã biết, một lần đã hiểu mà không tìm hiểu thấu đấu. Thì sự hiểu biết đó chỉ là bề mặt không giúp ích nhiều cho chúng ta trong cuộc sống, tức là chúng ta chỉ hiểu sơ qua vấn đề chứ không nắm bắt được cái cốt lõi của vấn đề.
Ví dụ: Các bạn học sinh thường hay học vẹt, học chống đối, đặc biệt là các môn xã hội: các bạn cứ đọc thật to, học thuộc tất cả những gì thầy cô giáo dạy mà không hiểu hết tất cả ý nghĩa của bài học. Hậu quả là khi thầy cô giáo kiểm tra bài cũ các bạn không nhớ được câu đầu của bài học cũ và bị điểm kém mặc dù hôm qua bạn đã học bài ở nhà. Như vậy, việc học thụ động, đối phó là một lối học sai, chúng ta cần xem xét lại cách học của mình, phải học và hiểu để tích lũy kiến thức và sự hiểu biết cho bản than để áp dụng vào cuộc sống chứ không phải học để không bị điểm kém, không bị thầy cô phạt…
+ Sự hiểu biết sâu rộng: mỗi người trong chúng ta đều có một đam mê, một hoaì bão khác nhau nên có sự hiểu biết không giống nhau. Có bạn thích khoa học tự nhiên, có bạn thích khoa học xã hội, có bạn thích nghiên cứu vũ trụ, tàu ngầm, sinh vật học… đó chính là đam mê. Và từ những khát khao đó, các bạn miệt mài nghiên cứu lĩnh vực mình yêu thích và lĩnh hội nó một cách thấu đáo. Như thế các bạn đã đạt được sự hiểu biết, sự hiểu biết đó gắn liền với mỗi chúng ta, nó không thể mất đi được và chúng ta cũng sống mà không thể thiếu nó.
Ví dụ: Người đầu tiên trong danh sách là nhà vật lý Albert Einstein, ông sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái. Ông là một nhà vật lý lý thuyết người Đức, được coi là cha đẻ của vật lý hiện đại và cũng là người phát triển thuyết tương đối. Đây được coi là thành tựu lớn nhất trong cuộc đời ông. Ông nhận được giải Nobel vật lý năm 1921. Trong suốt cuộc đời mình ông đã công bố hơn 300 bài báo khoa học cùng 150 đề tài ngoài khoa học. Có một điều thú vị rằng 3 tuổi Einstein mới biết nói và cho đến năm 8 tuổi – khi bắt đầu học đọc ông vẫn nói không thạo. Tuy nhiên ông lại bắt đầu mày mò với khoa học từ rất sớm, từ khoảng 10 tuổi ông đã bắt đầu mày mò làm các mô hình và thiết bị cơ học. Như vậy, những công trình nghiên cứu, sự hiểu biết và cái tên của ông sống mãi với thời gian.
– Đánh giá:
Mỗi người trong chúng ta luôn luôn phải học tập, học tập không ngừng để chiếm lĩnh nhiều tri thức và tích lũy cho mình nhiều sự hiểu biết. Có được những hiểu biết tích cực, chúng ta sẽ chủ động trong mọi tình huống, luôn luôn làm chủ được bản than để không phải mắc những sai lầm lớn.
3. Kết bài
Trên đây là dàn ý bài viết suy nghĩ về câu nói “Khi nào bạn khao khát hiểu biết như cần không khí thì bạn sẽ đạt sự hiểu biết”. Các bạn tham khảo nhé!