Nghị luận về nhận định:”Truyện cổ tích thần kỳ thể hiện người ở hiền nhất định sẽ gặp lành”.
Đề bài: Có nhận định cho rằng: “Truyện cổ tích thần kỳ thể hiện người ở hiền nhất định sẽ gặp lành”. Em hãy chứng minh nhận định trên.
Bài làm
Trong mỗi chúng ta, tuổi thơ ai lại không gắn liền với những câu chuyện cổ tích, những câu chuyện ấy mở ra cho ta một thế giới kỳ diệu, có ông bụt,có cô tiên để từ ấy, biết bao điều kì ảo, thơ mộng dần dần như thể hiện trước mắt ta. Chúng ta đã tìm thấy trong lời kể của bà, những cô Tấm, những anh Khoai hiền lành chất phác nhưng gặp nhiều bất hạnh. Tuy nhiên, các câu chuyện cổ ấy luôn thể hiện sự công bình. Vâng, đúng thế: Truyện cổ tích thần kì thể hiện người ờ hiện nhất định sẽ gặp lành.
Quay lại với những câu chuyện cổ tích, ta càng thấy rõ nhận định trên vô cùng đúng đắn.Ở hiền là nói về những người lao động lương thiện tốt bụng, thật thà không hề nghĩ tới việc hại người.”Gặp lành” đó là gặp những điều may, được hưởng hạnh phúc, nhận được những điều tốt đẹp .
Chúng ta không thể quên anh chàng Thạch Sanh thật thà, chăm chỉ. Trải qua bao nhiêu lần bị Lý Thông lừa vào chỗ chết nhưng đến cuối cùng, Thạch sanh được sống hạnh phúc bên công chúa.Cũng như Thạch Sanh, chúng ta không quên được một cô Tấm siêng năng, chịu khó sống cùng dỉ ghẻ cay nghiệt. tấm hiền lành là vậy nhưng vẫn trải qua bao lần chết đi sống lại: ngã cây cau chết, hóa thành vàng anh bị giết thịt, hóa thành khung cửi bị đốt trụi. TUy là vậy, đến cuối cùng Tấm vẫn được sống hạnh phúc bên Vua. Điều đó cho thấy, cái kết có hậu cho người hiền là hiển nhiên cho dù là sơm hay muộn.Một điều tất yếu của xã hội: người ác thì lúc nào cũng ghét những người hiền. Và ở đây Tấm bị dì hành hạ hết sức tàn nhẫn, qua biết bao gian lao.Nhưng rồi cuối cùng, Tấm lại sống trong hạnh phúc, sung sướng. Đấy là một chân lí của người xưa, nó thể hiện ý thức của con người thời trước. Những người thật thà như Tấm dù qua nhiều khó khăn nhưng rồi họ sẽ gặp lành, sẽ gặp phúc lớn. Đó chính là phần thưởng mà truyện cổ tích đã tặng cho những con người hiền lành. đó chính là những minh chứng cho nhận định” Truyện cổ tích thần kỳ thể hiện người ở hiền nhất định sẽ gặp lành.”
Truyện cổ tích thần kỳ thể hiện ở hiền gặp lành
Còn những kẻ ác, là những kẻ xấu xa, luôn tìm cách hãm hại người hiền, hay ghanh ghét, đố ki. Dĩ nhiên, những người ác sẽ có kết cục bi thảm.” Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo.Thật thế, trong trí tưởng tượng của người xưa, mọi hành động, suy nghĩ, việc làm đều có giá của nó, cái hâu sau cùng ấy tốt hay xấu tuỳ thuộc vào ý nghĩa, hành động của chính họ, gieo nhân nào thì gặp quả đó.
Qua hai truyện tiêu biểu trên,ta thấy ông Bụt luôn xuất hiện khi những người hiền lành gặp khó khăn. Ồng mang đến cho những người đau khổ niềm hạn phúc. Thực vậy, hình ảnh Bụt hay cô Tiên chính là hình ảnh của người cầm cán cân công lí, ông hiện lên trong lúc bị áp bức, lừa gạt như đang mất hạnh phúc và niềm tin vào cuộc đời. Ông hiện đến như khẳng định thêm lí tưởng trong niềm tin của nhân dân ở hiền thì nhất định sẽ gặp lành.Ông Bụt và cô Tiên chính là ước mơ và niềm tin vào sự tồn tại của chính nghĩa, niềm tin vào câu thành ngữ ” Ở hiền gặp lành”.
Cái kết thúc có hậu đối với những người nghèo khổ như một cơn mưa giũa trời hè oi bức.Họ, những người bất hạnh – luôn có một sự tin tưởng vững chắc vào tương lai, vào công bằng. Tuy rằng cũng có lúc họ khóc lóc một cách tuyệt vọng, nhưng những lúc ấy, nhân dân – hiện đến giải thoát họ khỏi hoạn nạn khổ sở. Điều này chính là một niềm khát khao của người xưa, họ mơ ước trong cuộc sống sẽ không có bất công, con người sẽ luôn được sống xứng đáng với những gì mà họ mang đến cho xã hội, cho mọi người. Đúng như thế, cô Tấm có bao giờ muốn làm điều gì xấu cho ai, ngay cả đứa em xấu bụng,Lý Thông có bao giờ từ chối việc giúp đỡ người khác, người em trong truyện Cây khế thật chăm chỉ, hiền lành, tốt tính. Vì họ biết việc họ làm, cố làm để mang đến cho mình sự yên lành, hạnh phúc. Niềm khao khát của người xưa cũng là sự ước mong của chúng ta ngày nay. Mong sao không có ngưởi quá khổ trong xã hội, mong sao những kẻ ác sẽ không có đất để phát huy bản tính của họ và mong sao mọi người làm việc và sống bằng chính công sức của mình. Cũng như ngôi vị hoàng hậu của Tấm, ngôi vua của Thạch Sanh, hoặc việc lấy được vợ của anh Khoai là chính công sức, phẩm chất, trí tuệ của họ. Ngày nay, nghe lại các câu chuyện ấy, chúng ta còn thương cảm sâu sắc với những nhọc nhằn mà người ở hiền đã phải gánh chịu, thì ngày xưa ông cha ta đã có một niềm thương xót mà đòi hỏi sự bình đẳng trong xã hội đến đâu? …
Trong truyện cổ tích luôn tồn tại cái gọi là ” Ở hiền gặp lành”, nhiều người tự đặt câu hỏi, vậy thực tế thì như thế nào. Chúng ta phải tin rằng, ở đời luật nhân quả là có thật. Ai ở hiền sẽ được nhận lại những điều tốt đẹp,ít nhất là sự thanh thản trong tâm hồn. Còn người bất nhân, người làm điều xấu nhất định sẽ tạo nghiệp.
Truyện cổ tích để lại cho thế hệ sau những niềm tin tốt đẹp, ngây thơ lành mạnh. Lẽ tất nhiên, chúng ta phải biết trân trọng những suy nghĩ không hề vụ lợi của thuở ấu thơ nhân loại và phải biết thực hiện những ước mơ ấy của người xưa, phải làm sao trên đời không còn những cô Tấm với nét đẹp của tính tình, mà phải gánh chịu đau khổ, bất công của xã hội. Làm sao chúng ta có thể chịu được một ông phú hộ giàu có sống trên sự lao động nhọc của những người bần cùng. Nếu như ai cũng tin vào “Ở hiền gặp lành” , tin vào những cái kết có hậu trong truyện cổ tích thì xã hội này sẽ chẳng còn những con người bất hạnh nữa.