Theo dự thảo quy định xét tuyển trong tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT sẽ công bố 3-4 mức điểm xét tuyển cơ bản cho từng khối thi.
Dựa vào kết quả của kỳ thi ĐH, CĐ chung, Bộ GD-ĐT sẽ công bố 3-4 mức điểm xét tuyển cơ bản (tổng điểm 3 môn không nhân hệ số) từ cao xuống thấp, cho từng khối. Các trường được tự lựa chọ điểm chuẩn phù hợp nhưng phải trên mức điểm xét tuyển cơ bản trên.
Bộ GD-ĐT chốt phương án thay thế điểm sàn
Ngoài ra. Bộ cũng cho phép các trường nếu thấy cần thiết có thể nhân hệ số môn thi chính để lựa chọn những thí sinh phù hợp, nhưng phải công khai trước ngày 20/5 hàng năm.
Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, mục đích của quy định này để đảm bảo chất lượng đầu vào, tạo sự công bằng, minh bạch trong tuyển sinh; từng bước thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học; giúp cho thí sinh biết về chất lượng đầu vào của từng trường, từng ngành để đưa ra lựa chọn phù hợp với năng lực.
Việc công bố 3 hoặc 4 mức điểm xét tuyển cơ bản còn nhằm đáp ứng tính đa dạng của các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời từng bước thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sự khác biệt của quy định này với điểm sàn trước đây là phân chia phổ điểm thành nhiều mức theo tỉ lệ thí sinh đạt yêu cầu để các trường tự quyết định chọn điểm chuẩn ở mức nào phù hợp. Qua đó khẳng định uy tín của cơ sở giáo dục trong xã hội.
Theo dự thảo quy định xét tuyển trong tuyển sinh ĐH, CĐ, Bộ GD-ĐT sẽ công bố 3-4 mức điểm xét tuyển cơ bản cho từng khối thi.
» Bỏ điểm sàn 2014, tiêu chí nào thay thế? |
Dựa vào kết quả của kỳ thi ĐH, CĐ chung, Bộ GD-ĐT sẽ công bố 3-4 mức điểm xét tuyển cơ bản (tổng điểm 3 môn không nhân hệ số) từ cao xuống thấp, cho từng khối. Các trường được tự lựa chọ điểm chuẩn phù hợp nhưng phải trên mức điểm xét tuyển cơ bản trên.
Thí sinh thi đại học năm 2014 – Ảnh: Hoàng Hà. |
Ngoài ra. Bộ cũng cho phép các trường nếu thấy cần thiết có thể nhân hệ số môn thi chính để lựa chọn những thí sinh phù hợp, nhưng phải công khai trước ngày 20/5 hàng năm.
Theo giải thích của Bộ GD-ĐT, mục đích của quy định này để đảm bảo chất lượng đầu vào, tạo sự công bằng, minh bạch trong tuyển sinh; từng bước thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học; giúp cho thí sinh biết về chất lượng đầu vào của từng trường, từng ngành để đưa ra lựa chọn phù hợp với năng lực.
Việc công bố 3 hoặc 4 mức điểm xét tuyển cơ bản còn nhằm đáp ứng tính đa dạng của các cơ sở giáo dục đại học, đồng thời từng bước thực hiện phân tầng cơ sở giáo dục đại học.
Lãnh đạo Bộ GD-ĐT cho biết sự khác biệt của quy định này với điểm sàn trước đây là phân chia phổ điểm thành nhiều mức theo tỉ lệ thí sinh đạt yêu cầu để các trường tự quyết định chọn điểm chuẩn ở mức nào phù hợp. Qua đó khẳng định uy tín của cơ sở giáo dục trong xã hội.