1. Định nghĩa: Sóng âm là những sóng cơ lan truyền được trong các môi trường rắn, lỏng, khí.
2. Phân loại sóng âm (Dựa vào tần số):
– Sóng âm nghe được: Là sóng âm có tần số trong khoảng từ 16Hz đến 20000Hz gây ra cảm giác thính giác.
– Sóng siêu âm: Là sóng âm mà có tần số lớn hơn 20000Hz không gây ra cảm giác thính giác ở người.
– Sóng hạ âm: Là sóng âm mà có tần số nhỏ hơn 16Hz không gây ra cảm giác thính giác ở người.
– Nhạc âm và tạp âm: Nhạc âm là âm có tần số xác định (VD.mỗi nốt nhạc Đồ, rê, mi, fa, sol, la, si, đô là nhạc âm). Tạp âm là âm có tần số không xác định (tiếng trống, tiếng cồng chiêng, tiếng ồn ào ngoài phố…)
Chú ý: trong chất lỏng và chất khí sóng âm là sóng dọc còn trong chất rắn sóng âm gồm cả sóng ngang và sóng dọc
3. Các đặc trưng vật lý của sóng âm: Là các đặc trưng có tính khách quan định lượng, có thể đo đạc tính toán được. Bao gồm các đại lượng như: Chu kì, tần số, biên độ, năng lượng, cường độ, mức cường độ, đồ thị…
a. Cường độ âm I(W/m2): . Với E(J), P(W) là năng lượng, công suất phát âm của nguồn; S (m2) là diện tích mặt vuông góc với phương truyền âm (với sóng cầu thì S là diện tích mặt cầu S = 4πR2)
b.Mức cường độ âm: hoặc (công thức thường dùng)
(Ở tần số âm ƒ = 1000Hz thì I0 = 10-12 W/m2 gọi là cường độ âm chuẩn)
Chú ý: Để cảm nhận được âm thì cường độ âm âm I ≥ I0 hay mức cường độ âm ℓ ³ 0
c. Công thức suy luận: Trong môi trường truyền âm, xét 2 điểm A và B có khoảng cách tới nguồn âm lần lượt là RA và RB, ta đặt n = khi đó: IB = 102n.IA và LB = LA + 20.n (dB)
4. Các đặc trưng sinh lý của âm: Là các đặc trưng có tính chủ quan định tính, do sự cảm nhận của thính giác người nghe. Bao gồm: Độ to, độ cao, âm sắc…
Thầy giáo Nguyễn Thành Nam sẽ hướng dẫn các em học sinh ôn thi THPT Quốc Gia Môn Vật Lý về sóng âm và đặc trưng của sóng âm.
Sóng âm:
– Sóng dọc cơ học
– Truyền trong các môi trường rắn, lỏng, khí
– Làm rung màng nhỉ, gây ra cảm giác âm