Home Tin Tức Đề kiểm tra học kì I môn địa lý lớp 12, năm học 2017-2018

Đề kiểm tra học kì I môn địa lý lớp 12, năm học 2017-2018

by admin

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ I NĂM HỌC: 2017– 2018

MÔN THI: ĐỊA LÝ- KHỐI 12

Dựa vào kiến thức đã học và hiểu biết của bản thân em hãy chọn phương án trả lời đúng nhất tương ứng với nội dung mỗi câu hỏi đề kiểm tra học kì I môn địa lý lớp 12, năm học 2017-2018:

Câu 1. Việt Nam gắn liền với lục địa và đại dương nào sau đây:

A.Á và Ấn Độ Dương

B.Á và Thái Bình Dương

C.Á – Âu và Đại Tây Dương

D.Á – Âu và Thái Bình Dương

de kiem tra hoc ki I mon dia li 12

Đề kiểm tra học kì I môn địa lý lớp 12, năm học 2017-2018

Câu 2. Nước ta có nguồn tài nguyên sinh vật phong phú nhờ: 

A.Lãnh thổ kéo dài từ 8º34’B đến 23º23’B nên thiên nhiên có sự phân hoá đa dạng. B.Nằm hoàn toàn trong miền nhiệt đới Bắc bán cầu thuộc khu vực châu Á gió mùa. C.Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên vành đai sinh khoáng của thế giới.

D.Nằm ở vị trí tiếp giáp giữa lục địa và hải dương trên đường di lưu của các loài sinh vật.

Câu 3. Đường biên giới trên đất liền nước ta dài:

A.3600km.               B. 4600km.                   C. 4360km.                       D. 3460km

Câu 4. Khung hệ tọa độ địa lí của nước ta có điểm cực Nam ở vĩ độ:
A.8°34’B.                        B. 8°36’B.              C.8°37’B.                  D. 8°38’B

Câu 5. Vùng biển, tại đó Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, nhưng vẫn để cho các nước khác được đặt ống dẫn dầu, dây cáp ngầm và tàu thuyền, máy bay nước ngoài được tự do về hàng hải và hàng không theo Công ước quốc tế quy định, được gọi là:
A.Nội thủy.                                                                    B. Lãnh hải
C.Vùng tiếp giáp lãnh hải.                                             D. Vùng đặc quyền kinh tế

Câu 6. Hướng tây bắc – đông nam của địa hình nước ta thể hiện rõ rệt trong các khu vực:   

A.Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Tây Bắc

B.Vùng núi Đông Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

C.Vùng núi Tây Bắc và vùng núi Trường Sơn Bắc

D.Vùng núi Trường Sơn Bắc và vùng núi Trường Sơn Nam

Câu 7. Đặc điểm địa hình nhiều đồi núi thấp đã làm cho :

A.Địa hình nước ta ít hiểm trở.

B.Địa hình nước ta có sự phân bậc rõ ràng.

C.Tính chất nhiệt đới ẩm của thiên nhiên được bảo toàn.

D.Thiên nhiên có sự phân hoá sâu sắc.

Câu 8. Nét nổi bật của địa hình vùng núi Tây Bắc là:
A.Gồm các khối núi và cao nguyên
B.Có nhiều dãy núi cao và đồ sộ nhất nước ta.
C.Có bốn cánh cung lớn
D.Địa hình thấp và hẹp ngang.

Câu 9. Điểm giống nhau chủ yếu của địa hình vùng đồi núi Tây Bắc và Đông Bắc là:
A.Đồi núi thấp chiếm ưu thế
B.Nghiêng theo hướng tây bắc – đông nam
C.Có nhiều sơn nguyên, cao nguyên
D.Có nhiều khối núi cao, đồ sộ.

Câu 10. Thời gian hoạt động của gió Tây Nam (gió mùa mùa hạ) là:

A.Từ tháng 4 – tháng  10.                                B. Từ tháng 11 – 4 năm sau

C.Từ tháng 4 – tháng 11 năm sau.                     D. Từ tháng 5 – tháng 10.

Câu 11. Cho biểu đồ

LƯỢNG MƯA, LƯỢNG BỐC HƠI VÀ CÂN BẰNG ẨM Ở MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM.

de kiem tra hoc ki I mon dia li 12 nam hoc 2017 2018

Biểu đồ trên thể hiện nội dung nào sau đây?

A.Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội, Huế và TPHCM

B.Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và TPHCM

C.Lượng mưa, lượng bốc hơi của Hà Nội, Huế và TPHCM

D.Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của Hà Nội và Huế

Câu 12. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết đỉnh núi Bi Doup có độ cao là

A.2287m                                    B. 2405m                          C. 1761m                         D. 2051ṃ

Câu 13. Ở nước ta hiện nay, tài nguyên thiên nhiên vùng biển có ý nghĩa lớn nhất tới đời sống của cư dân ven biển là

A.Tài nguyên hải sản                      B. Tài nguyên khoáng sản

C.Tài nguyên du lịch biển              D. Tài nguyên điện gió

Câu 14. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13 và 14, hãy cho biết cao nguyên Mơ Nông thuộc khu vực đồi núi nào sau đây:

A.Đông Bắc                               B. Trường Sơn Bắc          C. Tây Bắc    D. Trường Sơn Nam

Câu 15.  Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 13, hãy cho biết dãy núi nào sau đây không chạy theo hướng cánh cung:

A.Đông Triều                            B. Ngân Sơn                     C. Sông Gâm                    D. Con Voi

Câu 16. Do nước ta nằm hoàn toàn trong vùng nhiệt đới nửa cầu Bắc, nên

A.Khí hậu có bốn mùa rõ rệt                                  B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của Biển

C.Có nền nhiệt độ cao                                            D. Có nhiều tài nguyên sinh vật quý giá

Câu 17. Một trong những nguyên tắc quản lí, sử dụng và phát triển rừng sản xuất là:

A.Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh vật của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên

B.Đảm bảo duy trì phát triển diện tích rừng và chất lượng

C.Trồng rừng trên đất trống, đòi núi trọc

D.Duy trì và phát triển hoàn cảnh rừng, độ phì và chất lượng rừng

Câu 18. Nhận định đúng nhất về tài nguyên rừng của nước ta hiện nay là :

A.Tài nguyên rừng đang tiếp tục bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.

B.Tài nguyên rừng của nước ta đang được phục hồi cả về số lượng lẫn chất lượng.

C.Chất lượng rừng đã được phục hồi nhưng diện tích rừng đang giảm sút nhanh.

  1. Dù tổng diện tích rừng đang được phục hồi nhưng chất lượng vẫn tiếp tục suy giảm.

Câu 19. Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện diện tích cây công nghiệp hàng năm, lâu năm của nước ta là:

Diện tích cây công nghiệp nước ta (Đơn vị: nghìn ha)
Năm 1990 1995 2000 2004
Cây công nghiệp hàng năm 542 717 778 851
Cây công nghiệp lâu năm 657 902 1451 1536

 

A.Biểu đồ cột chồng.                       B. Biểu đồ cột nhóm( ghép).

C.Biểu đồ hình tròn.                          D. Biểu đồ đường.

Câu 20. Cho bảng số liệu:

Lượng mưa, lượng bốc hơi, cân bằng ẩm của 3 địa điểm (Đơn vị: mm)

Địa điểm Lượng mưa Lượng bốc hơi Cân bằng ẩm
Hà Nội

Huế

TPHCM

1676

2868

1931

989

1000

1686

+687

+1868

+245

Nhận xét lượng bốc hơi nước ta:

A.Tăng dần từ Bắc vào Nam.                                 B. Giảm dần từ Bắc vào Nam.

C.Tăng dần từ Nam ra Bắc.                         D. Ba miền bằng nhau.

Câu 21. Đai ôn đới gió mùa trên núi( độ cao từ 2600m trở lên) có đặc điểm khí hậu:

A.Mát mẻ, nhiệt độ trung bình dưới 20ºC

B.Quanh năm nhiệt độ dưới 15ºC, mùa đông dưới 5ºC

C.Mùa hạ nóng (trung bình trên 25ºC) , mùa đông lạnh dưới 10ºC

D.Quanh năm lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 10ºC

Câu 22. Cảnh quan trong đai nhiệt đới gió mùa gồm

A.Rừng cận xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh

B.Rừng rậm xích đạo và rừng nhiệt đới gió mùa

C.Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng nhiệt đới gió mùa

D.Rừng nhiệt đới ẩm lá rộng thường xanh và rừng cận nhiệt đới lá rộng

Câu 23. Vào mùa hạ, loại gió gây mưa lớn cho đồng bằng Nam Bộ và Tây Nguyên là

A.Tín phong                                          B. Gió mùa Đông Bắc

D.Gió địa phương                                  D. Gió mùa Tây Nam

Câu 24. Khu vực chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông bắc ở nước ta là

A.Đồng bằng sông Hồng           B. Vùng núi Tây Bắc

C.Vùng núi Đông Bắc               D. Vùng núi Trường Sơn Bắc

Câu 25. Chế độ nước sống theo mùa là do:

A.Sông ngòi nước ta nhiều nhưng phần lớn là sông ngòi nhỏ

B.Sông ngòi nước ta có tổng lượng nước lớn

C.60% lượng nước sông là từ phần lưu vực ngoài lãnh thổ

D.Nhịp điệu dòng chảy của sông theo sát nhịp điệu mùa mưa

Câu 26. Nửa sau mùa đông, gió mùa Đông Bắc thổi vào nước ta có tính chất lạnh ẩm, vì :

A.Gió thổi qua lục địa Trung Hoa rộng lớn

B.Gió thổi qua biển Nhật Bản và biển Hoàng Hải

C.Gió di chuyển về phía đông

D.Gió càng di chuyển về phía nam

Câu 27. Đây là hướng nghiêng của địa hình vùng Đông Bắc.

A.Tây Bắc – Đông Nam.                           B. Đông bắc – Tây nam.

C.Bắc – Nam.                                            D. Tây – Đông.

Câu 28So với đồng bằng sông Hồng thì đồng bằng sông Cửu Long

A.Thấp hơn và bằng phẳng hơn          B. Thấp hơn và ít bằng phẳng hơn

C.Cao hơn và bằng phẳng hơn           D. Cao hơn và ít bằng phẳng hơn

Câu 29.Vân Phong và Cam Ranh là hai vịnh biển thuộc tỉnh (thành) :

A.Quảng Ninh.                B. Đà Nẵng.        C. Khánh Hoà.                   D. Bình Thuận.

Câu 30. Thuận lợi nào sau đây không phải là chủ yếu của thiên nhiên khu vực đồng bằng :

A.Là cơ sở để phát triển nông nghiệp nhiệt đới đa dạng hóa cơ cấu cây trồng .

B.Cung cấp các nguồn lợi khác như khoáng sản , lâm sản , thủy sản .

C.Địa bàn thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp dài ngày .

D.Là điều kiện thuận lợi để tập trung các khu công nghiệp , thành phố .

Câu 31. Khó khăn lớn nhất về mặt tự nhiên đối với việc phát triển KT-XH của vùng đồi núi là :

A.Đất trồng cây lương thực bị hạn chế.

B.Khoáng sản có nhiều mỏ trữ lượng nhỏ, phân tán trong không gian.

C.Địa hình bị chia cắt mạnh, nhiều sông suối, hẻm vực trở ngại cho giao thông.

D.Khí hậu phân hoá phức tạp.

Câu 32. Tài nguyên quý giá ven các đảo, nhất là 2 quần đảo Hoàng Sa vàTrường Sa là:

A.Trên 2000 loài cá                   B. Hơn 100 loài tôm

C.Các rạn san hô                       D.Nhiều loài sinh vật phù du

Câu 33. Ở nước ta thời tiết mùa đông bớt lạnh khô, mùa hè bớt nóng bức là nhờ :

A.Nằm gần Xích đạo, mưa nhiều.

B.Địa hình 85% là đồi núi thấp.

C.Chịu tác động thường xuyên của gió mùa.

D.Tiếp giáp với Biển Đông (trên 3260 km bờ biển).

Câu 34. Tác động toàn diện của biển Đông lên khí hậu nước ta là

A.Mang lại cho nước ta lượng mưa và độ ẩm lớn

B.Làm cho khí hậu nước ta mang đặc tính khí hậu hải dương nên điều hòa hơn

C.Làm giảm tính chất khắc nghiệt của thời tiết lạnh, khô trong mùa đông

D.Làm giảm bớt thời tiết nóng bức trong mùa hạ

Câu 35. Mưa vào mùa hạ trên cả nước ta là do:

A.Gió mùa Tây Nam.                          B. Gió mùa Đông Nam.

C.Gió Tín Phong                                 D. Gió mùa Tây Nam và dải hội tụ nhiệt đới.

Câu 36. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở

A.Tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm

B.Độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương

C.Lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đên 2000 mm

D.Trong năm có hai mùa rõ rệt

Câu 37. Dải ngoài cùng của đồng bằng duyên hải Miền Trung là:

A.Bãi biển.                              B. Vùng trũng thấp.

C.Đồng bằng.                          D. Cồn cát, đầm phá.

Câu 38. Do tác động của gió mà Đông Bắc nên nửa đầu mùa đông ở miền Bắc nước ta thường có kiểu thời tiết:

A.Ấm áp, khô ráo                      B. Lạnh, khô

C.Ấm áp, ẩm ướt                       D. Lạnh, ẩm

Câu 39. Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm của vùng núi Trường Sơn Nam:

A.Có sự bất đối xứng giữa 2 sườn Đông- Tây.

B.Có các dãy núi chạy song song, so le nhau.

C.Cao ở Tây Bắc, thấp dần xuống Đông Nam.

D.Núi cao ở phía Đông, phía Tây là núi trung bình.

Câu 40. Huyện đảo Hoàng Sa trực thuộc:

A.Tỉnh Quảng Trị                                                      B. Thành phố Đà Nẵng

C.Tỉnh Khánh Hòa                                                     D. Tỉnh Quảng Ngãi

—————- Hết———————

( Thí sinh được sử dụng Át lát Địa lí Việt Nam để làm bài)

Trên đây là Đề kiểm tra học kì I môn địa lý lớp 12, năm học 2017-2018. Các em cùng tham khảo nhé. Chúc các em học tốt!

You may also like

Leave a Comment