Đề bài: Phân tích bài thơ Con cò – Chế Lan Viên
Bài văn mẫu phân tích con cò của Chế Lan Viên
Tình mẹ là tỉnh cảm bao la bất diệt cũng là nguồn cảm hứng cho rất nhiều nhà thơ sáng tác thơ văn từ ngàn đời nay. Chúng ta không thể so sánh người này viết về mẹ hay hơn tác giả kia bởi vì mỗi nhà văn nhà thơ đều có một cách viết về mẹ riêng, và không ai giống ai. Đối với nhà thơ Chế Lan Viên cũng vậy, khi viết về tình cảm thiêng liêng bất tử này, nhà thơ đã mượn hình ảnh con cò để nói về tình cảm thiêng liêng của người mẹ. Qua bài thơ con cò tác giả đã thể hiện được tình cảm thiêng liêng của người mẹ dành cho con và những hi sinh của đấng sinh thành dành cho những đứa con thân yêu của mình.
Bài thơ con cò được tác giả viết theo thể thơ tự do các câu thơ dài ngắn khác nhau, nhịp điệu rất linh hoạt cảm xúc dâng trào trong từng câu thơ. Khai thác hình ảnh con cò là một hình ảnh vô cùng gần gũi với tất cả mọi người, bởi nó gắn liền với người mẹ, với tình mẹ và sự hi sinh thầm lặng của người mẹ với người con.
Bố cục bài thơ được chia làm 3 phần với được sắp xếp từ các hình ảnh theo ý nghĩa của hình tượng con cò:
Phần thứ nhất: Hình ảnh con còn thuở ấu thơ được tái hiện qua lời ru của mẹ.
Phần thứ hai: Hình ảnh con cò đi vào tuổi thơ, ký ức và gần gũi với người con.
Phần thứ 3: Là phần suy ngẫm của tác giả về ý nghĩa lời ru và tình cảm bao la của người mẹ.
Phân tích bài thơ Con cò – Chế Lan Viên – phần thân bài
Cái cò bay lả bay la; bay từ cửa phủ bay ra cánh đồng. Đối với bất kỳ người Việt Nam nào thì hình ảnh con cò đều trở nên gần gũi hơn bao giờ hết vì nó đã được đưa vào ca dao từ thuở còn nằm nôi. Chế Lan Viên đã đưa con cò làm hình ảnh trung tâm cho bài thơ và thân thuộc với tất cả mọi người từ khi còn bé xíu.
Con còn bế trên tay
Con chưa biết con cò
Nhưng trong lời mẹ hát
Có cánh cò đang bay:
“Con cò bay la
Con cò bay lả
Con cò cổng phủ,
Con cò Đồng Đăng…”
Còn đối với nhà thơ Chế Lan Viên thì Con cò có từ lúc “con còn bế trên tay” lúc “con chưa biết con cò” nhưng trong lời mẹ hát thì luôn in đậm hình ảnh con cò. Lời bài thơ như những lời tâm tình trong các câu chuyện cổ tích, các lời ca dao của bà của mẹ.
Những lời ru của mẹ là tất cả tình cảm mà mẹ đã dành cho con, đong đầy những từ tình yêu vô bờ bến. Những lời ru ngọt ngào của mẹ đưa con vào giấc ngủ say nồng:
Không gì bằng hạnh phúc của người mẹ ru con ngủ trong khung cảnh thanh bình. Sung sướng thay những đứa trẻ được lời ru ngọt ngào của mẹ đưa vào giấc ngủ say nồng:
Cò một mình cò phải kiếm lấy ăn,
Con có mẹ, con chơi rồi lại ngủ.
“Con cò ăn đêm,
Con cò xa tổ,
Cò gặp cành mềm,
Cò sợ xáo măng…”
Con có mẹ kiếm ăn, con được mẹ bao bọc trong giấc ngủ tràn đầy tình thương của mẹ. Nhưng con cò thì khác, cò phải tự kiếm ăn, phải “đi ăn đêm”. Đằng sau lời ru của mẹ là những nỗi vất vả cực nhọc mưu sinh. Con thì có mẹ bảo vệ suốt đời, là chỗ dựa bình yên nhất con con mỗi khi con tìm về.
Ngủ yên! Ngủ yên!
Cò ơi, chớ sợ!
Cành có mềm, mẹ đã sẵn tay nâng!
Trong lời ru của mẹ thấm hơi xuân,
Con chưa biết con cò, con vạc.
Con chưa biết những cành mềm mẹ hát,
Sữa mẹ nhiều, con ngủ chẳng phân vân.
Con có mẹ chở che, có cò con làm bạn. Hình ảnh con cò đã đến với tâm hồn tuổi thơ một cách nhẹ nhàng và thấm đẫm tình thương của người mẹ. Lời ru của mẹ sẽ là nguồn sữa tươi mát tuôi dưỡng tâm hồn con, mặc dù con chưa hiểu hết ý nghĩa những lời ru của mẹ nhưng sẽ luôn cảm nhận được sự êm dịu, vỗ về, âu yếm từ chính tình cảm trong đó của người mẹ bằng trực giác.
Đến với đoạn thơ thứ cánh cò từ trong lời ru đã in sâu vào trong tiềm thức của tất cả mọi người trở nên gần gũi và thân thiết nhất đối với người con. Bên cạnh đó hình ảnh con cò còn mang ý nghĩa tượng trưng cho tình mẹ cho, sự hi sinh cao cả của một người mẹ đối với con.Với những lời ru ngọt ngào người mẹ đưa con vào giấc ngủ êm đềm:
Ngủ yên ! Ngủ yên! Ngủ yên !
Cho cò trắng đến làm quen,
Cò đứng ở quanh nôi
Rồi cò vào trong tổ.
Con ngủ yên thì cò cũng ngủ
Cánh của cò, hai đứa đắp chung đôi.
Cánh cò trở thành bạn đồng hành của con từ tuổi ấu thơ cho đến lúc trưởng thành:
Mai khôn lớn, con theo cò đi học
Cánh trắng cò bay theo gót đôi chân.
Lớn lên, lớn lên, lớn lên…
Con làm gì ?
Con làm thi sĩ!
Cánh cò trắng lại bay hoài không nghỉ
Trước hiên nhà
Và trong hơi mát câu văn.
Với tình cảm bao la của người mẹ sẽ chắp cánh cho con bay đến những chân trời mới, thỏa sức làm những gì con muốn. Lớn lên con làm gì, lớn lên con làm thi sĩm lời thơi mộc mạc, giản dị nhưng chứa đầy tình cảm đong đầy của người mẹ dành cho con. Cánh cò cũng như tình mẹ sẽ là đôi cánh cho con bay đến chân trời ước mơ thực hiện những ước mơ còn dang dở của cuộc đời.
Lời ru thiết tha xúc động của khổ thơ thứ ba, thể hiện tình cảm thiết tha:
Dù ở gần con,
Dù ở xa con
Lên rừng xuống bể,
Cò sẽ tìm con,
Cò mãi yêu con.
Con mãi mãi vẫn là đứa con bé bỏng của mẹ, dù con đi đâu làm gì thì mãi mãi vẫn là con bé bỏng của mẹ.
Con dù lớn vẫn là con của mẹ,
Đi hết đời, lòng mẹ vẫn theo con.
Câu thơ như một sự khẳng định chắc nịch, vĩnh cửu rằng con dù lớn mãi vẫn là con của mẹ và tình mẹ bao la mênh mông biển trời vẫn mãi mãi dành cho con không bao giờ vơi cạn. Đây cũng được xem là triết lý của bài thơ mà nhà thơ muốn dành cho tất cả mọi người.
Phần cuối của bài thơ là những câu thơ mang âm hưởng chậm rãi, nhẹ nhàng và tác giả đã đúc kết toàn bộ ý nghĩa của hình tượng con cò.
À ơi!
Một con cò thôi,
Con cò mẹ hát
Cũng là cuộc đời
Ngủ đi ! Ngủ đi !
Cho cánh cò, cánh vạc,
Cho cả sắc trời
Đến hát quanh nôi
Bằng nghệ thuật xây dựng hình ảnh độc đáo. Thể thơ tự do đã thể hiện được hết cung bậc cảm xúc của nhà văn, cảm xúc không bị gò bó mà thể hiện một cách tự nhiên, linh hoạt. Từng câu thơ như lời ru nhẹ nhàng, thiết tha của người mẹ dành cho con. Bài thơ đã đọng lại trong lòng người đọc những cảm xúc dạt dào không bao giờ quên được.
Thành công của bài thơ còn là sự sáng tạo của tác giả trong việc lấy thi liệu dân gian. Con cò là điểm xuất phát, khơi nguồn cho cảm xúc và những liên tưởng hết sức phong phú của tác giả. Hình ảnh con cò vừa gần gũi nhưng cũng vừa mang lại tính biểu cảm cao cho người đọc.
Khép lại bài thơ là sự trăn trở của mỗi con người về tình cảm mẫu tử thiêng liêng. Thứ tình cảm mà đôi khi chúng ta vô tình lãng quên trong quá khứ, đây là lời nhắc nhở nhẹ nhàng mà sâu cay dành cho tất cả mọi người. Bài thơ Con cò của Chế Lan Viên đã được viết từ rất lâu nhưng đến bây giờ nó vẫn nguyên giá trị và nó đóng vai trò trong tạo dựng nhân cách và tâm hồn của con người chúng ta.