CANXI OXIT
Canxi oxit có công thức hóa học là CaO, tên thông thường là vôi sống.
Canxi oxit thuộc loại oxit bazơ
Canxi oxit – Vôi sống
I. CANXI OXIT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT
Canxi oxit là chất rắn, màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ rất cao ( khoảng 2585 độ C)
Canxi oxit có đầy đủ tính chất hóa học như oxit bazơ
1.Tác dụng với nước
\[CaO(r) + {H_2}O(l) \to Ca{(OH)_2}(r)\]
Ca(OH)2 tan ít trong nước, phần tan tạo thành dung dịch bazơ.
CaO có tính hút ẩm mạnh nên được dùng để làm khô nhiều chất.
Tác dụng với axit
\[CaO(r) + 2HCl({\rm{dd}}) \to CaC{l_2}({\rm{dd}}) + {H_2}O(l)\]
Tác dụng với oxit axit:
\[CaO(r) + C{O_2}(k) \to CaC{O_3}(r)\]
Vì vậy, canxi oxit sẽ giảm chất lượng nếu lưu giữ lâu ngày trong tự nhiên.
Kết luận: Canxi oxit là oxit bazơ
CANXI OXIT CÓ NHỮNG ỨNG DỤNG
Một phần lớn canxi oxit được dùng trong công nghiệp luyện kim và làm nguyên liệu cho công nghiệp hóa học. Ngoài ra, canxi oxit còn được dùng để khử chua đất trồng trọt , xử lí nước thải công nghiệp, sát trùng, diệt nấm , khử độc môi trường.
III. SẢN XUẤT CANXI OXIT
1.Nguyên liệu
Nguyên liệu để sản xuất canxi oxit là đá vôi. Chất đốt là than đá, củi, dầu, khí tự nhiên.
Các phản ứng hóa học sảy ra
Nung đá vôi bằng lò nung vôi thủ công hoặc lò nung công nghiệp. Trước hết, than cháy tạo ta khí cacbon, phản ứng tỏa nhiều nhiệt
\[C(r) + {O_2}(k) \to C{O_2}(k)\]
Nhiệt sinh ra phân hủy đá vôi thành vôi sống ( nhiệt độ trên 900 độ C)
\[CaC{O_3}(r) \to CaO(r) + C{O_2}(k)\]
IV.HƯỚNG DẪN GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP TRONG SGK
1.Bằng phương pháp hóa học nào có thể nhận biết được từng chất trong mỗi dãy chất sau:
a.Hai chất rắn màu trắng là CaO và Na2O
b.Hai chất khí không màu là CO2 và O2
Viết phương trình hóa học.
Bài giải
Phân biết các chất.
a.Phân biệt CaO và Na2O (rắn, màu trắng):
Lấy một ít các chất để làm mẫu thử
Cho 2 mẫu thử vào 2 ống nghiệm chứa nước sau đó quan sát:
Mẫu tạo ra dung dịch màu trắng đục như sữa là mẫu Ca(OH)2. –> mẫu ban đầu là CaO
PTHH:
\[CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\]
Còn lại, mẫu tạo ra dung dịch trong suốt là mẫu chứa NaOH –> mẫu thử ban đầu chứa Na2O
PTHH:
\[N{a_2}O + {H_2}O \to 2Na(OH)\]
b.Phân biệt 2 khí CO2 và O2
Lấy một ít các khí để làm mẫu thử.
Cho các mẫu thử vào dung dịch nước vôi trong ( dung dịch Ca(OH)2 loãng ) dư:
Mẫu tạo ra kết tủa trắng là mẫu chứa khí CO2
PTHH:
\[C{O_2} + Ca{(OH)_2} \to CaC{O_3} \downarrow + {H_2}O\]
Mẫu còn lại không tạo ra kết tủa trắng , mà sủi bọt khí thoát ra khỏi dung dịch là mẫu O2( O2 không tan nên thoát ra tạo thành bọt khí)
2.Hãy nhận biết từng chất trong mỗi nhóm chất sau bằng phương pháp hóa học:
a.\[CaO,CaC{O_3}\]
b.CaO,MgO
Viết các phương trình hóa học
Bài giải
Nhận biết từng chất \[CaO,CaC{O_3}\]
Trích một ít các chất để làm mẫu thử
Cho các mẫu thử vào nước:
Mẫu tan và tác dụng với nước là mẫu chứa CaO
PTHH:
\[CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\]
Mẫu không tan là mẫu chứa \[CaC{O_3}\]
b.Nhận biết từng chất CaO,MgO
Dùng nước để làm thuốc thử nhận biết.
Trích một ít các chất để làm mẫu thử
Cho các mẫu thử vào nước:
Mẫu tan và tác dụng mãng liệt là mẫu chứa CaO:
PTHH:
\[CaO + {H_2}O \to Ca{(OH)_2}\]
Mẫu không tan, không tác dụng là mẫu chứa MgO.